Hoa kỳ công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với mục đính lập hàng rào bao vây Trung Cộng về cả kinh tế lẫn an ninh, trong đó VN được đánh giá là một đối tác hàng đầu. Cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy Nga với Trung Cộng vào thế liên minh chống lại Hoa Kỳ và Châu Âu,chính biến cố lịch sử này đã làm VN thay đổi chính sách đối ngoại.
Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm
của LLCQ với tựa đề “Putin War, cuộc chiến
tranh phi nghĩa đã khiến VN ngả theo Nga-Trung về chính trị và an ninh”qua giọng đọc của HẢI NGUYÊN để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Cùng lúc với chuyến công du của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony
Blinken đến Úc tham dự Hội nghị cao cấp của Đối Thoại Bộ Tứ (QUAD) và Liên Minh
AUKUS (liên minh quân sự mới được thành lập nhằm chống lại sự bành trướng của
Trung Cộng và cũng để củng cố vị thế hùng mạnh của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương),một thế trận “bao vây” Trung Cộng được hình thành.Và nếu
chiến lược này thành công,kết hợp được sức mạnh tập thể
các nước láng giềng với Hoa Kỳ gồm: Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand,Indonesia,
Malayasia, Singapore, Đài Loan, Việt Nam cùng với các nước trong QUAD và AUKUS
thì kể như Hoa Kỳ đã đạt thành ý nguyện.
Chuyến viếng thăm VN của ông Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd
Austin và bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Hà Nội cho thấy Washington
đã đánh giá cao vai trò và vị trí VN trong việc lập một trật tự quốc tế dựa
trên danh nghĩa “Châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Cần nhắc lại, sau khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991 thì VN
và Nga không còn quan hệ mật thiết, nhưng VN vẫn phải dựa vào Nga trong 2 lãnh
vực vũ khí và khai thác dầu hỏa.
Nhờ có Nga che chở, nên công ty liên doanh dầu khí Việt - Nga
mới được khai thác các mỏ dầu ở ngoài khơi Vũng Tàu giúp VN sống qua thời kỳ
kinh tế suy sụp.
Đến khi nền kinh tế VN khởi sắc nhờ nông nghiệp và đầu tư nước
ngoài, Hà Nội liền mua vũ khí của Nga như: chiến đấu cơ Su-30MK, Su-27SK, tàu
ngầm Kilo, chiến hạm, hỏa tiễn Gepard 3.9, Gepard 5.1 .v.v.nhằm mục đích “ra vẻ
tự vệ” khi Bắc Kinh có chính sách cưỡng ép các công ty dầu khí quốc tế không được
hợp tác với VN để khai thác dầu khí tại biển Đông. Đến nay nguồn dầu khí ở
ngoài khơi VN không còn nhiều, nên việc hợp tác Việt - Nga trong lãnh vực này
đã không còn cần thiết.
Còn đối với Trung Cộng, sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, VN không
những trở thành một nước “chư hầu” với mô hình độc đảng cùng với kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa của Trung Cộng, mà còn bị Bắc Kinh khống chế về chính
trị, kinh tế và văn hóa.
Riêng đối với Hoa Kỳ, nhà cầm quyền CSVN xem HK là kẻ cựu
thù, nhưng để thoát ra khỏi cảnh suy sụp kinh tế trong những năm 1976 đến 1990,
VN buộc phải “gác lại quá khứ thù địch”để xây dựng mối liên hệ ngoại
giao với một siêu cường trên thế giới mới được bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế vào
năm 1995, được ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2001 và được tham gia Tổ
chức Thương Mại Thế Giới năm 2006.
Những sự kiện này đã giúp VN khôi phục và phát triển kinh tế
nhờ vào các nhà đầu tư nước ngoài đến VN mở nhà máy, tạo công ăn việc làm cho
dân chúng nên VN mới sống còn qua mấy chục năm.
Cho đến ngày nay, CSVN chỉ nhìn Hoa Kỳ như “con bò sữa”, một
thị trường khổng lồ cần phải nắm bắt để bù vào sự lệ thuộc kinh tế của Trung Cộng.
Thỉnh thoảng, để khỏi mất “con bò sữa” Mỹ, CSVN đành nhượng bộ chút ít đòi hỏi
của Hoa Kỳ về Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và Tôn giáo, phải trả tự do cho một số
tù nhân lương tâm.Nhưng sau đó, lại tiếp tục theo con đường cũ bằng những hành
động đàn áp,bắt bớ và bỏ tù những người yêu nước.
Hiện nay với những biến động trên thế giới, đặc biệt là cuộc
xung đột nóng bỏng xảy ra ở Đông Âu giữa Nga và Ukraine, cuộc chiến có thể lan
rộng đến các nước Châu Âu, chiến tranh quy ước có thể sẽ không xảy ra giữa Nga
và Châu Âu, nhưng hiệu ứng phụ của nó đã đẩy Nga và Trung Cộng vào một liên
minh quân sự và kinh tế để chống Hoa Kỳ và Châu Âu.Vì vậy, VN đang xét lại các
quan hệ ngoại giao… Điều này có nghĩa là Hà Nội vẫn tiếp tục “đu dây” tận dụng
thị trường HK và Châu Âu để phát triển kinh tế, nhưng phải gần gũi và gắn bó với
Nga - Trung để tiếp tục giữ vững ngôi vị lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN.
Sự kiện HK đưa VN vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương có thể là một hành động quá vội vàng mà không đánh giá sự quan hệ giữa VN
với Nga và Trung Cộng. Nhưng đối với VN, thì đây là cơ hội “ngàn năm một thuở”để
“thoát Nga - Trung”. Hiện tại tập đoàn lãnh đạo CSVN đã thấy rõ vấn đề này, nhưng
vì bản chất gian tham vẫn muốn làm một “chư hầu” để ngự trị Ba Đình thay vì làm
nên lịch sử.
Xin cám ơn quý thính giả
đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment