Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.
1) NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG ĐƯỢC VINH DANH “NGƯỜI PHỤ NỮ QUỐC TẾ CAN ĐẢM”
Nhà báo, TNLT Phạm Đoan
Trang cùng với 11 nhà hoạt động nhân quyền khác đến từ các quốc gia Bangladesh, Brazil, Burma, Colombia, Iraq,
Liberia, Libya, Moldova, Nepal, Romania, và South Africa sẽ được bà Jill Biden,
Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, vinh danh Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ, buổi lễ trực tuyến trao
giải thưởng sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng giờ Washington, ngày 14/3, do Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì.
Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 và ngày
14/12/2021 bị tòa án cộng sản kết án 9 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Đây là một trong nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế mà nhà báo này nhận được.
Trong một diễn biến khác,
phiên tòa xét xử nhà báo tự do Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) sẽ diễn ra vào ngày
23/3 sau khi bị hoãn một lần vào tuần trước. Ông Dũng bị bắt hồi cuối tháng 6
năm ngoái và bị cáo cuộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ông có thể phải đối mặt
với bản án nặng nề như nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác ở Việt Nam.
2) TÒA ÁN CS SẮP XÉT XỬ 12 NGƯỜI DÂN VÌ DÁM
CHỐNG LẠI BẠO QUYỀN
Thông tin từ Luật sư
Nguyễn Văn Miếng, ngày 29 và 30/3, tòa án thành Hồ sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử
12 người dân với cáo buộc vi phạm điều 109 - BLHS “ Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”. Theo luật sư Miếng, Bản Cáo trạng của Viện kiểm sát dài 42
trang, truy tố 12 người với nhiều hành vi “chống nhà nước”, trong đó có cáo
buộc liên quan đến Đào Minh Quân, người tự xưng là Tổng thống VNCH và đang định
cư tại Mỹ.
Người trẻ nhất bị xét xử
là ông Y Hon Ê-nuôi, 34 tuổi, sắc tộc Ê-đê và lớn tuổi nhất là ông Phạm Hổ, 73
tuổi, sống tại Phú Yên.
Người phụ nữ bị VKS “đẩy”
lên đầu vụ dù không phải “thành viên chủ chốt” là bà Trần Thị Ngọc Xuân, 53
tuổi, làm nghề thợ may và sinh sống tại Sài Gòn. Bà Xuân là trụ cột gia đình,
có chồng bị đột quỵ và ba người con. Sau khi bà bị bắt, ông tự mình ngồi xe lăn
đi bán vé số mưu sinh và đã qua đời ngày 01/11/2021- cũng theo luật sư Miếng.
Hiện sức khỏe bà Xuân rất
kém do bị sỏi mật, thoát vị đĩa đệm và không được tiếp tế thường xuyên vì hoàn
cảnh gia đình khó khăn.
Những người sắp bị ra tòa
đến từ nhiều địa phương khác nhau như Nghệ An, An Giang, Kon Tum, Phú Yên, Sài
Gòn, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đồng Nai và Đắc Lắc)
3) HOA
KỲ VÀ G7 TUNG THÊM ĐÒN TRỪNG PHẠT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NGA
Vào
thứ Sáu ngày 11/3, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mở một cuộc tấn công mới vào nền
kinh tế Nga để trừng phạt việc Nga xâm lược Ukraine, gia nhập với các đồng minh
chế tài Nga về thương mại và đóng các quỹ phát triển cũng như loan báo lệnh cấm
nhập khẩu hải sản, rượu vodka và kim cương của Nga.
Ông
Biden nói những hành động tập thể sẽ giáng thêm một đòn chí tử vào nền kinh tế
Nga vốn đã suy sụp vì những chế tài toàn cầu khiến đồng rúp sụt giá và thị
trường chứng khoán đóng cửa.
Tại
Tòa Bạch Ốc, ông Biden cùng các lãnh đạo khối G7 kêu gọi rút lại tình trạng
thương mại “tối huệ quốc” của Nga để qua đó các nước G7 có thể tăng thuế quan
và áp đặt hạn ngạch lên hàng hoá Nga. Luật này cần được Quốc hội Hoa Kỳ phê
chuẩn.
Ông
Biden cho hay Hoa Kỳ sẽ bổ sung thêm nhiều tên nữa vào danh sách các tài phiệt
Nga bị chế tài và cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga.
Đứng
đầu danh sách hàng Nga nhập vào Hoa Kỳ là nhiên liệu khoáng sản, kim loại quý,
đá quý, sắt thép, phân bón và hóa chất vô cơ. Tất cả các mặt hàng này có thể
đối mặt với thuế quan cao một khi Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận rút bỏ tình trạng
thương mại tối huệ quốc của Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/my-g7-ra-them-don-trung-phat-nga/6481833.html
4) GIÁ
LƯƠNG THỰC CÓ THỂ TĂNG 20% VÌ NGA XÂM LƯỢC UKRAINE
Cơ
quan chuyên trách lương thực của Liên Hiệp Quốc nói rằng cuộc xâm lược của Nga
ở Ukraine có thể làm giá lương thực và thực phẩm quốc tế tăng từ 8% đến 20%,
làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu.
Trong
một đánh giá sơ bộ về việc Nga xâm lược nước láng giềng, Tổ chức Nông lương
(FAO) cho biết không rõ Ukraine có thể thu hoạch mùa màng trong khi diễn ra
xung đột kéo dài hay không, bên cạnh đó, FAO cũng không chắc chắn về hoạt động
xuất cảng lương thực của Nga.
FAO
cho biết Nga là nước xuất cảng lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine là
nước lớn thứ năm. Tính chung, hai nước này chiếm 19% nguồn cung lúa mạch của
thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu.
Ngoài ra, Nga cũng là nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng phân bón.
FAO
cho biết từ 20% đến 30% các cánh đồng được sử dụng để trồng ngũ cốc mùa đông,
ngô và hướng dương ở Ukraine sẽ không được gieo trồng hoặc sẽ không được thu
hoạch trong suốt vụ mùa 2022-23 trong khi xuất cảng của Nga có thể bị gián đoạn
bởi các lệnh trừng phạt quốc tế.
5) TRUNG
CỘNG TẬP TRẬN Ở BIỂN ĐÔNG ĐỂ TÌM PHI CƠ QUÂN SỰ BỊ RƠI
Vào
thứ Năm ngày 10/3, cơ quan tình báo Đài Loan cho biết một phi cơ quân sự của
Trung Cộng đã bị rơi ở Biển Đông vào đầu tháng này. Đây có thể là lời giải
thích cho việc Bắc Kinh cấm đi lại ở một phần Vịnh Bắc Bộ gần đảo Hải Nam và tổ
chức tập trận.
Theo
báo cáo của Cục An ninh Quốc gia Đài Loan lên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng
của Quốc hội Đài Loan thì vụ tai nạn đã khiến hải quân Trung Cộng thiết lập một
vùng cấm tàu bè đi lại ở vùng biển gần đó để thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu
hộ đồng thời tiến hành huấn luyện quân sự.
Cơ
quan này cũng cảnh báo về việc Trung Cộng đang lợi dụng việc thế giới đang tập
trung sự chú ý vào cuộc chiến ở Ukraine để "kiểm tra giới hạn chịu đựng
của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực có tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông.”
Đầu
tháng này, Trung Cộng đã ban hành cảnh báo hàng hải cấm tàu bè đi vào một khu
vực thuộc Vịnh Bắc Bộ mà Bắc Kinh tuyên bố đóng cửa nhằm phục vụ tập trận đến
giữa tháng. Một phần vùng biển này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Cộng
tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
No comments:
Post a Comment