Sunday, June 6, 2021

Tin Tức : Chủ Nhật, ngày 6.6.2021

Tin Tức

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Khánh Ngọc và Nguyên Khải

1) CỘNG SẢN VIỆT NAM BỊ DÂN CHÚNG CHỈ TRÍCH VÌ BÒN TIỀN DÂN ĐỂ MUA VACCINE NGỪA CÚM VŨ HÁN

Trên mạng xã hội Facebook và Twitter, nhiều người đã chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc kêu gọi dân chúng đóng góp vào quỹ mua vaccine ngừa cúm Vũ Hán trong khi người dân đã kiệt quệ vì đại dịch này.

Kể từ khi đại dịch cúm Vũ Hán xảy ra trong đầu năm ngoái, chế độ cộng sản toàn trị Việt Nam không có chương trình hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của đại dịch, hoặc có nhưng mới chỉ trên giấy tờ. Do bị giãn cách không thể đi làm, hoặc sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ, hoặc bị lây nhiễm hay đưa đi cách ly tập trung với chi phí cao, hàng triệu người dân Việt đang phải tiêu những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng. Đã có trường hợp nhảy cầu tự sát vì thất nghiệp và không có tiền trang trải nợ nần.

Trong khi chính phủ và truyền thông nhà nước nói quỹ dự trữ ngoại tệ của chế độ ngày càng lớn đến gần một trăm tỷ Mỹ kim, cộng sản Việt Nam quyết không chịu lấy một phần số tiền này để mua vaccine về mà lại kêu gọi người dân và doanh nghiệp đóng góp.

Theo báo chí lề đảng, cho đến nay nhà cầm quyền Hà Nội đã nhận được 104 tỷ đồng và một số ngoại tệ từ đóng góp của dân chúng và công ty tư nhân.

2) DÂN VIỆT NGHI NGẠI VACCINE NGỪA CÚM VŨ HÁN CỦA TRUNG CỘNG

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới phê duyệt vaccine ngừa cúm Vũ Hán sản xuất bởi tập đoàn Sinopharm của Trung Cộng, tuy nhiên, người dân không tin tưởng vào phẩm chất của sản phẩm đến từ Hoa Lục.

Được tin Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vaccine Sinopharm, một nhà nhập cảng thiết bị y tế ở Sài Gòn ngay lập tức nói ông sẽ không tiêm loại vaccine này, và dựa trên kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế ngoại quốc cho các bệnh viện ở miền nam, ông cũng khẳng định đây cũng là quan điểm phổ biến ở Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang từ Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thì người dân lo ngại về việc mua vaccine của Trung Cộng. Đó là vấn đề minh bạch vì một số nước như Nepal khi ký hợp đồng mua vaccine này đã buộc phải ký thỏa thuận “không tiết lộ giá mua,” và Bắc Kinh có thể dùng vaccine để gây áp lực với Hà Nội về các vấn đề khác, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông.

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều người thể hiện sự không tin tưởng vào vaccine Sinopharm và nói rằng nên ưu tiên cán bộ đảng viên sử dụng loại thuốc này.

3) VIỆT NAM THIỆT HẠI GẦN 40 NGÀN TỶ ĐỒNG DO THIÊN TAI NĂM 2020

Cùng với đại dịch cúm Vũ Hán, thiên tai gây nhiều thiệt hại về vật chất cho Việt Nam trong năm 2020. Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai thì năm 2020, thiệt hại do thiên tai gây ra cho cả nước lên đến gần 40 ngàn tỷ đồng.

Trong năm 2020, Việt Nam đối diện với nhiều loại hình thiên tai nghiêm trọng, trong đó có 14 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới, 265 trận dông và lốc sét, 120 trận lũ quét hoặc sạt lở đất, 90 trận động đất, hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long…

Trong năm ngoái, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 3.429 căn nhà bị sập, hơn 333 ngàn ngôi nhà bị hư hại, tốc mái; trên 198 ngàn hecta lúa và hoa màu bị thiệt hại; 52 ngàn con gia súc, 4,1 triệu con gia cầm bị chết và cuốn trôi. Đặc biệt, chỉ trong vòng 45 ngày từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10, mưa lũ lớn lịch sử xảy ra tại khu vực Trung Bộ đã khiến 267 người chết và gây thiệt hại 35,8 ngàn tỷ đồng.

Từ đầu năm 2021 đến nay, thiên tai đã làm 21 người chết, 29 người bị thương và gây thiệt hại về kinh tế khoảng 119 tỷ đồng.

Theo nhận định của cơ quan dự báo thời tiết, khả năng xuất hiện khoảng 12-14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông và trong đó 5-7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền trong 7 tháng còn lại của năm nay.

4) KHỐI G7 KÊU GỌI CHIA SẺ VACCINE NGỪA CÚM VŨ HÁN

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày 3-4/6 tại Anh Quốc, bộ trưởng y tế của 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới kêu gọi các quốc gia chia sẻ vaccine ngừa cũm Vũ Hán và cùng nhau tìm kiếm các phương tiện phòng ngừa khủng hoảng y tế.

Một tuần lễ trước thượng đỉnh nhóm G7 với sự tham dự lần đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, bộ trưởng y tế của Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada nhóm họp để bàn về cách đối phó với coronavirus trên phạm vi toàn cầu.

Trong cương vị chủ nhà, Bộ trưởng Anh Matt Hancock cam kết ông và các đồng sự “cố gắng đạt mục tiêu toàn thế giới cùng có vaccine. Hiện tại Luân Đôn cho biết đã chia sẻ với thế giới hơn 500 triệu liều vaccine AstraZeneca sản xuất trên lãnh thổ Anh. Về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Biden mới cho biết sẽ đóng góp 19 triệu liều vaccine sản xuất tại Mỹ trong khuôn khổ chương trình COVAX, 7 triệu trong số này dành cho hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

5) TRUNG CỘNG KHÓ CHỊU VÌ BA THƯỢNG NGHỊ SỸ HOA KỲ THĂM ĐÀI LOAN

Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ sẽ thăm Đài Loan vào Chủ nhật và sẽ hội kiến Tổng thống Thái Anh Văn để thảo luận về an ninh và nhiều vấn đề khác, chính phủ Đài Loan và đại sứ quán Mỹ trên thực tế ở Đài Bắc cho biết ngày thứ Bảy, một chuyến đi có thể sẽ khiến Trung Quốc khó chịu.

Thượng nghị sĩ Tammy Duckworth và Dan Sullivan của Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Thượng nghị sĩ Christopher Coons của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, sẽ đến hòn đảo này trong khuôn khổ một chuyến đi lớn hơn tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Phái đoàn Quốc hội lưỡng đảng sẽ gặp gỡ lãnh đạo cao cấp của Đài Loan để thảo luận về quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan, an ninh khu vực và các vấn đề quan trọng khác mà hai bên cùng quan tâm.

Giống như hầu hết các quốc gia khác, Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, nhưng là nước cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan.

Trong những tháng gần đây, Trung Cộng đã gia tăng sức ép đối với đảo Đài Loan được cai trị dân chủ khi nước này cố gắng khẳng định chủ quyền của mình. Bắc Kinh thường xuyên điều phi cơ quân sự bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

No comments:

Post a Comment