Thursday, June 24, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả,

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân diễn đọc.

Làm gì khi nhận giấy mời, giấy triệu tập?

  1. Xem kỹ giấy mời, giấy triệu tập. Yêu cầu công an nêu rõ lý do, mục đích “làm việc”, không được ghi chung chung như: “để làm việc”, “để làm việc về một số vấn đề có liên quan”, “để làm việc về an ninh quốc gia”, v.
  2. Nếu là giấy mời, bạn có quyền từ chối không đi mà không cần giải thích lý Nếu là giấy triệu tập, bạn yêu cầu cho biết vai trò hay tư cách của bạn trong cuộc “làm việc”, yêu cầu công an cho xem quyết định khởi tố vụ án. Nếu công an không trả lời được, hoặc không trình ra được quyết định khởi tố vụ án, bạn có quyền không đi.

(Trên thực tế, nếu bạn là người bất đồng chính kiến, công an sẽ dùng vũ lực lôi, khiêng bạn đi – tất nhiên điều này có nghĩa là công an vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân quyền).

  1. Luôn nhớ các nguyên tắc chính của pháp luật (mọi nước):
  • Tất cả mọi người (đương nhiên, kể cả công an) đều bình đẳng trước pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện công dân “làm việc” với công an, với cơ quan công quyền, thì phải “hợp tác”, “tuân thủ”, “vâng lệnh”.
  • Suy đoán vô tội: Bất kỳ ai cũng được mặc định là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội. Việc chứng minh là của bên buộc tội, còn người bị buộc tội thì có quyền nhưng không hề có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội.
  1. Yêu cầu được biết tên, chức vụ, cấp bậc của người làm việc với mình.

Trên nguyên tắc “bình đẳng trước pháp luật”, đúng ra công an phải cung cấp cho bạn lượng thông tin tương đương như bạn cung cấp cho công an: họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ trong hộ khẩu, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, nơi công tác… Dĩ nhiên trên thực tế, công an sẽ giấu biệt hết các thông tin này, cùng lắm chỉ ghi chung chung mình là “điều tra viên” hay “cán bộ”.

  1. Ngược lại, bạn có quyền từ chối kê khai lý lịch. Ép công dân ngồi viết lý lịch tự thuật là một việc làm sai trái và không đàng hoàng của công an, chỉ có tác dụng gây mệt mỏi, “đánh tâm lý” đối với dân chứ chẳng có mục đích gì khác. (Những gì thuộc về lý lịch của bạn và gia đình, công an đương nhiên là đã lưu hồ sơ cả rồi, đâu cần bạn phải ngồi khai lại).

 

  1. Yêu cầu biên bản mà công an lập phải là “biên bản làm việc”, chứ không phải “biên bản lời khai”. Bạn không phải là tội phạm và không có nghĩa vụ khai báo gì với công an cả.
  2. Nếu thấy biên bản ghi không đúng ý mình, tuyệt đối không ký, kể cả khi công an dụ dỗ: “Cứ ký vào rồi ghi chú bên dưới là tôi không đồng ý điểm này, điểm kia cũng được”. Yêu cầu công an sửa, nếu cần thì viết lại toàn bộ biên bản, chứ bạn chớ có ký.

Nên nhớ, công an chỉ cần chữ ký của bạn, chứ những quan điểm, ý kiến của bạn bổ sung thêm vào biên bản thì chẳng có ý nghĩa gì với họ và cấp trên của họ. Và nói chung, bạn không nên ký vào bất kỳ cái gì, chỉ trừ khi bạn có thể chắc chắn là ký thì có lợi cho mình (ví dụ ký xác nhận là bạn bị công an lấy mất một số đồ dùng cá nhân như áo khoác, kính mát chẳng hạn).

No comments:

Post a Comment