Wednesday, January 8, 2020

Việt Nam trước gọng kềm Trung cộng

Đất Nước Đứng Lên

Cho tới thời điểm này ngay chính Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận là Trung cộng đang cướp chủ quyền của VN nhưng chế độ bán nước và tham nhũng thối nát này cho tới chết vẫn “ thà mất nước hơn mất đảng”.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Việt Nam trước gọng kềm Trung cộng” của Nguyễn Ngọc Sẵng qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Dù cố gắng trấn an người dân bằng cách tỏ ra lạc quan về sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia, mặc dù không dám nêu đích danh bọn giặc Tàu, nhưng khi đánh giá tình hình đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng nói “hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta”.
Ông Nguyễn Phú Trọng thấy rõ sự đe dọa chủ quyền, mầm móng trực tiếp gây tổn hại nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và Trung Cộng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tham vọng chiếm Biển Đông. Theo vanews.org tháng 12/2019.
Nỗi lo này phù hợp với nhận định của học giả Richard Heydarian về những gì đã và đang diễn ra tại Biển Đông năm 2019. Các quốc gia trong vùng càng chứng kiến sự đe dọa liên tục của Bắc Kinh lên chủ quyền lãnh thổ của họ hơn là một động thái thân thiện
Tháng 12/2018, nhân dịp lễ kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Cộng tại Đại Sảnh Đường Nhân dân Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rõ ràng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ phát triển trên sự tổn thất lợi ích của quốc gia khác nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Trung Cộng khẳng định quyết tâm này vào những ngày cuối năm 2019 trên vùng Biển Đông, khi nhóm tàu hải cảnh của Bắc Kinh lởn vởn trong khu vực lục địa phía Nam Việt Nam.
Con đường nào cho Việt Nam? 
Trong thập niên nầy, Việt Nam cố găng canh tân quân đội, tân trang vũ khí. Hằng năm họ chi cho ngân sách quốc phòng khoảng 2,23% tổng sản phẩm nội địa (GPD) trong năm 2010 và đã tăng lên 2,36% vào năm 2018 (tương đương khoảng 5,8 tỷ đô la).
Theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc trong một lần trả lời phỏng vấn về Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam, việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong các năm qua thể hiện trong Sách Trắng chủ yếu là để đối phó với những thách thức từ Trung Cộng ở Biển Đông.
Trong Sách Trắng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, từ chính sách “ba không” có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành “bốn không” là: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chánh sách quốc phòng Việt Nam thể hiện cung cách “Tự Nguyện Làm Đệ Tử” với ước mong được yên thân trước con hổ dữ đang đói mồi. Và do một Tướng Lãnh thân Tàu Nguyễn Chí Vịnh vẽ ra.
Trước tình huống đó, một số nhân sĩ, trí thức, tướng lãnh, những người yêu nước kêu gọi Đảng Cộng Sản thay đổi chính sách quốc phòng, thân thiện với Mỹ để từ đó họ giúp bảo vệ chủ quyền đất nước. Đáp lại lãnh đạo Đảng Cộng Sản thà chiụ mất nước, chớ không để mất đảng. Và những nhà tranh đấu bị kết án với những bản án thật nặng nề.
Phải nhanh chóng dân chủ hoá đất nước để tận dụng tài nguyên trí tuệ của người dân, tạo cơ hội đồng đều cho mọi đóng góp, nhất là mặt khoa học, kỹ thuật. Chỉ giao cho con cháu đảng viên những nhiệm vụ lãnh đạo, trong lúc những phó tiến sĩ mưu sinh bằng chạy xe ôm thì đất nước bao giờ phát triển? Và nhà nước luôn muốn có nhân tài phục vụ đất nước, mà nhân tài đang nằm co ro đói lạnh, bị hành hạ trong nhà tù vì không cùng quan điểm với nhà nước.
Trong những năn gần đầy, những phản kháng xã hội gia tăng, một số công khai chống nhà nước, bất ổn ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển. Đàn áp không phải là đáp số. Một nhà nước thông minh, nhân bản giải quyết những vấn nạn xã hội bằng giải pháp phi bạo lực. Làm được việc nầy sẽ tạo được sự đoàn kết trong đại khối dân tộc, đó là một trong những nhân tố thúc đầy phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Một số các bạn trẻ Việt Nam sống ở nước ngoài, có khả năng cao trong lĩnh vực y tế, khoa học, họ muốn cống hiến khả năng cho quê hương, nhưng đất nước phải thật sự dân chủ. Đừng quên một số khoa học gia trẻ ở hải ngoại cũng là chất xám mà quê hương cần. Chính chế độ Cộng Sản đã ngăn cản sự đóng góp của họ.
Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi thể chế, lấy tư doanh làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.
Trên hết, phải thả toàn bộ những người bất đồng chinh kiến, tổ chức bầu cử tự do, có sự giám sát quốc tế. Làm được việc nầy, các ông tự tạo cơ hội để hoà nhập vào đại khối dân tộc. Ngược lại, không có cánh tay độ lượng khi đảng Cộng Sản sụp đổ.
Nguyễn Ngọc Sẵng
01.01.2020

No comments:

Post a Comment