Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức Vân Khanh&Bá Cơ trình bày sau đây.
Nhóm “Hành động vì Đồng Tâm” vừa đưa lên
mạng bản tin đầu tiên về vụ bạo quyền Hà Nội tấn công, bắn chết dân ở xã Đồng
Tâm vào rạng sáng ngày 9/1.
Báo cáo được viết bằng
Anh ngữ nhằm mục đích gửi đến dư luận thế giới đang quan tâm về biến cố thảm
khốc nói trên, trong đó có một số thông tin được trích dẫn từ báo chí lề đảng
và các thông tin thu thập được từ các nhân chứng.
Nhà báo Phạm Đoan Trang
cho biết là báo cáo này vẫn chưa hoàn chỉnh vì sau một tuần xảy ra thảm kịch,
hàng ngàn công an vẫn tiếp tục bao vây xã Đồng Tâm, cắt điện nước và dịch vụ
internet. Vì thế các thông tin thu thập được từ người dân Đồng Tâm rất giới
hạn.
Bà Đoan Trang cho biết
thêm là báo cáo đã được gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và đại sứ các
nước tại Việt Nam, nhằm lưu ý thêm dư luận thế giới về tấn thảm kịch tại xã
Đồng Tâm vào ngày 9/1 vừa qua.
BẠO QUYỀN CS VIỆT
NAM SIẾT CHẶT THÔNG TIN VỀ VỤ TẤN CÔNG XÃ ĐỒNG TÂM
Trong thông cáo đưa ra
vào hôm thứ Năm 16/1, tổ chức Ân xá Quốc tế tố cáo bạo quyền CS Việt Nam đã
gia tăng đàn áp, bắt bớ và kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội về vụ tấn công
giết dân để cướp đất nông nghiệp tại xã Đồng Tâm vào hôm 9/1.
Trong hai ngày qua, giới
báo chí của đảng cũng tránh đề cập đến thảm kịch Đồng Tâm mà chỉ tập trung vào
việc vinh danh 3 công an bị thiệt mạng trong cuộc tấn công bắn chết cụ Lê Đình
Kình, 84 tuổi, tại tư gia.
Trong thông cáo, Ân xá
Quốc tế nêu một bằng chứng là đài Á châu Tự do (RFA) bị bạo quyền Hà Nội gửi
thư phản đối và đe dọa sách nhiễu sau khi đăng tải một số bài viết phanh phui
các bản tin gian dối của Hà Nội. Thông báo cho biết là trên Facebook, hàng ngàn
tay sai của chế độ đã mở chiến dịch mạt sát những ai bênh vực cho cuộc đấu
tranh giữ đất ở xã Đồng Tâm và phê phán cuộc tấn công giết dân vào ngày 9/1.
Thông báo cũng bày tỏ sự
quan ngại về số phận của hàng chục người dân Đồng Tâm bị công an bắt giam và
đánh đập trong biến cố nói trên.
CHÁY LỚN TẠI CAO ỐC
CỦA CÔNG TY DẦU KHÍ Ở THANH HÓA, 2 NGƯỜI CHẾT
Ít nhất 2 người đã thiệt
mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một tòa cao ốc 14
tầng ở thành phố Thanh Hóa vào chiều tối hôm qua, thứ Năm 16/1.
Tòa cao ốc nói trên nằm
trên đại lộ Lê Lợi, thuộc sở hữu của tổng công ty Xây lắp Dầu khí, và nhiều
văn phòng được cho thuê. Vụ hỏa hoạn bộc phát vào lúc 6 giờ chiều ở tầng 4, lan
nhanh lên các tầng trên, khiến hàng chục người bị mắc kẹt bên trong đã hốt
hoảng gọi điện thoại cầu cứu thân nhân.
Hàng trăm nhân viên cứu
hỏa đã kéo đến, giải cứu những người bị kẹt bên trong và dập tắt được đám cháy
vào lúc 8 giờ tối. Giới chức Thanh Hóa cho biết là 2 người thiệt mạng và 12
người khác đã được đưa đến bệnh viện để cứu chữa.
DÂN OAN THỦ
THIÊM LẠI BỊ NHÀ CẦM QUYỀN NUỐT LỜI HỨA
Sau khi được hứa hẹn
là 3 tháng được sẽ giải quyết mọi khiếu nại trước Tết Canh Tý, vào hôm qua nhà
cầm quyền thành Hồ vừa ra thông báo phải dời đến sau Tết mới giải quyết
khiếu nại của dân oan Thủ Thiêm, với lý do là các cơ quan hữu trách phải
tập trung mọi nỗ lực để ăn Tết.
Không chỉ có nhà cầm
quyền thành Hồ, mà cả nhà nước lẫn quốc hội CS Việt Nam, vào mấy tháng trước
đều ấm ĩ tuyên bố là sẽ giải quyết dứt điểm những khiếu nại
của người dân Thủ Thiêm bị mất đất, tan nhà trước Tết Canh Tý. Nhưng theo
thông báo vào hôm thứ Năm 16/1, cuộc đối thoại giữa thanh tra nhà nước với các
gia đình mất đất sẽ dời lại đến cuối tháng 2.
Việc đình hoãn nói trên
có nghĩa là dân oan tiếp tục phải chờ đợi thêm vài tháng nữa, sau hơn 20 năm
ròng rã khiếu kiện.
XE LỬA LẠI TRẬT ĐƯỜNG
RẦY Ở ĐÈO HẢI VÂN, ĐƯỜNG SẮT BỊ TÊ LIỆT
Một đoàn tàu chạy từ bắc
vào nam đã gặp nạn trên đường rầy ở đèo Hải Vân, khiến tuyến đường sắt lại bị
tê liệt nhiều tiếng đồng hồ vào hôm thứ Năm 16/1.
Tai nạn xảy ra vào lúc
10 giờ sáng hôm qua cho đoàn tàu chở 200 hành khách đang đổ đèo Hải Vân đề tiến
vào thành phố Đà Nẵng. Rất may mắn là không có hành khách nào bị thương tích
trong vụ này.
Sau nhiều tiếng đồng hồ
dọn dẹp, tuyến đường sắt được khôi phục lưu thông vào tối hôm qua.
MỖI NGÀY VIỆT NAM
NHẬP CẢNG HƠN 3 TRIỆU MỸ KIM RAU CẢI TỪ HOA LỤC VÀ THÁI LAN
Theo số liệu của Tổng
cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2019 vừa qua, tổng trị giá rau cải và trái
cây nhập từ Trung Cộng và Thái Lan đã vượt qua mức 1 tỷ Mỹ kim, tức trung bình
3 triệu Mỹ kim mỗi ngày.
Là một đất nước có hơn
60% dân số làm nông nghiệp, nhưng vào năm ngoái Việt Nam đã nhập cảng gần 500
triệu Mỹ kim rau cải và trái cây từ Thái Lan, và từ Trung Cộng là khoảng 600
triệu Mỹ kim. Bên cạnh đó, lượng rau cải nhập từ Hoa Kỳ cũng tăng mạnh, với
tổng trị giá hơn 300 triệu Mỹ kim. Kế đó là nhập từ nước Úc khoảng 110 triệu Mỹ
kim.
Điều đáng chú ý là các
loại trái cây đều có nhiều ở Việt Nam như xoài, măng cụt, nhãn, chuối, mít và
chôm chôm đều được nhập về từ Thái Lan với số lượng rất lớn trong năm 2019.
Ngược lại, Việt Nam chỉ thu về khoảng 400 triệu Mỹ kim khi xuất cảng các loại
trái cây nói trên sang các nước.
HỒNG KÔNG CÓ THỂ DUY
TRÌ NỀN TỰ TRỊ SAU NĂM 2047
Trong một tuyên bố mang
tính mị dân, bà Carrie Lâm, tổng đốc Hồng Kông thân Bắc Kinh, cho biết là vùng
đất này có thể giữ nguyên mô hình “một quốc gia, hai chế độ” cho đến
sau năm 2047, khi thỏa thuận Anh – Tàu hết hiệu lực.
Phát biểu trong phiên
họp đầu tiên trong năm 2020 của nghị viện Hồng Kông, bà Lâm tuyên bố là có đầy
đủ lý do để tin tưởng là Bắc Kinh sẽ giữ nguyên mô hình này đối với Hồng Kông
sau năm 2047. Tuy nhiên, bà Lâm nhấn mạnh là để có được điều này, người dân
phải duy trì nguyên tắc “một quốc gia”, tuyệt đối không vi phạm
nguyên tắc này.
Theo thỏa thuận mà Trung
Cộng ký kết với nước Anh, Hồng Kông sẽ được quyền tự trị trong vòng 50 năm,
tính từ khi được giao hoàn cho Trung Hoa vào năm 1997. Vì lo sợ Hồng Kông
sẽ bị Bắc kinh mưu đồ cộng sản hóa, bắt đầu từ giữa tháng 6/2019,
người dân HK đã biểu tình suốt 6 tháng qua, nhằm đòi hỏi dân chủ thật sự và
chấm dứt sự cai trị của Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment