Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh
Nguyệt & Hướng Dương trình
bày sau đây.
Hàng
trăm người hoạt động đã tuyên bố tẩy chay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) và đóng tài khoản ở ngân hàng này sau khi Vietcombank đóng băng
số tiền đóng góp từ nhiều người vào tài khoản của nhà hoạt động Nguyễn Thuý
Hạnh (Hà Nội) để hỗ trợ gia đình cụ Lê Đình Kình.
Sau
hơn một tuần bị giam lỏng trong nhà, vào thứ Sáu ngày 17/01, bà Hạnh ra ngân
hàng Vietcombank để rút số tiền hơn 528 triệu đồng (khoảng 22.500 Mỹ kim), là
số tiền người Việt từ khắp nơi trên thế giới gửi về ủng hộ gia đình cụ Kình,
người bị công an Việt Nam giết hại trong vụ tấn công vào tư gia của cụ ngày
09/01. Ngân hàng từ chối chi trả và nói rằng tài khoản của chị đã bị đóng băng.
Sau
khi tin này lan truyền trên mạng xã hội, hàng trăm người hoạt động khắp cả nước
đã tuyên bố sẽ không sử dụng dịch vụ của ngân hàng này nữa nếu Vietcombank
không cho chị Hạnh rút số tiền trên.
Trên
trang tin của Bộ Công an cộng sản, thứ trưởng Lương Tam Quang nói rằng bộ này
đã yêu cầu đóng băng một số tài khoản vì có liên quan đến gia đình cụ Kình. Bộ
CA cho rằng tiền ủng hộ sẽ được sử dụng để mua vũ khí chống lại nhà cầm quyền.
BÁO
CÁO VỀ THẢM SÁT ĐỒNG TÂM ĐƯỢC CHUYỂN ĐẾN DÂN BIỂU HOA KỲ
Đại
diện của nhóm “Hành động vì Đồng Tâm” đã chuyển “Báo cáo về vụ tấn công ở Đồng
Tâm” đến Văn phòng dân biểu liên bang của Hoa Kỳ Alan Lowenthal trong nỗ lực
tìm kiếm công lý cho các nạn nhân Đồng Tâm.
Vào
thứ Năm ngày 16/01, hai cựu tù nhân lương tâm là Việt Khang và Nguyễn Văn Hải
đã chuyển báo cáo nói trên tới văn phòng của ông Alan Lowenthal ở thành phố
Garden Grove, California.
Dân
biểu Lowenthal đại diện cho các thành phố và khu vực như Westminster và Garden
Grove, nơi có phần đông cộng đồng người Việt sinh sống, thuộc Địa hạt 47 của
tiểu bang California trong Quốc hội Hoa Kỳ. Ông cũng là Đồng Chủ tịch nhóm
thành viên Quốc hội quan tâm đến Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam) và
từng nhiều lần lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Trong
báo cáo bằng tiếng Anh, nhóm Hành động vì Đồng Tâm đưa ra các thông tin chi
tiết về vụ bố ráp của lực lượng chính quyền được tiến hành lúc 4 giờ sáng ngày
9/1, làm 4 người thiệt mạng trong đó có 3 công an và ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh
tinh thần của người dân Đồng Tâm.
Trong
cùng ngày, ông Chris Hayes- dân biểu Liên bang Úc kêu gọi chính phủ Úc sử dụng
ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc của mình để yêu cầu Việt Nam tiến
hành một cuộc điều tra minh bạch và khẩn cấp về việc cảnh sát đàn áp dân ở Đồng
Tâm. Theo ông, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục gây áp lực đối với Việt Nam
để bảo đảm buộc những kẻ nào gây ra vụ thảm sát phải chịu trách nhiệm
NHIỀU
NGƯỜI VIỆT NAM ỦNG HỘ ASEAN LÀM ĐỒNG MINH VỚI HOA KỲ
Theo
kết quả của cuộc khảo sát mới nhất của Viện ISEAS-Yusof Ishak, người Việt Nam
ủng hộ tổ chức ASEAN làm đồng minh với Mỹ hơn là với Trung Cộng.
Theo
đó, 86% người được hỏi từ Việt Nam chọn Hoa Kỳ cho câu hỏi “Nếu ASEAN buộc phải
làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung Quốc, bạn sẽ
chọn ai?” trong khi con số này ở mức 81% đối với người Philippines và 61% đối
với người được hỏi đến từ đảo quốc Singapore.
Sự
ủng hộ mạnh mẽ của những người tham gia khảo sát từ Việt Nam, Philippines và
Singapore đối với Mỹ dường như có phần xuất phát từ những tranh chấp hàng hải
trên biển Đông giữa các quốc gia của họ với Trung Quốc, theo nhận định của
Nikkei Asia Review.
Ngoài
3 quốc gia kể trên, 7 nước còn lại trong số 10 quốc gia ASEAN muốn đồng minh
với Trung Quốc hơn là với Mỹ, theo khảo sát của ISEAS có tên “Tình trạng của
Đông Nam Á 2020.”
Lào
đứng đầu trong nhóm này với 74%, trên Brunei với 69%, Myanmar với 62%, Malaysia
với 61%, và Campuchia với 58%.
Indonesia
và Thái Lan là hai quốc gia tương đối trung lập khi có số lượng 52% người được
hỏi cho biết thích Trung Quốc hơn.
BẮC
KINH THỪA NHẬN NGƯ DÂN TRUNG CỘNG XÂM PHẠM VÙNG BIỂN CỦA INDONESIA
Nhà
cầm quyền Trung Cộng thừa nhận nhận ngư dân nước này đã đánh bắt cá trong vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển
Đông.
Tuyên
bố được Đại sứ Trung Cộng, ông Tiêu Thiên, đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc gặp
với Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh
Mahfud vào thứ Năm, ngày 16 tháng 1.
Tuy
thừa nhận ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển xung quanh đảo Natuna của
Indonesia, nhưng ông Tiêu Thiên lại cho rằng đây không phải là điều nghiêm
trọng và ông tin tưởng chính phủ hai bên có thể xử lý và giải quyết vấn đề một
cách phù hợp. Ông cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc đang chịu sức ép từ
ngư dân đòi cho phép họ tiếp tục hoạt động trong EEZ của Indonesia. Phía
Indonesia coi đây là hành động phi pháp, xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Quần
đảo Natuna của Indonesia nằm về phía nam quần đảo Trường Sa và không nằm trong
đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông. Toà Trọng tài
Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc, đồng
thời không công nhận quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế.
TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG CỘNG XUỐNG THẤP NHẤT TRONG 30 NĂM QUA
BBC
đưa tin kinh tế Trung Cộng chỉ tăng 6.1% năm 2019, thấp nhất trong 29 năm qua
do nhu cầu nội địa yếu và tác động xấu từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Để
đối phó với mức tăng trưởng xuống thấp , Bắc Kinh hiện đang được kỳ vọng sẽ
đưa ra các biện pháp kích thích mạnh hơn nữa như: cắt giảm thuế và cho phép
chính quyền địa phương bán một lượng lớn trái phiếu để tài trợ cho các chương
trình cơ sở hạ tầng. Các ngân hàng của nước này cũng được khuyến khích cho vay
nhiều hơn, đặc biệt là cho các công ty nhỏ. Các khoản vay mới bằng nội tệ đạt
mức cao kỷ lục 2,44 nghìn tỷ Mỹ kim vào năm ngoái.
Mặc
dù 6,1% là mức tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc trong gần ba thập niên, vẫn
cao hơn nhiều so với các nền kinh tế hàng đầu khác. Trong khi đó, Ngân hàng
trung ương Hoa Kỳ dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,2% trong
năm nay.
Trung
Quốc đang cố gắng thoát khỏi những năm tăng trưởng đột phá không bền vững đã
phá hủy môi trường tự nhiên và dẫn đến bùng nổ số tiền vay nợ khó đòi.
THƯỢNG
VIỆN HOA KỲ LẬP BỒI THẨM ĐOÀN CHO PHIÊN TOÀ TRUẤT PHẾ TRUMP
Vào
thứ Năm ngày 16/01, Thượng viện Hoa Kỳ đã lập bồi thẩm đoản cho phiên tòa
luận tội Tổng thống Donald Trump với sự tham gia của ông Chánh án Tối cao
Pháp viện John Robertsvà 100 thượng nghị sỹ.
Trước
các nghị sỹ, Công tố viên trưởng, ông Adam Shiff đọc cáo trạng để khai mạc
phiên toà với nội dung: Donald Trump đã lạm dụng quyền lực tổng thống khi sử
dụng chức vụ tối cao của mình để yêu cầu một chính phủ nước ngoài là Ukraina
can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Phiên
xử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ khởi đầu vào thứ Ba ngày 21/01, và kéo dài
hai tuần lễ. Trong suốt thời gian xử, các thượng nghị sỹ không được ra khỏi
phỏng xử, giữ im lặng hoàn toàn, và nếu có câu hỏi thì viết giấy gửi cho chánh
án.
Ông
Trump gọi phiên toà là “trò hề.” Khả năng ông bị kết tội và phế truất không cao
khi đảng Cộng hoà chiếm đa số tại Thượng viện ủng hộ ông.
No comments:
Post a Comment