Mở đầu chương trình, mời quý vị cùng theo dõi phần Tin Tức với Bảo Trân và Hướng Dương.
1)Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn trở về nhà sau 8 năm tù
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã ra khỏi nhà tù -Trại 5, Thanh Hoá vào hôm qua 2/8/2019 sau 8 năm bị giam cầm. Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị kết án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong một phiên toà năm 2013.
Cô bị bắt vào ngày 2/8/2011 cùng nhiều người khác, trong đó có mẹ và anh trai cô mà công luận thường gọi là “vụ án 14 thanh niên công giáo”. Mẹ của Mẫn, bà Đặng Ngọc Minh bị kết án 3 năm tù giam, 4 năm quản chế và con trai bà, tức anh trai của Mẫn bị xử 3 năm án treo sau một thời gian bị tạm giam trong tù. Hành động dẫn đến việc Nguyễn Đặng Minh Mẫn phải nhận bản án nặng nề 8 năm tù giam vì dám viết khẩu hiệu “Trường Sa- Hoàng Sa- Việt Nam”. Một hành động đúng đắn nhưng đi ngược lại lợi ích của thế lực cầm quyền. Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn trở về trong tình trạng sức khỏe suy giảm vì điều kiện tồi tệ trong trại giam. Trong suốt 8 năm bị giam cầm, cô đã tuyệt thực nhiều lần vào các năm 2014 và 2015, và bị đánh đập nhiều lần trước khi bị đưa đi biệt giam.
2) Trại giam cắt ngắn chuyến thăm nuôi của gia đình tù nhân lương tâm
Sáng thứ sáu 2/8, Bà Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, đã đến trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, nhưng giờ thăm đã bị đột ngột cắt ngắn xuống còn 10 phút. Trước sự việc này, ông Trương Minh Đức gát mạnh điện thoại tỏ ý phản đối. Sau đó ông Đức bị quản tù kỷ luật về tội phá hoại tài sản quốc gia.
Tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cùng 2 tù nhân lương tâm khác vừa trải qua nhiều tuần tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam số 6 vì họ không lắp quạt điện vào phòng giam trong khi nhiệt độ mùa hè ở Nghệ An có lúc lên đến 40 độ C. Cuộc tuyệt thực đã chấm dứt sau khi trại giam cho lắp quạt vào hôm 21/7.)
Sáng thứ sáu 2/8, Bà Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, đã đến trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, nhưng giờ thăm đã bị đột ngột cắt ngắn xuống còn 10 phút. Trước sự việc này, ông Trương Minh Đức gát mạnh điện thoại tỏ ý phản đối. Sau đó ông Đức bị quản tù kỷ luật về tội phá hoại tài sản quốc gia.
Tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cùng 2 tù nhân lương tâm khác vừa trải qua nhiều tuần tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam số 6 vì họ không lắp quạt điện vào phòng giam trong khi nhiệt độ mùa hè ở Nghệ An có lúc lên đến 40 độ C. Cuộc tuyệt thực đã chấm dứt sau khi trại giam cho lắp quạt vào hôm 21/7.)
3) Cục Kiểm ngư Việt Nam nhận 2 tàu do Nhật viện trợ
Thứ năm 1/8, trang Jane’s Navy International cho biết: vào ngày 30/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam đã được công ty đóng tàu Hồng Hà giao hai tàu kiểm ngư được sửa chữa, nâng cấp từ hai chiếc tàu do Chính phủ Nhật Bản viện trợ. Hai tàu kiểm ngư này là một phần trong gói viện trợ gồm 6 tàu kiểm ngư mà chính phủ Nhật Bản đã thông báo vào tháng 8 năm 2014 để Việt Nam tăng cường khả năng chấp pháp, giám sát việc tuân thủ luật pháp trên các vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam.
Hai tàu này mỗi tàu có chiều dài khoảng 56 m, chiều rộng khoảng 9m, lượng giãn nước khoảng 1.073,65 tấn, vận tốc từ 12–14 hải lý/giờ, thời gian hoạt động trên biển tối đa 45 – 50 ngày đêm trên biển.
4) 5 đảng viên có con được nâng điểm bị đề nghị kỷ luật
Thứ sáu 2/8, Truyền thông trong nước loan tin: Ủy ban kiểm tra tỉnh Hòa Bình vừa đề nghị kỷ luật 5 đảng viên có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2018. 5 đảng viên này đều là lãnh đạo tỉnh.
Như tin đã loan, ngoài Hòa Bình, các tỉnh Sơn La và Hà Giang cũng phát hiện có nhiều con lãnh đạo được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tuy nhiên chỉ có Sơn La và Hòa Bình công bố tên của những phụ huynh có con được nâng điểm.
Thứ năm 1/8, trang Jane’s Navy International cho biết: vào ngày 30/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam đã được công ty đóng tàu Hồng Hà giao hai tàu kiểm ngư được sửa chữa, nâng cấp từ hai chiếc tàu do Chính phủ Nhật Bản viện trợ. Hai tàu kiểm ngư này là một phần trong gói viện trợ gồm 6 tàu kiểm ngư mà chính phủ Nhật Bản đã thông báo vào tháng 8 năm 2014 để Việt Nam tăng cường khả năng chấp pháp, giám sát việc tuân thủ luật pháp trên các vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam.
Hai tàu này mỗi tàu có chiều dài khoảng 56 m, chiều rộng khoảng 9m, lượng giãn nước khoảng 1.073,65 tấn, vận tốc từ 12–14 hải lý/giờ, thời gian hoạt động trên biển tối đa 45 – 50 ngày đêm trên biển.
4) 5 đảng viên có con được nâng điểm bị đề nghị kỷ luật
Thứ sáu 2/8, Truyền thông trong nước loan tin: Ủy ban kiểm tra tỉnh Hòa Bình vừa đề nghị kỷ luật 5 đảng viên có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2018. 5 đảng viên này đều là lãnh đạo tỉnh.
Như tin đã loan, ngoài Hòa Bình, các tỉnh Sơn La và Hà Giang cũng phát hiện có nhiều con lãnh đạo được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tuy nhiên chỉ có Sơn La và Hòa Bình công bố tên của những phụ huynh có con được nâng điểm.
5) Hàng chục ngàn gia đình dân Miền Bắc được di dời tránh bão Wipha
Hàng chục ngàn gia đình thuộc các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Phòng phải di tản để tránh cơn bão Wipha. Ngoài ra trong số 21 tàu đánh cá di tản từ Quảng Bình, chỉ có 9 chiếc cập bến đảo Hải Nam, 12 chiếc còn lại vẫn chưa rõ tung tích.
Hà Nội được dự báo có mưa to đến rất to và gió rất mạnh. Dự kiến từ 2/8 đến 4/8/2019 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa lớn và gió giật.
Hàng chục ngàn gia đình thuộc các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Phòng phải di tản để tránh cơn bão Wipha. Ngoài ra trong số 21 tàu đánh cá di tản từ Quảng Bình, chỉ có 9 chiếc cập bến đảo Hải Nam, 12 chiếc còn lại vẫn chưa rõ tung tích.
Hà Nội được dự báo có mưa to đến rất to và gió rất mạnh. Dự kiến từ 2/8 đến 4/8/2019 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa lớn và gió giật.
6) Tuyên bố chung ASEAN nói đến căng thẳng Biển Đông nhưng tránh chỉ trích Trung Quốc
Thứ tư 31/7, Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông, cụ thể là về việc xây lấp và các hành động nghiêm trọng trong khu vực làm xói mòn lòng tin, tuy nhiên tuyên bố này không đề cập đến Trung Quốc.
Tuyên bố ASEAN cũng nhấn mạnh việc phi quân sự hóa khu vực Biển Đông và yêu cầu các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông phải kiềm chế hành động theo Tuyên bố chung DOC về việc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
Thứ tư 31/7, Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông, cụ thể là về việc xây lấp và các hành động nghiêm trọng trong khu vực làm xói mòn lòng tin, tuy nhiên tuyên bố này không đề cập đến Trung Quốc.
Tuyên bố ASEAN cũng nhấn mạnh việc phi quân sự hóa khu vực Biển Đông và yêu cầu các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông phải kiềm chế hành động theo Tuyên bố chung DOC về việc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
7) Bất chấp đe dọa, lần đầu tiên công chức Hồng Kông biểu tình
Tối thứ sáu 2/8, khoảng 2000 công chức tại trung tâm Hồng Kông đã xuống đường lần đầu tiên để ủng hộ phong trào phản kháng hiện nay, và kêu gọi tái lập lòng tin giữa chính quyền và dân chúng. Giới công chức, vốn kín tiếng và bảo thủ, sau vụ xã hội đen tấn công thô bạo người biểu tình đã phải bày tỏ thái độ.
Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc khu đáp ứng năm yêu cầu: 1) hủy bỏ dự luật dẫn độ, 2) không gọi người biểu tình là kẻ nổi loạn, 3) không khởi tố những người bị bắt, 4) lập một ủy ban điều tra độc lập, và 5) cải cách chính trị.
Không chỉ có công chức xuống đường, mà từ thứ năm, có khoảng một ngàn người Hồng Kông làm việc trong ngành tài chính cũng đã biểu tình để đòi hỏi tự do ở đặc khu. Và nhiều ngành nghề khác nhau đã đưa ra lời kêu gọi tương tự cho cuối tuần này. Vào ngày Thứ Hai 5/8 sắp tới, sẽ có cuộc tổng đình công của một số nhân viên lãnh vực dịch vụ công ở Hồng Kông.
8) Hiệp ước INF tan vỡ, Mỹ rảnh tay đối phó Trung Quốc
Thứ sáu 02/08, Hiệp ước hỏa tiễn tầm trung , gọi tắt là INF – giữa Mỹ – Nga đã tan vỡ. Lý do mà Hoa Kỳ chính thức đưa ra là Nga đã vi phạm hiệp ước vì không phá hủy các vũ khí của mình. Trong khi đó Nga lên án Hoa Kỳ là thủ phạm gây đổ vỡ. Tháng 10 năm ngoái, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã khẳng định sẽ rút khỏi INF nếu Nga không tuân thủ Hiệp ước. Việc rút khỏi INF cho phép Hoa Kỳ khai triển các vũ khí vốn bị INF cấm tại vùng Đông Á, để ngăn đà bành trướng của Trung cộng, cũng như gia tăng áp lực buộc Trung cộng tham gia vào một thỏa thuận hỏa tiễn tầm trung mới.
Việc Nga và Hoa Kỳ rút khỏi INF gây nhiều lo ngại về một nguy cơ chạy đua vũ trang mới.
Tối thứ sáu 2/8, khoảng 2000 công chức tại trung tâm Hồng Kông đã xuống đường lần đầu tiên để ủng hộ phong trào phản kháng hiện nay, và kêu gọi tái lập lòng tin giữa chính quyền và dân chúng. Giới công chức, vốn kín tiếng và bảo thủ, sau vụ xã hội đen tấn công thô bạo người biểu tình đã phải bày tỏ thái độ.
Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc khu đáp ứng năm yêu cầu: 1) hủy bỏ dự luật dẫn độ, 2) không gọi người biểu tình là kẻ nổi loạn, 3) không khởi tố những người bị bắt, 4) lập một ủy ban điều tra độc lập, và 5) cải cách chính trị.
Không chỉ có công chức xuống đường, mà từ thứ năm, có khoảng một ngàn người Hồng Kông làm việc trong ngành tài chính cũng đã biểu tình để đòi hỏi tự do ở đặc khu. Và nhiều ngành nghề khác nhau đã đưa ra lời kêu gọi tương tự cho cuối tuần này. Vào ngày Thứ Hai 5/8 sắp tới, sẽ có cuộc tổng đình công của một số nhân viên lãnh vực dịch vụ công ở Hồng Kông.
8) Hiệp ước INF tan vỡ, Mỹ rảnh tay đối phó Trung Quốc
Thứ sáu 02/08, Hiệp ước hỏa tiễn tầm trung , gọi tắt là INF – giữa Mỹ – Nga đã tan vỡ. Lý do mà Hoa Kỳ chính thức đưa ra là Nga đã vi phạm hiệp ước vì không phá hủy các vũ khí của mình. Trong khi đó Nga lên án Hoa Kỳ là thủ phạm gây đổ vỡ. Tháng 10 năm ngoái, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã khẳng định sẽ rút khỏi INF nếu Nga không tuân thủ Hiệp ước. Việc rút khỏi INF cho phép Hoa Kỳ khai triển các vũ khí vốn bị INF cấm tại vùng Đông Á, để ngăn đà bành trướng của Trung cộng, cũng như gia tăng áp lực buộc Trung cộng tham gia vào một thỏa thuận hỏa tiễn tầm trung mới.
Việc Nga và Hoa Kỳ rút khỏi INF gây nhiều lo ngại về một nguy cơ chạy đua vũ trang mới.
No comments:
Post a Comment