Human Rights Watch kêu gọi CSVN hủy cáo buộc đối với nhà hoạt động Nhân quyền Lê Đình Lượng
Thứ năm, 26/07, tổ chức Human Rights Watch của Mỹ ra thông cáo kêu
gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Lê Đình Lượng, 52
tuổi, một nhà hoạt động nhân quyền bị bắt từ tháng 07/2017 và bị cáo
buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, và bị Tòa án Nhân
dân tỉnh Nghệ An dự kiến đưa ông ra xử vào ngày 30/07 tới. Tuy nhiên,
ngày 27/7, tòa án này đã ra thông báo là sẽ hoãn phiên tòa xử ông Lê
Đình Lượng vì luật sư không tham dự được phiên tòa vào ngày 30 tháng 7.
Theo Human Rights Watch, Ông Lê Đình Lượng có thể lãnh án tù lên tới chung thân, thậm chí tử hình chỉ vì phản đối vụ xả rác thải độc hại ra biển và các thảm họa môi trường khác mà đúng ra nhà cầm quyền có trách nhiệm xử lý.
Gia đình nhà đấu tranh Trần Huỳnh Duy Thức làm đơn xin ân xá cho ông
Theo Human Rights Watch, Ông Lê Đình Lượng có thể lãnh án tù lên tới chung thân, thậm chí tử hình chỉ vì phản đối vụ xả rác thải độc hại ra biển và các thảm họa môi trường khác mà đúng ra nhà cầm quyền có trách nhiệm xử lý.
Gia đình nhà đấu tranh Trần Huỳnh Duy Thức làm đơn xin ân xá cho ông
Bắt đầu từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự mới có chút thay đổi về tội
danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ở chỗ phân biệt rõ
mức phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội. Với hành vi
chuẩn bị phạm tội, tức tội danh ông Thức bị cáo buộc cách đây 9 năm,
thì theo luật mới chỉ bị phạt từ 1 đến 5 năm tù giam thôi. Vì thế, gia
đình ông Trần Huỳnh Duy Thức sẽ làm đơn xin ân xá cho ông. Cách đây 9
năm, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế
với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đây là bản án
nặng nề nhất đối với giới bất đồng chính kiến.
Nhiều luật sư và gia đình ông Thức đã nhiều lần gửi đơn đến Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban nội chính Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nhưng chỉ được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi văn bản phúc đáp hôm 19/7. Viện Kiểm Sát cho biết Chủ tịch nước là người có thẩm quyền định việc đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Nhưng hiện nay, Chủ tịch nước chưa lên danh sách thực hiện đặc xá, nên Viện Kiểm Sát không thể làm gì khác.
Ông Trương Minh Tuấn lại được chuyển về làm Phó ban Tuyên giáo
Nhiều luật sư và gia đình ông Thức đã nhiều lần gửi đơn đến Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban nội chính Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nhưng chỉ được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi văn bản phúc đáp hôm 19/7. Viện Kiểm Sát cho biết Chủ tịch nước là người có thẩm quyền định việc đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Nhưng hiện nay, Chủ tịch nước chưa lên danh sách thực hiện đặc xá, nên Viện Kiểm Sát không thể làm gì khác.
Ông Trương Minh Tuấn lại được chuyển về làm Phó ban Tuyên giáo
Hôm 23/7, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước csVN đã ký quyết định
đình chỉ chức vụ Bộ trưởng của ông Tuấn vì đương sự đã bị cáo buộc vi
phạm “rất nghiêm trọng” việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án Tổng
công ty Viễn thông MobiFone, làm thất thoát tài sản nhà nước tới hơn
7.000 tỉ đồng. Nhưng ngày 27/7, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Bộ
Chính trị đã ra quyết định cho ông Trương Minh Tuấn được về làm phó Ban
Tuyên giáo Trung ương.
Nhà văn Phạm Viết Đào, một cựu tù nhân lương tâm nhận định rằng ông Tuấn “phải bị truy tố” về các sai phạm, nhưng vì ông Tuấn là một ủy viên trung ương đảng, nên các cơ quan pháp luật đành bó tay.
Nhà văn Phạm Viết Đào, một cựu tù nhân lương tâm nhận định rằng ông Tuấn “phải bị truy tố” về các sai phạm, nhưng vì ông Tuấn là một ủy viên trung ương đảng, nên các cơ quan pháp luật đành bó tay.
Đã đến lúc Hoa Kỳ phải có hành động mạnh với Trung Quốc tại Biển Đông
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc liên tục tập trận, bố trí vũ khí ở
Trường Sa và Hoàng Sa, gia tăng sức ép lên các nước láng giềng tại Biển
Đông bất chấp phản ứng từ Hoa Kỳ và các nước khác. Ngày 26/7, trong cuộc
hội thảo Biển Đông lần thứ 8 tại Washington DC, Nhiều chuyên gia quốc
tế và các dân biểu Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải có hành động mạnh
với Trung Quốc tại Biển Đông chứ không chỉ bảo vệ tự do hàng hải và hàng
không tại đây. Một Dân biểu Hạ viện đề nghị Hoa Kỳ phải trừng phạt
Trung Quốc về kinh tế nếu các nỗ lực về ngoại giao thất bại.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn nói rằng các hoạt động họ tại khu vực Biển Đông là nhằm phòng vệ và nhằm đáp trả những hoạt động quân sự của Mỹ mà nước này cho là khiêu khích. Ông Feng Zhang, một Học giả Trung Quốc, tại trường đại học ANU về Châu Á Thái Bình Dương, Úc, cho biết: Hoa Kỳ không thể đuổi Trung Quốc khỏi các đảo mà không sử dụng vũ lực, cũng như Trung Quốc cũng không thể để cho tàu Mỹ đi gần các đảo mà không đối đầu.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn nói rằng các hoạt động họ tại khu vực Biển Đông là nhằm phòng vệ và nhằm đáp trả những hoạt động quân sự của Mỹ mà nước này cho là khiêu khích. Ông Feng Zhang, một Học giả Trung Quốc, tại trường đại học ANU về Châu Á Thái Bình Dương, Úc, cho biết: Hoa Kỳ không thể đuổi Trung Quốc khỏi các đảo mà không sử dụng vũ lực, cũng như Trung Quốc cũng không thể để cho tàu Mỹ đi gần các đảo mà không đối đầu.
Mỹ, Nhật, Úc tập trận đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc
Trong cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên RIMPAC 2018 do Mỹ tổ chức cùng với Nhật, Úc ở ngoài khơi quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), lực lượng hải, lục và không quân của Mỹ và đồng minh đã thực tập thành công việc đánh chìm Chiến hạm SINKEX thứ nhất vào ngày 12/07, và ngày 19/7 vừa qua đã đánh chìm Chiến Hạm SINKEX thứ hai. Loạt bài tập này là một cảnh cáo nhắm vào Trung Quốc vì họ đã cử một chiếc tàu do thám tối tân đến khu vực để theo dõi cuộc tập trận. Sự thành công này đã nâng cao lòng tự tin và khả năng sử dụng của các binh sĩ vào các loại vũ khí, thiết bị tối tân, là điều mà họ không đạt được đầy đủ nếu chỉ dựa vào các bài học lý thuyết.
Trong cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên RIMPAC 2018 do Mỹ tổ chức cùng với Nhật, Úc ở ngoài khơi quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), lực lượng hải, lục và không quân của Mỹ và đồng minh đã thực tập thành công việc đánh chìm Chiến hạm SINKEX thứ nhất vào ngày 12/07, và ngày 19/7 vừa qua đã đánh chìm Chiến Hạm SINKEX thứ hai. Loạt bài tập này là một cảnh cáo nhắm vào Trung Quốc vì họ đã cử một chiếc tàu do thám tối tân đến khu vực để theo dõi cuộc tập trận. Sự thành công này đã nâng cao lòng tự tin và khả năng sử dụng của các binh sĩ vào các loại vũ khí, thiết bị tối tân, là điều mà họ không đạt được đầy đủ nếu chỉ dựa vào các bài học lý thuyết.
Tổng thống Putin mời Tổng thống Trump đến thăm Moscow
Hôm 27/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã mời Tổng
thống Mỹ Donald Trump tới thăm Moscow và cả hai bên đều muốn có thêm các
cuộc gặp như vậy.
Cử chỉ thân mật công khai của ông Trump đối với ông Putin tại hội nghị Helsinki vào tuần trước đã gây phản ứng dữ dội tại Hoa Kỳ. Vì thế, các quan chức Hoa Kỳ và Nga đã không ủng hộ việc hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau tại thủ đô Washington của Mỹ.
Ông Putin không nói ông Trump đã phản ứng như thế nào với lời mời tới thăm Moscow. Lần gần nhất ông Trump tới Moscow là vào năm 2013 để tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.
Cử chỉ thân mật công khai của ông Trump đối với ông Putin tại hội nghị Helsinki vào tuần trước đã gây phản ứng dữ dội tại Hoa Kỳ. Vì thế, các quan chức Hoa Kỳ và Nga đã không ủng hộ việc hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau tại thủ đô Washington của Mỹ.
Ông Putin không nói ông Trump đã phản ứng như thế nào với lời mời tới thăm Moscow. Lần gần nhất ông Trump tới Moscow là vào năm 2013 để tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.
Philippines vỡ mộng trong việc Trung Quốc hứa đầu tư
Cách đây gần hai năm, Trung Quốc hứa sẽ đầu tư vào Philippines tổng
cộng 24 tỷ Mỹ kim, nhưng cho đến nay hầu như chẳng có dự án nào được
thực hiện cả, khiến dư luận nước này ngày càng lo ngại rằng tổng thống
Rodrigo Duterte đã bán rẻ chủ quyền quốc gia mà không nhận được gì đáng
kể từ Bắc Kinh. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Philippines, nhưng
về đầu tư trực tiếp thì Trung Quốc hiện vẫn thua Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hòa
Lan, Nam Hàn và Singapore. Tình hình sẽ chẳng có gì thay đổi trong thời
gian tới.
Mặc dù Trung Quốc và Philippines đã ký kết 27 hợp đồng, nhưng cho đến nay, Philippines chỉ mới hoàn tất một dự án thủy lợi 73 triệu đôla vay của Trung Quốc để xây hai cây cầu ở Manila mới vừa khánh thành tuần trước. Nhiều hợp đồng lớn rốt cuộc chẳng được thực hiện. Vì thế, uy tín của Trung Quốc đối với công luận Philippines đã sụt giảm mạnh, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 04/2016, tức là thời điểm trước khi ông Duterte đắc cử tổng thống.
Mặc dù Trung Quốc và Philippines đã ký kết 27 hợp đồng, nhưng cho đến nay, Philippines chỉ mới hoàn tất một dự án thủy lợi 73 triệu đôla vay của Trung Quốc để xây hai cây cầu ở Manila mới vừa khánh thành tuần trước. Nhiều hợp đồng lớn rốt cuộc chẳng được thực hiện. Vì thế, uy tín của Trung Quốc đối với công luận Philippines đã sụt giảm mạnh, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 04/2016, tức là thời điểm trước khi ông Duterte đắc cử tổng thống.
Malaysia điều tra thép nhập khẩu bán phá giá từ Trung Quốc và Việt Nam
Ngày 24/7 vừa qua, Bộ Công nghiệp-Thương mại Quốc tế của Malaysia bắt
đầu điều tra việc bán phá giá trong thời gian gần đây đối với một số
sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, gây thiệt hại cho
ngành sản xuất thép của Malaysia. Các mặt hàng này gồm sắt hoặc thép
dạng cuộn cán phẳng hợp kim và không hợp kim, được mạ hoặc tráng kẽm
Tòa án thương mại quốc tế Canada vào cuối tháng 5 năm nay cũng cho biết đã bắt đầu điều tra về việc bán phá giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam vào thị trường Canada và sẽ công bố kết quả điều tra vào ngày 8 tháng 8 tới đây.
Tòa án thương mại quốc tế Canada vào cuối tháng 5 năm nay cũng cho biết đã bắt đầu điều tra về việc bán phá giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam vào thị trường Canada và sẽ công bố kết quả điều tra vào ngày 8 tháng 8 tới đây.
No comments:
Post a Comment