Thưa quý thính giả, sự tàn độc của csVN là không thể nói
hết khi nó tìm cách tiêu diệt đạo đức của con người mà nhân
tính và nhân cách là hai yếu tố tối quan trọng để một dân tộc
được trường tồn.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:”Nhân tính và nhân cách” của baì Xã Luận Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:”Nhân tính và nhân cách” của baì Xã Luận Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Có thể cho rằng trong đường lối độc tài toàn trị -nghĩa là một mình
nắm hết mọi thực thể trong xã hội, từ cá nhân đến tập thể, từ vật chất
đến tinh thần- đảng cộng sản luôn tìm mọi phương cách làm mất nhân tính
của công cụ thống trị tức bộ máy cầm quyền và làm mất nhân cách của đối
tượng thống trị tức là toàn bộ thần dân.
1- Làm mất nhân tính của công cụ thống trị:
Công cụ thống trị rõ nhất và gần nhất chính là lực lượng công an, gồm
những thành phần nổi và chìm, sắc phục và thường phục, biên chế và hợp
đồng, điều động và thuê mướn. Lực lượng này ngay từ đầu của chế độ CSVN,
đã là hung thần của nhân dân, với những tên tuổi mà lịch sử không bao
giờ quên như Trần Quốc Hoàn, kẻ đã đánh vỡ đầu Nguyễn Thị Xuân theo lệnh
Hồ Chí Minh sau khi bà này đã có con với vị Chủ tịch. Nếu muốn nói rộng
ra thì có thể kể thêm Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của ngành
công an Liên Xô, một quái thú của nhân loại, người từng có câu nói khét
tiếng: “Cán bộ Công an phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn
tay sắt”, kẻ mà hôm 20-01-2017, Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội đã
dựng tượng để lấy làm mẫu mực cho chính ngành mình.
Trước sự phản kháng ngày càng mãnh liệt của nhân dân về bao thất bại,
sai lầm và tội ác của đảng CS -một sự phản kháng bày tỏ qua các cuộc
lên tiếng trên mạng và biểu tình xuống đường- công cụ thống trị của
đảng_ cái thứ được Tổng Trọng tôn vinh là “thanh gươm”_ ngày càng tỏ
ra mất hết nhân tính, nghĩa là mù quáng và tàn bạo. Điển hình nhất là
cuộc đàn áp những người dân bị nghi là “sắp biểu tình” tại trại giam dã
chiến ở công viên Tao Đàn, Sài Gòn, ngày 17-6-2018.
Cũng phải nói đến một công cụ thống trị mất nhân tính khác, đó là
công tố và thẩm phán trong các phiên tòa chính trị ở VN hiện nay. Những
kẻ này, với dáng vẻ uy nghi và đạo mạo, không giáng thẳng vào mặt vào
mình các nạn nhân (những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ)
những cú đấm tóe máu hay những đòn chấn thương nội tạng, vốn gây xúc
động tức thời cho quần chúng. Không, họ đánh bằng những bản án 5 năm như
Nguyễn Văn Hóa, Trần Hoàng Phúc, 10 năm như Nguyễn Trung Tôn, Trần Thị
Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 15 năm như Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức
Bình, Nguyễn Văn Đài, Đinh Diêm, tử hình như Đặng Văn Hiến… Những cú
đánh nguội, lạnh lùng, nhưng gây khốn khổ vô vàn cho chính các tù nhân
lương tâm (thường xuyên bị hành hạ tâm lý và thể lý trong chốn địa ngục
trần gian, thậm chí bị đầu độc dần cho chết như Huỳnh Anh Trí, Đinh Đăng
Định); gây bất hạnh triền miên cho cha mẹ, vợ chồng, con cái của họ;
làm vỡ nát quả tim, tiêu diệt đường sống và chặn lối tương lai cho thân
thuộc những con người yêu nước. Biết rằng mình đang chà đạp lên công lý,
ngồi xổm trên luật pháp nhưng chỉ vì miếng cơm manh áo, do sợ hãi nhát
gan, dù có chút kiến thức và ít trọng vọng, những viên công tố và thẩm
phán ấy đã hoàn toàn mất hết nhân tính, lương tâm và khả năng xấu hổ.
2- Làm mất nhân cách của đối tượng thống trị
Đối tượng thống trị này dĩ nhiên là toàn thể dân chúng, mà đảng CS
coi như thần dân chứ chẳng hề là công dân và muốn tất cả phải cúi mình,
nhẫn nhục, im lặng để đảng muôn năm đè đầu cưỡi cổ. Nhưng trong toàn thể
này, đảng chú trọng đặc biệt đến những giới có ảnh hưởng trong xã hội,
uy tín trước quần chúng. Đó là hạng trí thức dân sự và tôn giáo, mà ngày
xưa gọi là sĩ phu, đối lại với thất phu (dân thường).
Qua mấy chục năm trường, nhờ phương cách dụ dỗ và dọa dẫm, o bế và
răn đe, hoán não và nhồi sọ, đảng đã phần nào thành công khi khiến phần
lớn giới trí thức im lặng trước những vấn đề đất nước và xã hội, thậm
chí cung cúc phục vụ một chủ nghĩa họ biết là sai lầm, một chế độ họ
biết là khốn nạn, một chính đảng họ biết là tàn bạo, những lãnh đạo họ
biết là ngu dốt.
Cũng im lặng không kém trước những khốn khổ của đồng bào, tệ nạn của xã hội, nguy cơ của đất nước; dửng dưng không kém trước sự tung hoành của bạo lực, sự lan tràn của gian dối, sự đe dọa của các luật lệ bất công, đó là phần lớn giới trí thức tôn giáo, thường gọi là các lãnh đạo tinh thần. Đấy là những con người đã được đào tạo kỹ lưỡng, được xã hội trọng kính, được tín đồ và quần chúng tin tưởng và hy vọng. Họ có kiến thức rộng, uy tín lớn, khả năng cao, phương tiện nhiều và cả một lực lượng đông đảo đằng sau lưng. Họ lại không vướng bận gia đình, lo toan kinh tế, chẳng bị hăm dọa về vợ con, chẳng bị đuổi việc phải thất nghiệp. Dù không được phép làm chính trị nghị trường, chính trị đảng phái vì là kẻ tu hành (ngoại trừ một vài tôn phái), họ vẫn có nghĩa vụ chính trị công dân trên ai hết và trước ai hết, xét vì bản chất tôn giáo là cứu đời, xét vì chức năng lãnh đạo là hướng dẫn. Nhưng thay vì lên tiếng công bố sự thật, bênh vực lẽ phải, bảo vệ kẻ bị áp bức, giúp đỡ kẻ bị bách hại; thay vì vận dụng sức hùng của đức tin, uy thế của tôn giáo, mãnh lực của tập thể tín đồ, đặc biệt qua những cuộc biểu tình ôn hòa là hoạt động chính trị công dân cần thiết và đúng đắn lúc này, họ vẫn rút vào tháp ngà, với đủ kiểu biện bạch, để mong an toàn bản thân, yên ổn công việc, để được cái nhà nước vô thần và phá đạo này tiếp tục cho xây dựng cơ sở, tổ chức lễ lạc, đi ra nước ngoài. Thử hỏi nhân cách của họ còn bao nhiêu???
Cũng im lặng không kém trước những khốn khổ của đồng bào, tệ nạn của xã hội, nguy cơ của đất nước; dửng dưng không kém trước sự tung hoành của bạo lực, sự lan tràn của gian dối, sự đe dọa của các luật lệ bất công, đó là phần lớn giới trí thức tôn giáo, thường gọi là các lãnh đạo tinh thần. Đấy là những con người đã được đào tạo kỹ lưỡng, được xã hội trọng kính, được tín đồ và quần chúng tin tưởng và hy vọng. Họ có kiến thức rộng, uy tín lớn, khả năng cao, phương tiện nhiều và cả một lực lượng đông đảo đằng sau lưng. Họ lại không vướng bận gia đình, lo toan kinh tế, chẳng bị hăm dọa về vợ con, chẳng bị đuổi việc phải thất nghiệp. Dù không được phép làm chính trị nghị trường, chính trị đảng phái vì là kẻ tu hành (ngoại trừ một vài tôn phái), họ vẫn có nghĩa vụ chính trị công dân trên ai hết và trước ai hết, xét vì bản chất tôn giáo là cứu đời, xét vì chức năng lãnh đạo là hướng dẫn. Nhưng thay vì lên tiếng công bố sự thật, bênh vực lẽ phải, bảo vệ kẻ bị áp bức, giúp đỡ kẻ bị bách hại; thay vì vận dụng sức hùng của đức tin, uy thế của tôn giáo, mãnh lực của tập thể tín đồ, đặc biệt qua những cuộc biểu tình ôn hòa là hoạt động chính trị công dân cần thiết và đúng đắn lúc này, họ vẫn rút vào tháp ngà, với đủ kiểu biện bạch, để mong an toàn bản thân, yên ổn công việc, để được cái nhà nước vô thần và phá đạo này tiếp tục cho xây dựng cơ sở, tổ chức lễ lạc, đi ra nước ngoài. Thử hỏi nhân cách của họ còn bao nhiêu???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận
No comments:
Post a Comment