Sự kiện sửa điểm bài thi Trung Học Phổ Thông tại Hà Giang và
một số tỉnh khác, cho thấy rõ hơn tình trạng suy thoái giáo dục ở VN.
Mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ về nhu cầu phải có một
giải pháp mạnh mẽ dứt khoát để thay đổi tình trạng giáo dục tại Việt
Nam, sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh
tối hôm nay.
Thưa quí thinh giả,
Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của ngành giáo dục trong một quốc gia, vì mục đích của giáo dục, nói theo ngôn ngữ bình dân ở nước ta, là để nâng cao đạo đức, tri thức và thể lực của người dân trong nước, dẫn tới phát triền kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện đời sống của con người.
Tuy công việc giáo dục chỉ gói gọn trong ba chữ “đức-trí-thể”, nhưng việc thực hiện để nâng cao cái kiềng ba chân ấy một cách quân bình và hiệu quả, nó đòi hỏi một sự nghiên cứu sâu rộng, để có thể tìm ra một hướng đi đúng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của quốc gia, và trào lưu tiến bộ của thế giới. Công việc nghiên cứu này, đòi hỏi người làm giáo dục phải có kiến thức cao, có bề dầy kinh nghiệm, có nhân cách tốt, có đạo đức trong sáng, có tư duy độc lập, có tinh thần cầu tiến, có đức tính khiêm cung và có thiện chí biết lắng nghe.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của ngành giáo dục trong một quốc gia, vì mục đích của giáo dục, nói theo ngôn ngữ bình dân ở nước ta, là để nâng cao đạo đức, tri thức và thể lực của người dân trong nước, dẫn tới phát triền kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện đời sống của con người.
Tuy công việc giáo dục chỉ gói gọn trong ba chữ “đức-trí-thể”, nhưng việc thực hiện để nâng cao cái kiềng ba chân ấy một cách quân bình và hiệu quả, nó đòi hỏi một sự nghiên cứu sâu rộng, để có thể tìm ra một hướng đi đúng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của quốc gia, và trào lưu tiến bộ của thế giới. Công việc nghiên cứu này, đòi hỏi người làm giáo dục phải có kiến thức cao, có bề dầy kinh nghiệm, có nhân cách tốt, có đạo đức trong sáng, có tư duy độc lập, có tinh thần cầu tiến, có đức tính khiêm cung và có thiện chí biết lắng nghe.
Chắc chắn những người cộng sản Việt Nam nắm quyền cai trị đất nước nói chung, và những người được trao nhiệm vụ làm giáo dục nói riêng, đều biết những điều căn bản trên đây, ngay cả người dân thường cũng biết như vậy. Nhưng tại sao nền giáo dục của Việt Nam lại đi đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng như hiện nay? Câu trả lời cho vấn nạn này không khó, vì:
Trước hết, đảng CS chủ trương độc tài toàn trị, họ không chia sẻ quyền xây dựng đất nước với bất cứ ai. Họ giữ độc quyền chân lý, mọi điều họ nói ra, mọi việc họ làm đều tuyệt đối đúng. Bất cứ ai phê phán, hoặc nói hay làm khác đi, thì đều là phản động, là chống đảng, chống nhà nước, bị đẩy vào tù.
Thứ hai, muốn giữ độc quyền chân lý thì họ phải giữ độc quyền giáo dục và đào tạo, để họ uốn nắn con người trở thành công cụ, phục vụ cho những mục tiêu của đảng, nên mục đích giáo dục của CS khác hẳn mục đích mà mọi người hiểu như đã nêu trên.
Thứ ba là CS chủ trương ngu dân, khi họ đã nắm độc quyền giáo dục, thì họ giới hạn và định hướng giáo dục, phải đi theo một lộ trình bắt buộc, như con ngựa bị bịt mắt, chỉ thấy con đường phía trước. Biến quốc gia thành một con thuyền trôi theo dòng nước một chiều; làm thui chột và triệt tiêu tinh thần khai phóng, óc sáng tạo, và tính độc lập trong giáo dục.
Từ những lý do trên, chúng ta thường nói, xem quả thì biết cây. Một nền giáo dục lạc hướng và bệnh hoạn, được điều hành bởi một tập thể gian ác, dối trá, kiêu ngạo, cố chấp, thì chuyện gian lận, chạy chọt, sửa điểm như trong kỳ thi trung học phổ thông, vừa bị phanh phui, là hậu quả tất yếu. Nó không xảy ra mới là chuyện bất thường.
Không phải đến lúc này vấn đề giáo dục xuống cấp mới được nói đến. Ngay từ hơn 30 năm trước, chỉ sau ít năm khi CS chiếm được Miền Nam năm 1975, khi CS áp đặt hệ thống giáo dục từ Miền Bắc lên toàn quốc, thì nhiều nhà giáo dục chân chính còn chút lương tri, có cơ hội tìm hiểu và so sánh với nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, họ đã nhận ra chính sách giáo dục và đào tạo ở Miền Bắc, có quá nhiều sai sót và bất cập, cần phải thay đổi. Nhưng vì tính kiêu ngạo cố hữu, nên những ý kiến xây dựng, những đóng góp tích cực đầy tâm huyết kia đều bị vứt bỏ.
Trở lại vấn đề nâng điểm kỳ thi THPT vừa qua, bản chất của hành vi này không chỉ là vấn đề gian lận, mà nó còn phơi bầy những tệ nạn xấu xa khác nữa. Trước hết, đây là một vụ tham nhũng rất qui mô, bắt nguồn từ thói quen chạy chọt, từ chạy điểm, chạy trường, chạy chức, chạy án…v.v.. đã tồn tại trong hệ thống cầm quyền từ bao nhiêu năm qua. Cứ xem danh sách 114 học sinh được nâng điểm thì đủ biết, đa phần là con ông cháu cha, những người đang nắm quyền cai trị, một số nhỏ còn lại là con cái của những tên tư bản đỏ, tức là thành phần có chức, có quyền và có tiền cả, chứ dân nghèo lấy gì để mua điểm cho con!
Mặt khác nữa là nó phơi bày đường dây của những kẻ kém tài thiếu đức, nhưng xáo trá, bắc thang cho nhau, để tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Vì chúng học hành kém cỏi, nhưng vẫn được nhận vào các trường danh tiếng, rồi sau đó được bố trí nắm các chức vụ béo bở đầy quyền uy; hậu quả là đất nước lụn bại, kinh tế đang đến hồi phá sản, xã hội băng hoại như hiện nay!
Trước tình trạng u ám của nền giáo dục Việt Nam, đã kéo dài suốt mấy chục năm qua, mà không có giải pháp hiệu quả nào, nên chính những người có chức có quyền trong đảng CS, đã đưa con cái ra nước ngoài, vừa có cớ để tẩu tán tài sản tham nhũng, bòn rút từ công quĩ nhà nước, vừa chuẩn bị bãi đáp an toàn khi hữu sự.
Vậy muốn cứu vãn nền giáo dục Việt Nam thì chỉ còn một con đường duy nhất, là phải thay đổi tận gốc rễ. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, cái gốc rễ của nó chính là đảng CSVN, đã như một căn nhà mối mọt rệu rã, không thể nào sửa chữa được nữa, thì tiếc nuối gì mà không phá bỏ nó đi, lấy chỗ xây nên một ngôi nhà mới vững chắc kháng trang hơn. Đây là công việc của tất cả những người còn nghĩ đến tương lai của đất nước và dân tộc phải cùng nhau hành động.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment