DỰ LUẬT ĐẶC KHU LẠI ĐƯỢC ĐỆ TRÌNH LÊN QUỐC HỘI ĐỂ THÔNG QUA
Sau hai cuộc họp kín để chỉnh sửa, nội các Nguyễn Xuân Phúc đã đệ trình dự thảo mới về luật đặc khu lên ủy ban thường vụ quốc hội cho phiên họp vào đầu tháng 8.
Khi loan tải tin trên vào hôm qua, các cơ quan tuyên truyền của chế độ CSVN khẳng định “việc xây dựng các đặc khu là thí điểm nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cần nhắc lại là dự luật đặc khu này đã bị dân chúng VN phản đối dữ dội vì cho là ” luật bán nước”, với cao điểm phản đối là cuộc tổng biểu tình trên toàn quốc vào ngày 10/6 vừa qua, khiến quốc hội bù nhìn CSVN quyết định trì hoãn việc thông qua cho đến phiên họp tháng 10 tới đây. Khi đưa ra quyết định đình hoãn, quốc hội VN giải thích lý do là nhằm có thêm thời gian nghiên cứu và thu nhận ý kiến đóng góp.
Thế nhưng chỉ sau 2 cuộc họp kín của nội các Nguyễn Xuân Phúc, dự luật “bán đất 99 năm cho Tàu” một lần nữa được mang ra thảo luận và dự trù sẽ được thông qua vào cuối năm nay.
CHIẾN ĐẤU CƠ RỚT Ở NGHỆ AN, HAI PHI CÔNG VIỆT NAM THIỆT MẠNG.
Một chiến đấu cơ loại Su-22 của không quân VN đã lao đầu xuống đất ở xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, vào tối khuya hôm qua, 26/7, khiến hai phi công thiệt mạng.
Theo loan báo của bộ quốc phòng VN thì hai phi công thiệt mạng là Trung tá Khuất Mạnh Trí 40 tuổi, trung đoàn phó trung đoàn 921, và Thượng tá Phạm Giang Nam 46 tuổi, trưởng phòng an toàn bay của trung đoàn 921. Nhờ người dân chỉ dẫn, lực lượng cứu nạn đã đến nơi máy bay rớt để thu hồi thi hài và các mảnh vỡ của máy bay.
Cần nhắc lại là vào tháng 4 năm 2015, hai chiến đấu cơ VN, cũng thuộc loại Su-22 do Nga chế tạo, đã lâm nạn trên vùng biển Bình Thuận khiến hai phi công thiệt mạng.
BÀ LÊ ĐÌNH LƯỢNG GỬI THƯ CẦU CỨU THẾ GIỚI CAN THIỆP CHO CHỒNG.
Bà Nguyễn thị Quý, vợ của ông Lê Đình Lượng, một nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, đã gửi thư cầu cứu dư luận trong và ngoài nước nhờ can thiệp cho chồng bà, chỉ vài ngày trước khi ông Lượng bị bạo quyền Nghệ An mang ra xét xử với cáo buộc “lật đổ chế độ” vào ngày 30/7 tới đây.
Cần nhắc lại là ông Lê Đình Lượng từng là chiến binh trong cuộc chiến biên giới Việt – Hoa trước đây. Ông tham gia nhiều cuộc biểu tình chống giặc Tàu xâm lược Biển Đông, và phản đối thảm họa Formosa. Vào tháng 7 năm ngoái, ông bị công an chận bắt trên đường sau khi đi thăm tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.
Trong thư cầu cứu với thế giới, bà Lượng khẳng định là chồng mình vô tội vì một mình ông Lượng không thể nào “lật đổ được chế độ”. Bà cho biết thêm là ông Lượng đang mắc nhiều chứng bệnh nhưng trại tù không cho bà gửi thuốc vào cho chồng mà “chỉ được gửi tiền” vào trong trại.
ĐAN VIỆN THIÊN AN TIẾP TỤC BỊ BẠO QUYỀN HUẾ QUẤY NHIỄU VÀ LẤN CHIẾM.
Trong lá thư tố cáo vào ngày 22/7, đan viện Thiên An ở Huế cho biết là một nhóm người tự xưng là công ty Lâm trường Tiền Phong, với sự hộ tống của công an, đã ngang nhiên kéo đến trồng những cây thông không rõ nguồn gốc trên khu đất của đan viện vào ngày 18/7 vừa qua.
Khi các tu sĩ kéo ra ngăn chận thì bị nhóm người trên hành hung và đe dọa trước sự chứng kiến của công an, trong số đó có ông Dương Trung Hiếu, phó công an xã Thủy Bằng. Ông Hiếu là một trong những người xông vào đập phá cây Thánh giá vào tháng 6 năm 2017.
Cần nhắc lại, trong mấy năm qua, nhà cầm quyền Thừa Thiên – Huế liên tục quấy nhiễu đan viện Thiên An nhằm cướp đoạt khu rừng thông hơn 49 mẫu để làm dự án du lịch. Vào ngày 4/7 vừa qua, một trận cháy rừng đã diễn ra ở khu rừng thông này.
HƠN NỬA TRIỆU MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM BỊ NHIỄM MÃ ĐỘC GIÁN ĐIỆP.
Hơn 500 ngàn máy tính tại VN đã bị nhiễm mã độc BrowserSpy, một nhu liệu nằm ẩn trong máy để theo dõi các thao tác của người sử dụng.
Trong cảnh báo đưa ra vào sáng hôm qua, công ty an ninh điện toán BKAV cho biết BrowserSpy có khả năng đánh cắp các dữ liệu trong máy như mật khẩu Gmail và Facebook. Công ty BKAV kêu gọi chủ nhân các máy tính hãy thay đổi các mật khẩu, đồng thời không nên tải xuống máy các nhu liệu không có nguồn gốc rõ ràng.
BẮT QUẢ TANG 4 TẤN NÔNG SẢN TÀU ĐANG TUỒN VÀO ĐÀ LẠT.
Làn sóng đưa nông sản Trung Cộng lên Đà Lạt để thay đổi nhãn hiệu vẫn tiếp tục diễn ta, với bằng chứng mới nhất là hơn 4 tấn tỏi và cà rốt đã bị giới hữu trách bắt quả tang trên đường vận chuyển đến Đà Lạt.
Theo loan báo của giới chức tỉnh Lâm Đồng thì số nông sản này được chở trên một xe tải từ Sài Gòn lên Đà Lạt, gồm khoảng 4 tấn cà rốt và 200 ký tỏi khô còn nguyên nhãn hiệu Trung Cộng. Theo lời khai của chủ nhân thì số hàng này có giá thấp hơn nông sản VN đến mấy lần.
Cần nói thêm, mặc dù hiện tượng đưa nông sản Tàu lên Đà Lạt để thay đổi xuất xứ đã diễn từ nhiều năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên giới chức VN mới bắt được quả tang với số lượng 4 tấn.
TRUNG CỘNG GIẢI THÍCH VỀ CỘT KHÓI ĐEN Ở NHÀ MÁY ĐIỆN VĨNH TÂN 1.
Một tuần sau khi trên mạng xuất hiện hình ảnh các cột khói đen bốc lên ngun ngút ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, giới chủ nhân Trung Cộng đã mở cuộc họp báo tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội để biện hộ cho luồng khói đen này.
Trong buổi họp báo, đại diện cho công ty điện Phương Nam của Trung Cộng, chủ nhân nhà máy điện Vĩnh Tân ở tình Bình Thuận, khẳng định là họ luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường khi xây dựng và vận hành nhà máy này. Theo lời giải thích của công ty thì cột khói bốc cao là vì đang thổi sạch bụi bặm trong đường ống số 2 để chuẩn bị cho việc vận hành thử nghiệm. Thế nhưng tại sao không thu giữ bụi bặm mà lại thải lên bầu trời thì không thấy đại diện công ty giải thích.
Cần biết là khi hình ảnh cột khói đen xuất hiện trên mạng, nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận vào hôm thứ Tư 25/7 đã ra lệnh ngừng vận hành thử nghiệm cỗ máy số 2 của nhà máy Vĩnh Tân 1 ở huyện Tuy Phong.
Sau hai cuộc họp kín để chỉnh sửa, nội các Nguyễn Xuân Phúc đã đệ trình dự thảo mới về luật đặc khu lên ủy ban thường vụ quốc hội cho phiên họp vào đầu tháng 8.
Khi loan tải tin trên vào hôm qua, các cơ quan tuyên truyền của chế độ CSVN khẳng định “việc xây dựng các đặc khu là thí điểm nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cần nhắc lại là dự luật đặc khu này đã bị dân chúng VN phản đối dữ dội vì cho là ” luật bán nước”, với cao điểm phản đối là cuộc tổng biểu tình trên toàn quốc vào ngày 10/6 vừa qua, khiến quốc hội bù nhìn CSVN quyết định trì hoãn việc thông qua cho đến phiên họp tháng 10 tới đây. Khi đưa ra quyết định đình hoãn, quốc hội VN giải thích lý do là nhằm có thêm thời gian nghiên cứu và thu nhận ý kiến đóng góp.
Thế nhưng chỉ sau 2 cuộc họp kín của nội các Nguyễn Xuân Phúc, dự luật “bán đất 99 năm cho Tàu” một lần nữa được mang ra thảo luận và dự trù sẽ được thông qua vào cuối năm nay.
CHIẾN ĐẤU CƠ RỚT Ở NGHỆ AN, HAI PHI CÔNG VIỆT NAM THIỆT MẠNG.
Một chiến đấu cơ loại Su-22 của không quân VN đã lao đầu xuống đất ở xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, vào tối khuya hôm qua, 26/7, khiến hai phi công thiệt mạng.
Theo loan báo của bộ quốc phòng VN thì hai phi công thiệt mạng là Trung tá Khuất Mạnh Trí 40 tuổi, trung đoàn phó trung đoàn 921, và Thượng tá Phạm Giang Nam 46 tuổi, trưởng phòng an toàn bay của trung đoàn 921. Nhờ người dân chỉ dẫn, lực lượng cứu nạn đã đến nơi máy bay rớt để thu hồi thi hài và các mảnh vỡ của máy bay.
Cần nhắc lại là vào tháng 4 năm 2015, hai chiến đấu cơ VN, cũng thuộc loại Su-22 do Nga chế tạo, đã lâm nạn trên vùng biển Bình Thuận khiến hai phi công thiệt mạng.
BÀ LÊ ĐÌNH LƯỢNG GỬI THƯ CẦU CỨU THẾ GIỚI CAN THIỆP CHO CHỒNG.
Bà Nguyễn thị Quý, vợ của ông Lê Đình Lượng, một nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, đã gửi thư cầu cứu dư luận trong và ngoài nước nhờ can thiệp cho chồng bà, chỉ vài ngày trước khi ông Lượng bị bạo quyền Nghệ An mang ra xét xử với cáo buộc “lật đổ chế độ” vào ngày 30/7 tới đây.
Cần nhắc lại là ông Lê Đình Lượng từng là chiến binh trong cuộc chiến biên giới Việt – Hoa trước đây. Ông tham gia nhiều cuộc biểu tình chống giặc Tàu xâm lược Biển Đông, và phản đối thảm họa Formosa. Vào tháng 7 năm ngoái, ông bị công an chận bắt trên đường sau khi đi thăm tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.
Trong thư cầu cứu với thế giới, bà Lượng khẳng định là chồng mình vô tội vì một mình ông Lượng không thể nào “lật đổ được chế độ”. Bà cho biết thêm là ông Lượng đang mắc nhiều chứng bệnh nhưng trại tù không cho bà gửi thuốc vào cho chồng mà “chỉ được gửi tiền” vào trong trại.
ĐAN VIỆN THIÊN AN TIẾP TỤC BỊ BẠO QUYỀN HUẾ QUẤY NHIỄU VÀ LẤN CHIẾM.
Trong lá thư tố cáo vào ngày 22/7, đan viện Thiên An ở Huế cho biết là một nhóm người tự xưng là công ty Lâm trường Tiền Phong, với sự hộ tống của công an, đã ngang nhiên kéo đến trồng những cây thông không rõ nguồn gốc trên khu đất của đan viện vào ngày 18/7 vừa qua.
Khi các tu sĩ kéo ra ngăn chận thì bị nhóm người trên hành hung và đe dọa trước sự chứng kiến của công an, trong số đó có ông Dương Trung Hiếu, phó công an xã Thủy Bằng. Ông Hiếu là một trong những người xông vào đập phá cây Thánh giá vào tháng 6 năm 2017.
Cần nhắc lại, trong mấy năm qua, nhà cầm quyền Thừa Thiên – Huế liên tục quấy nhiễu đan viện Thiên An nhằm cướp đoạt khu rừng thông hơn 49 mẫu để làm dự án du lịch. Vào ngày 4/7 vừa qua, một trận cháy rừng đã diễn ra ở khu rừng thông này.
HƠN NỬA TRIỆU MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM BỊ NHIỄM MÃ ĐỘC GIÁN ĐIỆP.
Hơn 500 ngàn máy tính tại VN đã bị nhiễm mã độc BrowserSpy, một nhu liệu nằm ẩn trong máy để theo dõi các thao tác của người sử dụng.
Trong cảnh báo đưa ra vào sáng hôm qua, công ty an ninh điện toán BKAV cho biết BrowserSpy có khả năng đánh cắp các dữ liệu trong máy như mật khẩu Gmail và Facebook. Công ty BKAV kêu gọi chủ nhân các máy tính hãy thay đổi các mật khẩu, đồng thời không nên tải xuống máy các nhu liệu không có nguồn gốc rõ ràng.
BẮT QUẢ TANG 4 TẤN NÔNG SẢN TÀU ĐANG TUỒN VÀO ĐÀ LẠT.
Làn sóng đưa nông sản Trung Cộng lên Đà Lạt để thay đổi nhãn hiệu vẫn tiếp tục diễn ta, với bằng chứng mới nhất là hơn 4 tấn tỏi và cà rốt đã bị giới hữu trách bắt quả tang trên đường vận chuyển đến Đà Lạt.
Theo loan báo của giới chức tỉnh Lâm Đồng thì số nông sản này được chở trên một xe tải từ Sài Gòn lên Đà Lạt, gồm khoảng 4 tấn cà rốt và 200 ký tỏi khô còn nguyên nhãn hiệu Trung Cộng. Theo lời khai của chủ nhân thì số hàng này có giá thấp hơn nông sản VN đến mấy lần.
Cần nói thêm, mặc dù hiện tượng đưa nông sản Tàu lên Đà Lạt để thay đổi xuất xứ đã diễn từ nhiều năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên giới chức VN mới bắt được quả tang với số lượng 4 tấn.
TRUNG CỘNG GIẢI THÍCH VỀ CỘT KHÓI ĐEN Ở NHÀ MÁY ĐIỆN VĨNH TÂN 1.
Một tuần sau khi trên mạng xuất hiện hình ảnh các cột khói đen bốc lên ngun ngút ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, giới chủ nhân Trung Cộng đã mở cuộc họp báo tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội để biện hộ cho luồng khói đen này.
Trong buổi họp báo, đại diện cho công ty điện Phương Nam của Trung Cộng, chủ nhân nhà máy điện Vĩnh Tân ở tình Bình Thuận, khẳng định là họ luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường khi xây dựng và vận hành nhà máy này. Theo lời giải thích của công ty thì cột khói bốc cao là vì đang thổi sạch bụi bặm trong đường ống số 2 để chuẩn bị cho việc vận hành thử nghiệm. Thế nhưng tại sao không thu giữ bụi bặm mà lại thải lên bầu trời thì không thấy đại diện công ty giải thích.
Cần biết là khi hình ảnh cột khói đen xuất hiện trên mạng, nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận vào hôm thứ Tư 25/7 đã ra lệnh ngừng vận hành thử nghiệm cỗ máy số 2 của nhà máy Vĩnh Tân 1 ở huyện Tuy Phong.
No comments:
Post a Comment