Kính thưa quý thính giả, khi mang thân phận làm tôi đòi, thi
hành mệnh lệnh tàn ác của đảng cướp csVN những kẻ như dân
phòng, cảnh sát cơ động, an ninh chìm nổi.v.v…đã mặc nhiên chấp
nhận số phận sống thì bị dân ghét nguyền rủa, chết hay gần
chết cũng chẳng có ai thương xót.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Phận tôi đòi: Sống mang nhục_ chết được mấy người thương” của Trịnh Kim Tiến sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Phận tôi đòi: Sống mang nhục_ chết được mấy người thương” của Trịnh Kim Tiến sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Đó là chút xót xa của tôi dành cho những nhân viên an ninh, công quyền và những người lính đánh thuê của giai cấp quyền lực.
Tôi chắc rằng nhiều người trong số họ cũng cảm rõ điều này. Họ bán sức, bán lương tâm và danh dự cho chế độ, cho lý tưởng, nhưng lý tưởng là gì, là đúng hay sai thì họ không còn dám chắc.
Tôi chắc rằng nhiều người trong số họ cũng cảm rõ điều này. Họ bán sức, bán lương tâm và danh dự cho chế độ, cho lý tưởng, nhưng lý tưởng là gì, là đúng hay sai thì họ không còn dám chắc.
Họ ngồi giữa trưa nắng nóng canh những người lên tiếng cho quê hương, bị chửi là những con chó, những kẻ bán nước, trong khi đó cấp trên của họ đang tắm nắng trong những căn biệt thự trang hoàng. Cấp trên của họ, người nào cũng hai, ba Quốc tịch, nhà ba bốn căn bên Mỹ, bên Châu Âu; còn họ, đến việc đi ra nước ngoài du lịch còn phải xin phép, phải khó đủ bề.
Nếu như chế độ này đang được lòng dân, đang vững vàng như lãnh đạo của họ tuyên bố thì tại sao những người cấp trên của họ lại phải chuẩn bị trước cho cuộc tháo chạy tương lai?
Số phận của họ và gia đình họ sẽ ra sao khi lòng dân phẫn uất? Chắc chắn trong họ đã ít nhất một lần nghĩ đến điều này.
Cũng bởi nghĩ đến điều này, họ càng điên cuồng thẳng tay đàn áp dân lành để bảo vệ địa vị của mình. Nhưng họ không nghĩ rằng, bạo lực chỉ khiến họ tạo ra nghiệt oán.
Chắc chắn với những chính sách bất minh, độc tài như hiện nay, sự thay đổi sẽ xảy ra. Nếu may mắn, đất nước chuyển biến theo hướng ôn hoà thì họ còn có thể sống lại từ đầu. Còn một khi sự căm phẫn lên đến đỉnh điểm, bạo lực cách mạng nổ ra, thì không ai có thể đảm bảo cứu được cả gia đình họ.
Đôi lần trong họ cũng khát khao được dân yêu mến, thay vì phải nghe những từ ngữ cay độc, “chó vàng”, “chó xanh”, “bọn hút máu dân”, “bọn này nó chỉ tiền thôi”… Họ muốn được tặng hoa, được cảm ơn, được tôn trọng giống như cảnh sát, lực lượng công vụ nước người ta. Bởi chính sách của chế độ này khiến họ làm gì cũng bị chửi, bị cấp trên chửi, bị dân rủa nguyền.
Lý tưởng khi họ bắt đầu vào ngành đẹp là thế, nhưng rồi mỗi ngày leo lên một bậc, họ biết một ít, làm sao mà họ không rõ sự thối nát bên trong.
Tôi nhìn những người cảnh sát cơ động cúi gục đầu nhìn xuống đất khi nhận lệnh đàn áp dân; nhìn những nhân viên công lực mắt ngó lên trời khi dọn đường cho giai cấp quyên lực cướp đất dân, tôi không biết nên chửi hay nên thương cho họ.
Rồi đáng lẽ người bị chết phải là người được thương tiếc, nhưng không, nhìn đi, cả xã hội lên án họ là những kẻ cướp, nhưng lại không phải cướp cho mình hưởng mà là cướp thuê cho giai cấp thống trị.
Mạng của họ là bị chính họ rẻ rúng.
Không phải tự nhiên mà xã hội đồng cảm cho những Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến… Cũng không phải tự nhiên mà những người này phải dùng bạo lực để đòi quyền lợi. Những người dân cô thế được sự thương cảm của cả xã hội, trong khi nếu các anh, khi thực hiện các mệnh lệnh trái lương tâm bị chết, các anh nghĩ được mấy ai thương mình?
Trịnh Kim Tiến
No comments:
Post a Comment