HÀNG CHỤC NGƯỜI BỊ BỎ TÙ VÌ BIỂU TÌNH CHỐNG DỰ LUẬT ĐẶC KHU
Nhà cầm quyền quyền tỉnh Bình Thuận vào hôm qua đã tuyên án tù đối với 10 người biểu tình phản đối dự luật đặc khu, trong khi Đồng Nai cũng quyết định truy tố 20 cư dân tỉnh này với cáo buộc “kích động người dân xuống đường” trong cuộc tổng biểu tình trên toàn quốc vào ngày Chủ nhật 10/6.
Theo phán quyết của tòa án huyện Tuy Phong- Bình Thuận thì 10 người đã bị kết án từ 2 đến 3 năm rưởi tù giam với các cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, “đập phá tài sản” và “tấn công công an”. Trước đó, vào ngày 12/7, có 7 cư dân Bình Thuận cũng bị tuyên án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam với các cáo buộc tương tự.
Trong khi đó thì viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã quyết định truy tố 20 người trong số 52 người bị công an bắt giữ về cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’, vì họ đã tham gia cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng vào đầu tháng 6 vừa qua.
THÊM NHIỀU QUAN CHỨC BỊ BẮT GIAM VÌ VỤ SỬA ĐIỂM THI Ở HÀ GIANG
Công an tỉnh Hà Giang vào hôm qua đã đọc lệnh bắt giam ông Nguyễn Thanh Hoài, trưởng phòng khảo thí của sở giáo dục Hà Giang, với tội danh “tiếp tay” nâng sửa điểm cho 100 “con ông cháu cha” trong kỳ thi tốt nghiệp trung học vừa qua.
Theo cáo buộc thì ông Hoài chính là người giao chìa khóa tủ chứa bài thi cho ông Vũ Trọng Lương, phó phòng khảo thí, để ông Lương sau khi sửa điểm trên máy tính thì mang bài thi về nhà chỉnh sửa đáp án. Trong điện thoại của ông Hoài cũng còn lưu trữ nhiều tin nhắn, nhờ chỉnh sửa bài thi cho một số thí sinh.
Ngoài hai quan chức bị bắt giam nói trên, công an tỉnh Hà Giang cũng phát giác ông Phạm Xuân Yến, phó giám đốc sở giáo dục, và 4 thuộc cấp cũng dính líu đến vụ sửa điểm thi tốt nghiệp THPT toàn quốc 2018 mà báo chí lề đảng gọi là “vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử giáo dục” của chế độ CSVN.
Nhà cầm quyền quyền tỉnh Bình Thuận vào hôm qua đã tuyên án tù đối với 10 người biểu tình phản đối dự luật đặc khu, trong khi Đồng Nai cũng quyết định truy tố 20 cư dân tỉnh này với cáo buộc “kích động người dân xuống đường” trong cuộc tổng biểu tình trên toàn quốc vào ngày Chủ nhật 10/6.
Theo phán quyết của tòa án huyện Tuy Phong- Bình Thuận thì 10 người đã bị kết án từ 2 đến 3 năm rưởi tù giam với các cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, “đập phá tài sản” và “tấn công công an”. Trước đó, vào ngày 12/7, có 7 cư dân Bình Thuận cũng bị tuyên án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam với các cáo buộc tương tự.
Trong khi đó thì viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã quyết định truy tố 20 người trong số 52 người bị công an bắt giữ về cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’, vì họ đã tham gia cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng vào đầu tháng 6 vừa qua.
THÊM NHIỀU QUAN CHỨC BỊ BẮT GIAM VÌ VỤ SỬA ĐIỂM THI Ở HÀ GIANG
Công an tỉnh Hà Giang vào hôm qua đã đọc lệnh bắt giam ông Nguyễn Thanh Hoài, trưởng phòng khảo thí của sở giáo dục Hà Giang, với tội danh “tiếp tay” nâng sửa điểm cho 100 “con ông cháu cha” trong kỳ thi tốt nghiệp trung học vừa qua.
Theo cáo buộc thì ông Hoài chính là người giao chìa khóa tủ chứa bài thi cho ông Vũ Trọng Lương, phó phòng khảo thí, để ông Lương sau khi sửa điểm trên máy tính thì mang bài thi về nhà chỉnh sửa đáp án. Trong điện thoại của ông Hoài cũng còn lưu trữ nhiều tin nhắn, nhờ chỉnh sửa bài thi cho một số thí sinh.
Ngoài hai quan chức bị bắt giam nói trên, công an tỉnh Hà Giang cũng phát giác ông Phạm Xuân Yến, phó giám đốc sở giáo dục, và 4 thuộc cấp cũng dính líu đến vụ sửa điểm thi tốt nghiệp THPT toàn quốc 2018 mà báo chí lề đảng gọi là “vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử giáo dục” của chế độ CSVN.
SAU BOT LỘ PHÍ TÂN ĐỆ, ĐẾN PHIÊN BOT MỸ LỘC BỊ THẤT THỦ
Trong khi tình hình tại trạm thu lộ phí Tân Đệ vẫn còn căng thẳng thì đến phiên trạm Mỹ Lộc trên quốc 21 ở tỉnh Nam Định đã bị thất thủ vì làn sóng chống đối của giới tài xế và cư dân sinh sống quanh trạm này.
Tình trạng chống đối lộ phí tại trạm Mỹ Lộc diễn ra kể từ đầu tháng 7 này, với lý do mà các tài xế đưa ra là trạm đặt sai chỗ và lộ phí cao gấp mấy lần so với các nơi khác. Làn sóng chống đối khiến cho giao thông liên tục tắt nghẽn tại trạm này.
Tình trạng càng trở nên căng thẳng hơn trong mấy ngày qua khi một nhóm thanh niên mặt mày dữ tợn đe dọa hành hung khi các tài xế lên tiếng chất vấn nhân viên thu phí. Một đoạn phim quay được vào ngày 22/7 cho thấy cảnh một nhân viên thu phí và một thanh niên đe dọa sẽ hành hung một tài xế taxi nếu không chịu trả tiền qua trạm. Tuy nhiên chủ nhân trạm Mỹ Lộc phủ nhận là họ đã thuê mướn nhóm côn đồ áo đen để đe dọa giới tài xế.
Trong khi tình hình tại trạm thu lộ phí Tân Đệ vẫn còn căng thẳng thì đến phiên trạm Mỹ Lộc trên quốc 21 ở tỉnh Nam Định đã bị thất thủ vì làn sóng chống đối của giới tài xế và cư dân sinh sống quanh trạm này.
Tình trạng chống đối lộ phí tại trạm Mỹ Lộc diễn ra kể từ đầu tháng 7 này, với lý do mà các tài xế đưa ra là trạm đặt sai chỗ và lộ phí cao gấp mấy lần so với các nơi khác. Làn sóng chống đối khiến cho giao thông liên tục tắt nghẽn tại trạm này.
Tình trạng càng trở nên căng thẳng hơn trong mấy ngày qua khi một nhóm thanh niên mặt mày dữ tợn đe dọa hành hung khi các tài xế lên tiếng chất vấn nhân viên thu phí. Một đoạn phim quay được vào ngày 22/7 cho thấy cảnh một nhân viên thu phí và một thanh niên đe dọa sẽ hành hung một tài xế taxi nếu không chịu trả tiền qua trạm. Tuy nhiên chủ nhân trạm Mỹ Lộc phủ nhận là họ đã thuê mướn nhóm côn đồ áo đen để đe dọa giới tài xế.
BỘ TRƯỞNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG BỊ CÁCH CHỨC
Vào hôm qua, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, đã ký quyết định tạm ngưng chức vụ bộ trưởng thông tin và truyền thông của ông Trương Minh Tuấn vì tai tiếng về vụ mua bán công ty viễn thông AVG.
Cần nhắc lại là trước đó, ông Tuấn đã bị cách chức bí thư đảng bộ truyền thông, vì thế việc mất chức bộ trưởng không khiến dư luận ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên là quyết định tạm ngưng chức ông Tuấn không đến từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người lãnh đạo trực tiếp, mà đến từ ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người được nêu tên trong lệnh đình bản hai tờ báo Tuổi Trẻ Online và VietnamNet vào tuần trước.
Cùng với quyết định của ông Quang, bộ chính trị CSVN cũng quyết định bổ nhiệm một tướng lảnh quân đội vào ghế bí thư đảng bộ TTTT, thay thế cho ông Tuấn. Người được bổ nhiệm là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là chủ tịch tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội.
Vào hôm qua, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, đã ký quyết định tạm ngưng chức vụ bộ trưởng thông tin và truyền thông của ông Trương Minh Tuấn vì tai tiếng về vụ mua bán công ty viễn thông AVG.
Cần nhắc lại là trước đó, ông Tuấn đã bị cách chức bí thư đảng bộ truyền thông, vì thế việc mất chức bộ trưởng không khiến dư luận ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên là quyết định tạm ngưng chức ông Tuấn không đến từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người lãnh đạo trực tiếp, mà đến từ ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người được nêu tên trong lệnh đình bản hai tờ báo Tuổi Trẻ Online và VietnamNet vào tuần trước.
Cùng với quyết định của ông Quang, bộ chính trị CSVN cũng quyết định bổ nhiệm một tướng lảnh quân đội vào ghế bí thư đảng bộ TTTT, thay thế cho ông Tuấn. Người được bổ nhiệm là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là chủ tịch tập đoàn viễn thông Viettel của quân đội.
VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI MỸ THU NHẬN 400 NGƯỜI THƯỢNG VN TỴ NẠN
Bà Grace Bùi, đại diện Dự án Hỗ trợ Người Thượng tại Thái Lan, đang nỗ lực vận động quốc hội Mỹ chấp thuận cho 400 người Thượng đang xin tị nạn tại Thái Lan được sang Hoa Kỳ định cư.
Bà Grace cho biết là 400 đồng bào Thượng này thuộc 150 gia đình theo đạo Tin Lành, bị bạo quyền VN áp bức nên chạy sang Thái Lan lánh nạn trong mấy năm qua. Hiện đời sống của họ rất cơ khổ vì không tìm được việc làm và không được trợ cấp, ngoài một số trợ giúp của nhóm bà Grace.
Cần biết là vào năm ngoái, đài truyền hình Al Jazeera cũng làm một phóng sự về 150 gia đình người Thượng đào thoát khỏi VN và đang sống cuộc đời “vô tổ quốc” trong các túp lều tre dọc theo kênh rạch ở Thái Lan. Bài phóng sự cho biết họ đều cải sang đạo Tin Lành nên bị bạo quyền VN đàn áp.
Bà Grace Bùi, đại diện Dự án Hỗ trợ Người Thượng tại Thái Lan, đang nỗ lực vận động quốc hội Mỹ chấp thuận cho 400 người Thượng đang xin tị nạn tại Thái Lan được sang Hoa Kỳ định cư.
Bà Grace cho biết là 400 đồng bào Thượng này thuộc 150 gia đình theo đạo Tin Lành, bị bạo quyền VN áp bức nên chạy sang Thái Lan lánh nạn trong mấy năm qua. Hiện đời sống của họ rất cơ khổ vì không tìm được việc làm và không được trợ cấp, ngoài một số trợ giúp của nhóm bà Grace.
Cần biết là vào năm ngoái, đài truyền hình Al Jazeera cũng làm một phóng sự về 150 gia đình người Thượng đào thoát khỏi VN và đang sống cuộc đời “vô tổ quốc” trong các túp lều tre dọc theo kênh rạch ở Thái Lan. Bài phóng sự cho biết họ đều cải sang đạo Tin Lành nên bị bạo quyền VN đàn áp.
DO THÁI OANH KÍCH MỘT CĂN CỨ QUÂN SỰ CỦA SYRIA
Vào hôm Chủ nhật 22/7, không quân Do Thái đã oanh kích dữ dội vào một cứ điểm quân sự của Syria ở miền trung nước này.
Cứ điểm tọa lạc ở thị trấn Masyaf, thuộc tỉnh Hama, cách xa chiến trường Quneitra đang sôi động ở miền nam Syria. Chính vì thế, giới quan sát không hiểu được mục đích của Do Thái trong cuộc oanh kích này. Tuy nhiên một nguồn tin cho biết cứ điểm này là nơi sản xuất đạn đại bác tầm trung do các chuyên gia Iran phụ trách. Trong cuộc oanh kích, chiến đấu cơ Do Thái đã bắn 4 hỏa tiễn từ không phận Liban vào căn cứ nói trên.
MỘT NỮ SINH VIÊN NGA BỊ HOA KỲ BẮT GIAM VỚI CÁO BUỘC LÀM GIÁN ĐIỆP.
Trong khi chính phủ Nga tỏ ra giận dữ về vụ Hoa Kỳ bắt giam một nữ sinh viên Nga với cáo buộc “gián điệp”, thì vào hôm qua, giới báo chí và an ninh Hoa Kỳ bắt đầu trưng ra một số bằng chứng cho thấy cô Maria Butina có một số hoạt động rất khả nghi.
Theo các thông tin thu thập được thì cô Butina có mối quan hệ rất mật thiết với hai cha con ông Konstantin Nikolaev, một tỷ phú người Nga có nhiều đầu tư trong ngành năng lượng ở Mỹ. Cô Butina 29 tuổi nhận nhiều tài trợ từ tỷ phú Nikolaev trong khi sinh sống và theo học tại Mỹ. Sau khi quen biết với một đảng viên cao cấp của đảng Cộng hòa, cô đã thiết lập được mạng lưới quan hệ với các chính khách hàng đầu của Mỹ, và từng gặp gỡ rất nhiều quan chức cao cấp thuộc bộ ngân khố Hoa Kỳ.
TRUNG CỘNG CHẾ TẠO CÁC TÀU NGẦM KHÔNG NGƯỜI LÁI
Quân đội Trung Cộng đang nỗ lực chế tạo một loại tàu ngầm không người lái, có khả năng tự hành vào năm 2020.
Nhiệm vụ chính yếu của các tàu ngầm robot này là tuần thám và tấn công tiêu diệt các chiến hạm của phe địch. Theo khoe khoang của quân đội Trung Cộng thì phí tổn chế tạo và vận hành các tàu ngầm này rất thấp, chạy bằng động cơ diesel điện, có thể hoạt động dưới biển cả suốt nhiều tháng liền mà không cần phải cập bến.
Trung tâm nghiên cứu và chế tạo các tàu ngầm này là ở cảng Chu Hải tỉnh Quảng Đông. Theo giới quan sát viên thì nếu Trung Cộng thành công chế tạo loại vũ khí này thì sẽ là ác mộng cho thế giới.
Vào hôm Chủ nhật 22/7, không quân Do Thái đã oanh kích dữ dội vào một cứ điểm quân sự của Syria ở miền trung nước này.
Cứ điểm tọa lạc ở thị trấn Masyaf, thuộc tỉnh Hama, cách xa chiến trường Quneitra đang sôi động ở miền nam Syria. Chính vì thế, giới quan sát không hiểu được mục đích của Do Thái trong cuộc oanh kích này. Tuy nhiên một nguồn tin cho biết cứ điểm này là nơi sản xuất đạn đại bác tầm trung do các chuyên gia Iran phụ trách. Trong cuộc oanh kích, chiến đấu cơ Do Thái đã bắn 4 hỏa tiễn từ không phận Liban vào căn cứ nói trên.
MỘT NỮ SINH VIÊN NGA BỊ HOA KỲ BẮT GIAM VỚI CÁO BUỘC LÀM GIÁN ĐIỆP.
Trong khi chính phủ Nga tỏ ra giận dữ về vụ Hoa Kỳ bắt giam một nữ sinh viên Nga với cáo buộc “gián điệp”, thì vào hôm qua, giới báo chí và an ninh Hoa Kỳ bắt đầu trưng ra một số bằng chứng cho thấy cô Maria Butina có một số hoạt động rất khả nghi.
Theo các thông tin thu thập được thì cô Butina có mối quan hệ rất mật thiết với hai cha con ông Konstantin Nikolaev, một tỷ phú người Nga có nhiều đầu tư trong ngành năng lượng ở Mỹ. Cô Butina 29 tuổi nhận nhiều tài trợ từ tỷ phú Nikolaev trong khi sinh sống và theo học tại Mỹ. Sau khi quen biết với một đảng viên cao cấp của đảng Cộng hòa, cô đã thiết lập được mạng lưới quan hệ với các chính khách hàng đầu của Mỹ, và từng gặp gỡ rất nhiều quan chức cao cấp thuộc bộ ngân khố Hoa Kỳ.
TRUNG CỘNG CHẾ TẠO CÁC TÀU NGẦM KHÔNG NGƯỜI LÁI
Quân đội Trung Cộng đang nỗ lực chế tạo một loại tàu ngầm không người lái, có khả năng tự hành vào năm 2020.
Nhiệm vụ chính yếu của các tàu ngầm robot này là tuần thám và tấn công tiêu diệt các chiến hạm của phe địch. Theo khoe khoang của quân đội Trung Cộng thì phí tổn chế tạo và vận hành các tàu ngầm này rất thấp, chạy bằng động cơ diesel điện, có thể hoạt động dưới biển cả suốt nhiều tháng liền mà không cần phải cập bến.
Trung tâm nghiên cứu và chế tạo các tàu ngầm này là ở cảng Chu Hải tỉnh Quảng Đông. Theo giới quan sát viên thì nếu Trung Cộng thành công chế tạo loại vũ khí này thì sẽ là ác mộng cho thế giới.
No comments:
Post a Comment