Mỹ yêu cầu tiếp tục chế tài Bắc Hàn
Ngày 20/7, tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley kêu gọi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un thực hiện lời hứa từ bỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời đề nghị các đại sứ tại Hội đồng Bảo an không nên nới lỏng những chế tài đối với Bắc Hàn như Nga và Trung quốc đã đề nghị, mà hãy tiếp tục thực thi biện pháp chế tài cho đến khi Bắc Hàn thực hiện lời đã hứa. Tuần trước Mỹ đã than phiền với Ủy ban chế tài Bắc Hàn của Hội đồng Bảo an LHQ rằng tính tới ngày 30/5, Bắc Hàn đã thực hiện được 89 vụ chuyển các sản phẩm dầu mỏ tinh chế sang tàu của nước khác, và đây là một hành vi vi phạm lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc.
Bắc Hàn không cho các gia đình bị ly tán vì chiến tranh được đoàn tụ
Bắc Hàn tuyên bố, nếu Nam Hàn không trao trả ngay lập tức các công dân của Bắc Hàn đã vượt biên sang Nam Hàn trong những năm gần đây, thì họ không chấp nhận cho các gia đình bị ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên được đoàn tụ như Nam Hàn từng liên tục đề nghị trước đây. Một sự việc xảy ra vào năm 2016 là có 12 phụ nữ Bắc Hàn làm việc tại Trung Quốc đã đến Nam Hàn và xin ở lại. Sự việc này đã tạo nên tranh chấp giữa Nam và Bắc Hàn. Nam Hàn nói rằng những phụ nữ này tự nguyện ở lại, nhưng Bắc Hàn luôn quy chụp rằng Nam Hàn đã bắt cóc nhóm người này.
Việc hồi hương những phụ nữ quyết định ở lại miền Nam là một vấn đề tế nhị vì có nhiều khả năng là thân nhân của họ ở Miền Bắc sẽ phải đối mặt với sự trả thù của chính phủ Bắc Hàn. Chính phủ Nam Hàn không thể buộc những phụ nữ này trở về Bắc Hàn khi họ sợ sẽ bị chính phủ Bắc Hàn trừng phạt. Trong Chiến tranh Triều Tiên, đã có hơn 31.000 người Bắc Hàn bỏ chạy vào miền Nam, nhưng Nam Hàn chưa bao giờ buộc hồi hương bất kỳ người dân từ miền Bắc đào tẩu vào.
Chỉ có một số người được cho là đã tự nguyện hồi hương vì không thể thích nghi với cuộc sống mới ở miền Nam.
Anh mời Úc tham gia tuần tra Biển Đông
Ngày 19/7 vừa qua, ông Gavin Williamson, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, đã mời Hải quân Úc tham gia tuần tra khu vực Biển Đông trong thời gian tới, ông hy vọng các tàu của Hải quân Úc sẽ cùng đi vào Thái Bình Dương với hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh trong những ngày tới. Trong cuộc họp báo chung vào ngày 20/07/2018, Úc đã đồng ý với lời mời của Anh, và đã thảo luận về các kế hoạch hợp tác tại Thái Bình Dương. Chuyến đi lần này của tàu Elizabeth tới Thái Bình Dương nhằm duy trì tự do hàng hải tại Biển Đông, và để đối phó với ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại những vùng biển đang tranh chấp
Ngày 19/7 vừa qua, ông Gavin Williamson, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, đã mời Hải quân Úc tham gia tuần tra khu vực Biển Đông trong thời gian tới, ông hy vọng các tàu của Hải quân Úc sẽ cùng đi vào Thái Bình Dương với hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh trong những ngày tới. Trong cuộc họp báo chung vào ngày 20/07/2018, Úc đã đồng ý với lời mời của Anh, và đã thảo luận về các kế hoạch hợp tác tại Thái Bình Dương. Chuyến đi lần này của tàu Elizabeth tới Thái Bình Dương nhằm duy trì tự do hàng hải tại Biển Đông, và để đối phó với ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại những vùng biển đang tranh chấp
Kiến nghị xin giảm án tử hình cho Đặng Văn Hiến
Ngày 19/7 vừa qua, khoảng 30 nhân sĩ, trí thức trong nước đã viết kiến nghị gửi Chủ tịch nước xin giảm án tử hình cho ông Đặng Văn Hiến. Bản kiến nghị đã nêu lên sự ngang ngược và hung hãn quá mức trong nhiều năm của Công ty Long Sơn do có thế lực bảo kê đã dẫn tới hành động bộc phát của ông Đặng Văn Hiến. Việc tòa tuyên án tử hình mà không đếm xỉa gì đến rất nhiều tình huống có thể giảm nhẹ mức án của Đặng Văn Hiến như bản chất hiền lành chất phác, bị dồn nén quá mức, việc tự nguyện đầu thú, v.v… sẽ làm cho người dân không còn tin tưởng vào luật pháp quốc gia nữa.
Bản kiến nghị cũng yêu cầu chủ tịch nước cho xét lại bản án đối với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị Tòa án Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù, vì “không khách quan”, thậm chí còn “nặng hơn cả án giết người”. Bản kiến nghị cũng nêu lên cách đối xử tàn bạo của nhà tù khiến Mẹ Nấm phản đối bằng việc tuyệt thực dài ngày tới 3 lần.
Trung Quốc muốn ve vãn châu Âu làm đồng minh nhưng bất thành
Thứ Hai 16/07 vừa qua, sau khi Tổng thống Mỹ quyết định áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu, thì Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu mong chiêu dụ được Châu Âu, nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, làm đồng minh trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Cuộc tiếp đón nồng hậu những thượng khách từ Brussels lần này hoàn toàn ngược lại với cung cách cao ngạo cố hữu của Bắc Kinh đối với các đối tác thương mại trước đây. Một số nhà bình luận nhận định Trung Quốc muốn xích lại gần châu Âu là để cô lập Hoa Kỳ.
Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc đã biến thành nỗi thất vọng do Châu Âu vì họ cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh. Bề ngoài thì các thượng khách từ Brussels tỏ ra bất bình với chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ, nhưng trong hậu trường, họ vỗ tay hoan nghênh những cú đòn trời giáng của Tổng Thống Donald Trump đối với Trung Quốc, là nước luôn vi phạm luật chơi quốc tế.
Công ty Apple đã trao toàn bộ dữ liệu iCloud của dân Tàu cho Bắc Kinh
Từ năm ngoái, hãng Apple đã hợp tác với Guizhou-Cloud Big Data Industry Development , gọi tắt là GCBD, một hãng phát triển công nghệ dữ liệu ở tỉnh Quý Châu, là đối tác về dữ liệu duy nhất của Apple tại Trung Quốc. Từ tháng 2 năm nay, toàn bộ dữ liệu của người dùng dịch vụ Icloud của Apple tại Trung Quốc, gồm email, hình ảnh, tin nhắn của 130 triệu tài khoản của Apple, giờ đã bị Apple chuyển về máy chủ của GCBD. Và ngày 18/7 vừa qua, trang web tỉnh Quý Châu cho biết hãng GCBD đã ký kết với China Telecom để cung cấp dịch vụ iCloud cấp địa phương. Trước đó, dữ liệu iCloud của người dùng tại Trung Quốc được lưu trữ tại tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ.
China Telecom là một công ty lưu trữ dữ liệu nhà nước, giờ đã có toàn bộ hình ảnh, tin nhắn, email và thông tin cá nhân của 130 triệu người dùng Trung Quốc. Điều này khiến rất nhiều người lo ngại rằng chính quyền sẽ tìm cách lợi dụng nó để xâm phạm quyền riêng tư của người dân.
Hãng Apple nói rằng họ buộc phải tuân thủ luật An ninh mạng của Trung Quốc, dù họ đã đấu tranh chống lại việc iCloud phải tuân thủ luật này, nhưng đã không thành công.
No comments:
Post a Comment