Thưa quý thính giả, các cuộc biểu tình chống Luật An Ninh Mạng
và Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế tháng 6 vừa qua chứng tỏ cuộc cách mạng dân
chủ Việt Nam đã trưởng thành và sẽ đưa đến sự cáo chung của độc tài
CSVN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận do Phương Thảo Dịch từ nguồn Atimes với tựa đề: “Cách mạng dân chủ chỉ mới bắt đầu tại Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận do Phương Thảo Dịch từ nguồn Atimes với tựa đề: “Cách mạng dân chủ chỉ mới bắt đầu tại Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2018, một nhóm khoảng 300 thường dân Việt Nam
tại thành phố Phan Rí – Bình Thuận đã có cuộc biểu tình đầu tiên chống
lại dự thảo Luật Đặc Khu. Trước đây, họ đã gặp rắc rối với một dự án đầu
tư nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc đang và phản đối nhiều khoản đầu
tư tương tự của Trung Quốc.
Hai ngày sau đó, hàng chục nghìn công nhân tại công ty giày dép
Pouyuen Khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh, đã đình công
chống lại dự thảo Luật Đặc Khu.
Ngày hôm sau, vào ngày 10 tháng 6, nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở các
thành phố khác trong cả nước, bao gồm thủ đô Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Đắc Lắc, Bình Dương, Đồng Nai, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Kiên Giang
và Thành phố Hồ Chí Minh.
Những người biểu tình đã diễn ra một phần nhờ internet, Facebook,
YouTube, Messenger và điện thoại di động và máy ảnh, những công cụ mà
những người biểu tình sử dụng để liên lạc với nhau về địa điểm và thời
điểm diễn ra cuộc biểu tình. Mọi người thậm chí có thể xem các cuộc biểu
tình trực tiếp chia sẻ trên YouTube.
Mặc dù có những nỗ lực kiểm duyệt tốt nhất, chính phủ đã không chặn
tin tức từ các hãng thông tấn quốc tế lớn và các mạng truyền thông xã
hội địa phương.
Do đó, các nỗ lực của chính quyền nhằm dành lại quyền kiểm soát các
kênh này thông qua luật An Ninh Mạng, mặc dù các quy định của luật này
không tuân theo các cam kết của Việt Nam đối với Tổ chức Thương mại Thế
giới và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Cả hai đều không yêu cầu các công ty nước ngoài mở văn phòng và trung
tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Các cuộc biểu tình đã được cộng đồng người Việt Nam hoan nghênh rộng
rãi, qua ở các cuộc biểu tình song song của người Việt ở nhiều nước, bao
gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Na Uy, Phần Lan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines.
Thời gian được cho là chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt
Nam. Trong nước, Đảng đã chia thành hai phần chính – không phải do sự
khác biệt về ý thức hệ, mà là vì lợi ích của chính họ. Đảng đã phần lớn
từ bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ khi áp dụng một hệ thống thị trường
tự do vào năm 1986 dưới cái gọi là “cải cách đổi mới”. Tuy nhiên, cho
đến bây giờ họ vẫn duy trì độc quyền quyền lực chính trị.
Bộ máy chính trị của Việt Nam đã không còn hữu ích, trở nên nặng nề và tốn kém hơn với hy vọng rằng là sẽ bảo vệ được Đảng.
Cựu Bí thư Đảng Lê Khả Phiêu tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trước
kỳ họp thứ sáu của Ủy ban Trung ương lần thứ 12 vào tháng 10/2017 rằng
“phải cách mạng bộ máy chính trị, không có đường lùi. Bộ máy đã trì trệ,
chưa nói đến con người. Không ít người toàn ngồi chơi không”.
Chính phủ hiện chi khoảng 82.1% ngân sách quốc gia để trả lương cho
các quan chức chính phủ, quân đội, cảnh sát, 205 tướng lĩnh công an và 5
triệu đảng viên, 17.9% còn lại được dành cho đầu tư phát triển.
Với rất nhiều người ăn lương chính phủ, phần lương khiêm tốn của họ
không đủ sống. Nhiều người phải tìm cách khác kiếm thêm tiền để tồn tại.
Đó là lý do tại sao tham nhũng tràn lan: Bởi Việt Nam là một hệ thống
độc đảng không có báo chí tự do và không có phân quyền giữa hành pháp,
lập pháp và tư pháp, điều đó cho thấy là không thể kiểm soát được tham
nhũng.
Với các khoản đầu tư của Trung Quốc đang gia tăng, các nhà lãnh đạo
cộng sản Việt Nam đã quen với việc cúi đầu trước can thiệp của Trung
Quốc trong các vấn đề nội bộ. Thật vậy, họ dường như tránh đối đầu với
Trung Quốc bằng mọi giá, nhưng vẫn không thể làm hài lòng Bắc Kinh. Ví
dụ, năm 1988, Việt Nam đã mất 64 binh sĩ mà không đánh trả trong cuộc
giao tranh ở đảo Gạc Ma.
Năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào lãnh hải
Việt Nam, cách Đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý. Sau khi đưa được tàu ra để
chặn giàn khoan của Trung Quốc, Việt Nam đã yêu cầu cộng đồng quốc tế
giúp đỡ nhưng không có quốc gia nào – kể cả Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ – đến
bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ thúc giục cả hai bên phải tự kiềm chế và giải
quyết tranh chấp một cách ôn hòa.
Hiện nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc dường như háo hức giúp Việt Nam phát
triển kinh tế, quốc phòng và tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Tuy
nhiên, các hồ sơ nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam đã hạn chế
các mối quan hệ sâu sắc hơn vào thời điểm quan trọng của chủ nghĩa bành
trướng Trung Quốc.
Những cuộc cách mạng gần đây ở châu Á và Trung Đông, gồm cả mùa xuân Ả
Rập, được nảy sinh từ những tình huống tương tự hiện nay ở Việt Nam.
Mặc dù không có tổ chức và không có sự phối hợp ngay từ đầu, cuộc cách
mạng dân chủ của Việt Nam có bước tiến không thể nhầm lẫn theo một cách
trật tự, mạnh mẽ và ái quốc.
“Nếu đói nghèo là nguyên nhân tạo ra cách mạng, thì lúc nào cũng có
cách mạng”, nhà lý luận cách mạng Nga và Marxist Leon Trotsky đã từng
nói. Trong khi đói nghèo có thể không phải là yếu tố mạnh nhất đằng sau
các cuộc cách mạng mà là bất công xã hội và tham nhũng thường xuyên.
Hiện có sự phân cách lớn giữa giàu và nghèo ở trong hầu hết các huyện,
tỉnh thành Việt Nam.
Người nghèo là những thường người bất lực; những người giàu là các
quan chức chính phủ, các đảng viên cấp cao và thân nhân của họ, những
người không lâu trước đây đã tuyên bố họ thuộc về giai cấp vô sản. Người
dân Việt Nam ủng hộ những người cộng sản đánh thắng ngoại xâm, nhưng họ
sẵn sàng tiến về phía trước.
Nhiều người Việt Nam bây giờ tin rằng một cuộc cách mạng thực sự mong chờ lâu nay chỉ mới bắt đầu./.
Nguồn Atimes
Phương Thảo Dịch
Phương Thảo Dịch
No comments:
Post a Comment