Quý thính giả thân mến, sự yên ổn giả tạo của xã hội VN hiện nay đang che dấu một sự bất ổn nguy hiểm lớn lao mà nguyên do là vì bị đè nén trên mọi lãnh vực. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Sự bất ổn của xã hội” của Võ Xuân Sơn sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Xã hội Việt nam càng ngày càng bộc lộ sự bất ổn: bạo lực, tai nạn giao
thông, cháy nổ, lừa đảo… Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực đều không yên
ổn, dù chỉ là tạm thời.
Việt nam được coi là nơi rất ổn định về chính trị, xã hội, không có những vụ biểu tình, bạo động, khủng bố… Nhưng có thực như vậy không? Thực chất, các vấn đề xã hội ở Việt nam đang bị đè nén, do những tiếng nói khác với quan điểm của giới lãnh đạo đều bị dập tắt. Trong khi đó, những tin tức “nhạy cảm” lại không được công khai, ví dụ như vụ Repsol phải ngừng khai thác tại lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ mới đây.
Mặc dù không có khủng bố, bạo động… nhưng có thực là cuộc sống của chúng ta yên ổn không? Những vụ tai nạn giao thông có nhiều người chết liên tục xảy ra, những vụ cháy, nổ với số người chết lên đến hàng chục người cũng không còn là hiếm hoi. Chúng ta luôn vui mừng là số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000, 9.000…/năm. Con số đó có chính xác không? Những người chết do tai nạn giao thông sau khi vô nhà thương có được tính đến không?
Với một xã hội mà sự yên ổn là giả tạo, các thước đo về mức độ an toàn không chính xác thì sẽ rất khó kiểm soát được phản ứng của nó.
Bạo lực xã hội đang ở mức rất, rất cao. Chỉ trong 6 ngày Tết Mậu Tuất vừa qua, đã có 4.184 trường hợp đánh nhau phải vào bệnh viện, trong đó có 13 người chết. Cũng chỉ trong mấy ngày Tết vừa qua, có 4 vụ hành hung nhân viên y tế với tính chất nghiêm trọng đã xảy ra.
Mức độ manh động của bạo lực cũng ở mức rất nguy hiểm. Rất nhiều người chết chỉ vì những lý do rất lãng xẹt như: nhìn thấy ghét là bị giết, hát karaoke to tiếng là bị giết, nghi ngoại tình rồi bị giết… Có vẻ như việc chém giết là giải pháp được ưa chọn để giải quyết các mâu thuẫn thông thường trong xã hội. Mạng người có vẻ không có nhiều giá trị trong xã hội này.
Các vụ bạo lực nhắm vào nhân viên y tế và các thầy cô giáo cho thấy sự bất ổn trong xã hội hiện nay có liên quan đến sự tha hóa về đạo đức. Trên thực tế, sự tha hóa về đạo đức ở xã hội chúng ta xuất hiện ở mọi tầng lớp. Ở tầng lớp thấp là những kẻ giết người máu lạnh, tàn sát cả gia đình mà không run tay. Ở cấp độ cao hơn, là những ông tướng công an, có nhiệm vụ chống tội phạm, lại trở thành bảo kê cho tội phạm. Cao hơn nữa, là những quan chức tham nhũng, phá hoại hàng ngàn tỉ đồng.
Sự tha hóa về đạo đức còn bộc lộ qua việc các quan chức nhà nước đã khuấy đục môi trường kinh doanh để kiếm lợi riêng, biến xã hội của chúng ta thành nơi lý tưởng cho những kẻ không từ thủ đoạn nào để trục lợi. Ở mức thấp là các công ty sân sau của các quan chức phụ trách việc kiểm tra, giám sát, cấp giấy phép an toàn như phòng cháy chữa cháy, môi trường… mà chỉ có họ mới có thể bảo đảm doanh nghiệp được cấp phép. Cao hơn nữa là những chiêu trò lũng đoạn chính sách để cướp tiền của dân như việc đặt các trạm thu phí BOT giao thông không đúng chỗ hoặc lập ra những “quả đấm thép” để tự do trục lợi.
Sự bất ổn của xã hội chúng ta còn biểu lộ dưới sự tháo chạy khỏi đất nước của những người có tiền, những người có khả năng kinh doanh, có khả năng làm giàu cho đất nước. Trong khi không ở đâu trên thế giới này có một không gian văn hóa tương đồng với người Việt nam bằng ở Việt nam, người ta vẫn tìm mọi cách để ra đi. Có phải là do họ mất gốc không? Không hẳn vậy. Xã hội Việt nam đã không còn là nơi an toàn. Họ chấp nhận kiếp sống tha hương, với những khắc khoải nhớ về quê hương, để được coi là con người đúng nghĩa, để được sống đúng nghĩa, chứ không phải những gì họ đang có trong xã hội Việt nam.
So với những năm tháng chiến tranh, đất nước chúng ta đã trở nên to lớn hơn, của cải vật chất nhiều hơn. Nhưng dù có nhiều nhà cao, dù có nhiều đường cao tốc, dù có có nhiều xe hơi… đất nước chúng ta vẫn không đẹp hơn, xã hội chúng ta vẫn không đàng hoàng hơn, mà trái lại cực kì lộn xộn và bất an, mức độ rủi ro cao đối với tất cả những người dân.
Chỉ có những lãnh đạo là an toàn, kể cả khi họ không thực hiện nhiệm vụ, mà còn bòn rút tiền của dân… và có những hành vi lời nói… gây ra sự bất ổn xã hội.
Võ Xuân Sơn
Việt nam được coi là nơi rất ổn định về chính trị, xã hội, không có những vụ biểu tình, bạo động, khủng bố… Nhưng có thực như vậy không? Thực chất, các vấn đề xã hội ở Việt nam đang bị đè nén, do những tiếng nói khác với quan điểm của giới lãnh đạo đều bị dập tắt. Trong khi đó, những tin tức “nhạy cảm” lại không được công khai, ví dụ như vụ Repsol phải ngừng khai thác tại lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ mới đây.
Mặc dù không có khủng bố, bạo động… nhưng có thực là cuộc sống của chúng ta yên ổn không? Những vụ tai nạn giao thông có nhiều người chết liên tục xảy ra, những vụ cháy, nổ với số người chết lên đến hàng chục người cũng không còn là hiếm hoi. Chúng ta luôn vui mừng là số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000, 9.000…/năm. Con số đó có chính xác không? Những người chết do tai nạn giao thông sau khi vô nhà thương có được tính đến không?
Với một xã hội mà sự yên ổn là giả tạo, các thước đo về mức độ an toàn không chính xác thì sẽ rất khó kiểm soát được phản ứng của nó.
Bạo lực xã hội đang ở mức rất, rất cao. Chỉ trong 6 ngày Tết Mậu Tuất vừa qua, đã có 4.184 trường hợp đánh nhau phải vào bệnh viện, trong đó có 13 người chết. Cũng chỉ trong mấy ngày Tết vừa qua, có 4 vụ hành hung nhân viên y tế với tính chất nghiêm trọng đã xảy ra.
Mức độ manh động của bạo lực cũng ở mức rất nguy hiểm. Rất nhiều người chết chỉ vì những lý do rất lãng xẹt như: nhìn thấy ghét là bị giết, hát karaoke to tiếng là bị giết, nghi ngoại tình rồi bị giết… Có vẻ như việc chém giết là giải pháp được ưa chọn để giải quyết các mâu thuẫn thông thường trong xã hội. Mạng người có vẻ không có nhiều giá trị trong xã hội này.
Các vụ bạo lực nhắm vào nhân viên y tế và các thầy cô giáo cho thấy sự bất ổn trong xã hội hiện nay có liên quan đến sự tha hóa về đạo đức. Trên thực tế, sự tha hóa về đạo đức ở xã hội chúng ta xuất hiện ở mọi tầng lớp. Ở tầng lớp thấp là những kẻ giết người máu lạnh, tàn sát cả gia đình mà không run tay. Ở cấp độ cao hơn, là những ông tướng công an, có nhiệm vụ chống tội phạm, lại trở thành bảo kê cho tội phạm. Cao hơn nữa, là những quan chức tham nhũng, phá hoại hàng ngàn tỉ đồng.
Sự tha hóa về đạo đức còn bộc lộ qua việc các quan chức nhà nước đã khuấy đục môi trường kinh doanh để kiếm lợi riêng, biến xã hội của chúng ta thành nơi lý tưởng cho những kẻ không từ thủ đoạn nào để trục lợi. Ở mức thấp là các công ty sân sau của các quan chức phụ trách việc kiểm tra, giám sát, cấp giấy phép an toàn như phòng cháy chữa cháy, môi trường… mà chỉ có họ mới có thể bảo đảm doanh nghiệp được cấp phép. Cao hơn nữa là những chiêu trò lũng đoạn chính sách để cướp tiền của dân như việc đặt các trạm thu phí BOT giao thông không đúng chỗ hoặc lập ra những “quả đấm thép” để tự do trục lợi.
Sự bất ổn của xã hội chúng ta còn biểu lộ dưới sự tháo chạy khỏi đất nước của những người có tiền, những người có khả năng kinh doanh, có khả năng làm giàu cho đất nước. Trong khi không ở đâu trên thế giới này có một không gian văn hóa tương đồng với người Việt nam bằng ở Việt nam, người ta vẫn tìm mọi cách để ra đi. Có phải là do họ mất gốc không? Không hẳn vậy. Xã hội Việt nam đã không còn là nơi an toàn. Họ chấp nhận kiếp sống tha hương, với những khắc khoải nhớ về quê hương, để được coi là con người đúng nghĩa, để được sống đúng nghĩa, chứ không phải những gì họ đang có trong xã hội Việt nam.
So với những năm tháng chiến tranh, đất nước chúng ta đã trở nên to lớn hơn, của cải vật chất nhiều hơn. Nhưng dù có nhiều nhà cao, dù có nhiều đường cao tốc, dù có có nhiều xe hơi… đất nước chúng ta vẫn không đẹp hơn, xã hội chúng ta vẫn không đàng hoàng hơn, mà trái lại cực kì lộn xộn và bất an, mức độ rủi ro cao đối với tất cả những người dân.
Chỉ có những lãnh đạo là an toàn, kể cả khi họ không thực hiện nhiệm vụ, mà còn bòn rút tiền của dân… và có những hành vi lời nói… gây ra sự bất ổn xã hội.
No comments:
Post a Comment