Đối với nhân loại, nhân quyền là vấn đề hệ trọng bậc nhất, là thước đo để biết một nhà nước có văn minh, tiến bộ, người dân có hạnh phúc hay không.
Trong tâm thức người dân ở các quốc gia văn minh thì một chế
độ được tôn trọng và được đánh giá là đáng sống hay không tùy
thuộc vào sự tuân thủ luật pháp quốc tế và giá trị nhân
quyền chứ không phải ở tổng thu nhập quốc gia hay thu nhập cá
nhân cao hay thấp.
Nhà cầm quyền cộng sản VN vẫn dùng sự tăng trưởng kinh tế
và thu nhập cá nhân để biện minh cho sự đàn áp nhân quyền và
sự toàn trị của chế độ. Họ dùng lý do “ổn định” chính trị
để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tuy rằng trong sâu
xa, nhà cầm quyền vẫn biết đây chỉ là sự ngụy biện, một tấm
khiên để che chắn bảo vệ chế độ, bảo vệ đặc quyền đặc lợi
của giai cấp thống trị, họ bảo vệ chế độ đơn giản chỉ vì
dòng tộc của họ đã đổ xương máu để chiếm quyền lực trong hai
cuộc chiến tranh.
Chiêu bài xóa bỏ giai cấp như một mục đích cứu cánh để
tiến hành chiến tranh cũng không còn được nhắc đến trong cái
gọi là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ngày hôm nay đảng cộng sản đã phản bội lại những giá trị
mà chính họ hô hào trước khi nắm được quyền lực như công bằng
xã hội, nhà nước cộng hòa của dân, do dân, vì dân và một xã
hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, v.v… VN ngày hôm nay
là một nhà nước tư bản rừng rú, với một giai cấp tư bản đỏ
tham lam, đứng trên luật pháp mà chế độ gọi là “nhóm lợi
ích”.
Những ông chủ các dự án BOT và BT là những trường hợp điển hình nhất
và chính sự tham lam vô độ của họ làm dấy lên cuộc phản kháng của người
dân và giới tài xế mà cộng đồng mạng gọi là cuộc “cách mạng tiền lẻ”,
làm tê liệt giao thông trong những ngày cuối năm 2017, buộc nhà cầm
quyền phải huy động cả công an và quân đội can thiệp.
Hiện nay tất cả những công ty lớn, tập đoàn kinh tế có tầm vóc quốc
gia và quốc tế đều là của tư bản đỏ, các ngân hàng, các tập đoàn vận tải
và xuất nhập khẩu là của con ông cháu cha.
Dọc các bờ biển đẹp, những vùng núi non tráng lệ và các danh thắng
trên cả nước hiện diện các khu nghỉ dưỡng, các khách sạn sang trọng dành
cho khách ngoại quốc và tầng lớp giàu có là của ông này bà nọ. Người
dân chẳng còn gì khi bờ biển, núi non hùng vĩ bị các ông chủ tư bản đỏ
độc chiếm biến thành của riêng khiến cho hàng chục triệu người dân sống
trong tình trạng một mảnh đất cắm dùi cũng không có chứ đừng nói gì đến
nhà ở.
Tại các nước văn minh thì nhà ở là vấn đề nhân quyền quan trọng sau việc làm.
Việt Nam ngày nay không những các quyền tự do như ngôn luận, lập hội,
bầu cử, ứng cử bị cấm đoán mà cả quyền sở hữu đất đai cũng bị tước
đoạt.
Điều 51 của cái gọi là Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản
lý.
Với điều luật này người dân chỉ được quyền xử dụng mãnh đất của mình
hay của gia tộc mình để lại trong thời hạn không quá 50 năm chứ không có
quyền sở hữu mãnh đất của mình và lưu truyền lại cho con cháu.
Không những quyền chính trị của người dân bị tước đoạt mà những nhân
quyền căn bản như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở,
quyền được có việc làm và chỗ ở, quyền được khám-chữa bệnh, đi học cũng
không được tôn trọng.
Về chính trị: VN là một chế độ độc tài toàn trị, và đảng
cộng sản là một tập hợp của những thành phần bất hảo, tham
nhũng và tàn bạo.
Để duy trì chế độ độc tài toàn trị, đảng cộng sản phủ
nhận nhân quyền, coi nhân quyền là một mối hiểm họa cho sự cai
trị tuyệt đối của đảng. Vì nhân quyền là những giá trị nền
tảng để xây dựng chế độ dân chủ, tự do.
Tự do, dân chủ là mục tiêu tối hậu và tối thượng của nhân
quyền. Tôn trọng và thực thi nhân quyền sẽ tất yếu dẫn đến
chế độ dân chủ pháp trị, nhân bản, văn minh, và nếu tôn trọng
và thực thi nhân quyền thì đảng cộng sản sẽ không còn đất
sống.
Đó là lý do tại sao đảng cộng sản rất “dị ứng” với những
giá trị nhân quyền, họ phủ nhận và tìm mọi cách để vô hiệu
hóa.
Hơn nữa đảng cộng sản coi con người là công cụ, nếu tôn trọng nhân quyền thì đảng cộng sản không còn là cộng sản.
Hơn nữa đảng cộng sản coi con người là công cụ, nếu tôn trọng nhân quyền thì đảng cộng sản không còn là cộng sản.
Trong chiến tranh họ lùa người dân vào cuộc chiến để chiếm quyền lực,
bất chấp hàng triệu thanh niên, phụ nữ chết thê thảm dưới bom đạn và
đói rét.
Trong thời bình họ dùng người dân như những vật thí nghiệm cho những
kế hoạch hoang đường, không tưởng và tước bỏ của người dân những quyền
căn bản nhất như quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền
mưu cầu hạnh phúc.
Đảng cộng sản coi dân như tôi tớ, như người phải chịu hàm ơn họ.
Đảng cộng sản coi dân như tôi tớ, như người phải chịu hàm ơn họ.
Còn các lãnh tụ cộng sản như Hồ chí Minh thì coi dân như con cháu và
tự xưng bằng “Bác” và buộc mọi người từ cụ già đến con trẻ phải gọi bằng
“bác”.
Đảng cộng sản và những người cộng sản có thái độ khinh bạc với người
dân một cách công khai không che giấu, họ không coi người dân là chủ đất
nước, là người họ phải phục vụ chứ không phải người dân phải làm nô lệ
cho họ.
Đảng cộng sản hiện nay đã trở thành giai cấp thống trị, và người dân là giai cấp bị trị.
Như vậy thì người dân VN có nên tiếp tục bị đảng cộng sản
lừa mị bằng những chiêu bài rẻ tiền, như cái gọi là “nền dân
chủ độc đảng” hay nền dân chủ “xã hội chủ nghĩa” không?
Bản chất của đảng cộng sản là khinh miệt nhân phẩm con
người, coi con người là công cụ, là một kết quả của sự tiến
hóa từ vượn lên người, chứ không có giá trị nhân vị thiêng
liêng.
Phủ nhận giá trị nhân vị thiêng liêng của con người, đảng cộng sản vĩnh viễn phủ nhận giá trị nhân quyền.
Đồng bào VN có nên tiếp tục chấp nhận làm công cụ cho chế độ không?
Tiếp tục để bị chà đạp hay nên đấu tranh để giành lại phẩm giá cho mình?
Tiếp tục để bị chà đạp hay nên đấu tranh để giành lại phẩm giá cho mình?
Đấu tranh để giành lại phẩm giá cho mọi người cũng là đấu
tranh để giành lại quyền làm chủ thân phận của mình, làm chủ
đất nước. Và một nhà nước dân chủ – tự do, văn minh và nhân
bản sẽ bắt đầu từ đây./.
Huỳnh Ngọc Tuấn
No comments:
Post a Comment