Kính thưa quý thính giả,
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Thời kỳ Hai Bà Trưng dựng cờ độc lập quá ngắn ngủi, nhưng 500 năm sau đó, lại có một vị vua lãnh đạo dân Việt đánh đuổi được giặc ngoại xâm, đặt tên nước là Vạn Xuân. Mặc dù triều đại này không kéo dài như nhà Hậu Lý về sau, nhưng vẫn được hậu thế xem trọng và ghi nhớ công đức. Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Lý Nam Đế” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Thời kỳ Hai Bà Trưng dựng cờ độc lập quá ngắn ngủi, nhưng 500 năm sau đó, lại có một vị vua lãnh đạo dân Việt đánh đuổi được giặc ngoại xâm, đặt tên nước là Vạn Xuân. Mặc dù triều đại này không kéo dài như nhà Hậu Lý về sau, nhưng vẫn được hậu thế xem trọng và ghi nhớ công đức. Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Lý Nam Đế” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Lý Nam Đế là một vị vua đã sáng lập ra nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước
Vạn Xuân. Lý Nam Đế, tên thật là Lý Bí, còn được gọi là Lý Bôn, người
làng Thái Bình, phủ Long Hưng.
Lý Bí đã lãnh đạo dân quân nước Việt khởi nghĩa, đánh đuổi được giặc ngoại xâm, sau đó lên ngôi xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên.
Theo sử sách, tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Hoa, vào cuối thời Tây Hán chạy sang Việt Nam lánh nạn. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ.
Lý Bí sinh ngày 17/10/503, nhằm ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi. Thuở nhỏ rất thông minh, lên năm 5 tuổi thì cha mất và 7 tuổi thì mẹ qua đời, ông về sống với người chú ruột, sau đó được một vị thiền sư đem về chùa nuôi dạy.
Sau hơn 10 năm rèn luyện, Lý Bí trở thành người học rộng hiểu sâu. Vì là người văn võ song toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lãnh tại địa phương. Ông từng ra làm quan cho nhà Lương, nhưng vì bất mãn trước sự tàn ác của đám quan lại đô hộ Việt Nam, nên ông từ quan, về quê chiêu binh mãi mã chống lại triều đình nhà Lương.
Vì khâm phục tài nghệ của Lý Bí, tù trưởng ở Chu Diên là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục dẫn quân gia nhập vào đoàn quân của Lý Bí.
Năm 541, thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư cai trị hà khắc khiến người dân căm phẫn. Lúc ấy giặc Lâm Ấp lại quấy phá ở phía Nam, gây điêu đứng thêm cho dân chúng Giao Châu. Lý Bí khi ấy từ quan về quê chiêu mộ nghĩa quân. Khi có đủ quân số, Lý Bí dẫn quân tiến đánh, Tiêu Tư thua chạy về Quảng Châu, Lý Bí chiếm lấy thành Long Biên.
Tháng 12 năm 542, vua nhà Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng dẫn quân sang phục hận, nhưng khi đến Hợp Phố thì bại trận, toàn quân tan rã. Bốn tháng sau, vua Lâm Ấp đưa quân xâm chiếm quận Nhật Nam, Lý Nam Đế sai Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. Vào tháng Giêng năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế (Nam Việt Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức, đổi tên nước là Vạn Xuân. Ngài đóng đô ở Ô Diên, xây điện Vạn Thọ làm nơi triều đình hội họp, bổ nhiệm Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Phạm Tu đứng đầu quan võ.
Tháng 6 năm 545, nhà Lương cử Dương Thiệu làm thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư Mã, một lần nữa đem quân xâm lấn nước Việt. Khi quân của Trần Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, nhưng bị thua trận tại Chu Diên.
Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên lấy được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy vào Tân Xương. Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ Tân Xương ra đóng ở hồ Điển Triệt. Quân Lương sợ hãi, không dám tiến quân. Lợi dụng nước sông dâng cao, Trần Bá Tiên đưa quân theo dòng nước tiến công. Quân của Lý Nam Đế không phòng bị nên tan vỡ, phải lui về thủ ở động Khuất Lạo.
Sau đó, Lý Nam Đế ủy thác cho Tả tướng là Triệu Quang Phục chỉ huy toàn quân.
Ngày 20/3/548, Lý Nam Đế bị bệnh qua đời, trị vì được 5 năm, hưởng dương 46 tuổi.
Để tưởng nhớ công lao của vua Lý Nam Đế, dân chúng địa phương lập ngôi Đền Mục và hằng năm đều tổ chức lễ giỗ. Đặc biệt, ngày 12 tháng Giêng đã trở thành ngày Lễ hội chính của Đền Mục tại xã Tiên Phong. Ngoài ra, tại trung tâm Hà Nội có một khu phố mang tên Lý Nam Đế.
Lý Bí đã lãnh đạo dân quân nước Việt khởi nghĩa, đánh đuổi được giặc ngoại xâm, sau đó lên ngôi xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên.
Theo sử sách, tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Hoa, vào cuối thời Tây Hán chạy sang Việt Nam lánh nạn. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ.
Lý Bí sinh ngày 17/10/503, nhằm ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi. Thuở nhỏ rất thông minh, lên năm 5 tuổi thì cha mất và 7 tuổi thì mẹ qua đời, ông về sống với người chú ruột, sau đó được một vị thiền sư đem về chùa nuôi dạy.
Sau hơn 10 năm rèn luyện, Lý Bí trở thành người học rộng hiểu sâu. Vì là người văn võ song toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lãnh tại địa phương. Ông từng ra làm quan cho nhà Lương, nhưng vì bất mãn trước sự tàn ác của đám quan lại đô hộ Việt Nam, nên ông từ quan, về quê chiêu binh mãi mã chống lại triều đình nhà Lương.
Vì khâm phục tài nghệ của Lý Bí, tù trưởng ở Chu Diên là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục dẫn quân gia nhập vào đoàn quân của Lý Bí.
Năm 541, thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư cai trị hà khắc khiến người dân căm phẫn. Lúc ấy giặc Lâm Ấp lại quấy phá ở phía Nam, gây điêu đứng thêm cho dân chúng Giao Châu. Lý Bí khi ấy từ quan về quê chiêu mộ nghĩa quân. Khi có đủ quân số, Lý Bí dẫn quân tiến đánh, Tiêu Tư thua chạy về Quảng Châu, Lý Bí chiếm lấy thành Long Biên.
Tháng 12 năm 542, vua nhà Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng dẫn quân sang phục hận, nhưng khi đến Hợp Phố thì bại trận, toàn quân tan rã. Bốn tháng sau, vua Lâm Ấp đưa quân xâm chiếm quận Nhật Nam, Lý Nam Đế sai Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. Vào tháng Giêng năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế (Nam Việt Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức, đổi tên nước là Vạn Xuân. Ngài đóng đô ở Ô Diên, xây điện Vạn Thọ làm nơi triều đình hội họp, bổ nhiệm Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Phạm Tu đứng đầu quan võ.
Tháng 6 năm 545, nhà Lương cử Dương Thiệu làm thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư Mã, một lần nữa đem quân xâm lấn nước Việt. Khi quân của Trần Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, nhưng bị thua trận tại Chu Diên.
Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên lấy được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy vào Tân Xương. Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ Tân Xương ra đóng ở hồ Điển Triệt. Quân Lương sợ hãi, không dám tiến quân. Lợi dụng nước sông dâng cao, Trần Bá Tiên đưa quân theo dòng nước tiến công. Quân của Lý Nam Đế không phòng bị nên tan vỡ, phải lui về thủ ở động Khuất Lạo.
Sau đó, Lý Nam Đế ủy thác cho Tả tướng là Triệu Quang Phục chỉ huy toàn quân.
Ngày 20/3/548, Lý Nam Đế bị bệnh qua đời, trị vì được 5 năm, hưởng dương 46 tuổi.
Để tưởng nhớ công lao của vua Lý Nam Đế, dân chúng địa phương lập ngôi Đền Mục và hằng năm đều tổ chức lễ giỗ. Đặc biệt, ngày 12 tháng Giêng đã trở thành ngày Lễ hội chính của Đền Mục tại xã Tiên Phong. Ngoài ra, tại trung tâm Hà Nội có một khu phố mang tên Lý Nam Đế.
* * *
Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, có vô số cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của dân quân Việt với quyết tâm dựng lại nền tự chủ cho đất nước Văn Lang. Rất nhiều anh hùng hào kiệt mang hai dòng máu Hoa – Việt đã hy sinh cho khát vọng cao cả này, trong đó có Lý Bí. Nền độc lập non trẻ của Ngài đã được nối tiếp nhiều năm sau đó dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng lãnh trẻ tuổi của Lý Nam Đế.
Dòng sinh mệnh của dân tộc Việt đã được trường tồn nhờ có được những anh hùng như Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí… Họ là những người nối tiếp nhau duy trì mảnh giang sơn gấm vóc của giòng giống Bách Việt trước sự xâm lược của đế quốc phương Bắc.
Điều đáng buồn là truyền thống ấy đang có nguy cơ lụi tàn trước thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của tập đoàn CSVN hôm nay, những kẻ luôn ra rả tự hào là yêu nước, nhưng lại ký kết thỏa ước Thành Đô để dâng hiến cho bè lũ Hán Cộng mảnh giang san gấm vóc mà tiền nhân đã phải hy sinh xương máu mới giữ được suốt mấy ngàn năm qua./.
Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, có vô số cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của dân quân Việt với quyết tâm dựng lại nền tự chủ cho đất nước Văn Lang. Rất nhiều anh hùng hào kiệt mang hai dòng máu Hoa – Việt đã hy sinh cho khát vọng cao cả này, trong đó có Lý Bí. Nền độc lập non trẻ của Ngài đã được nối tiếp nhiều năm sau đó dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng lãnh trẻ tuổi của Lý Nam Đế.
Dòng sinh mệnh của dân tộc Việt đã được trường tồn nhờ có được những anh hùng như Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí… Họ là những người nối tiếp nhau duy trì mảnh giang sơn gấm vóc của giòng giống Bách Việt trước sự xâm lược của đế quốc phương Bắc.
Điều đáng buồn là truyền thống ấy đang có nguy cơ lụi tàn trước thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của tập đoàn CSVN hôm nay, những kẻ luôn ra rả tự hào là yêu nước, nhưng lại ký kết thỏa ước Thành Đô để dâng hiến cho bè lũ Hán Cộng mảnh giang san gấm vóc mà tiền nhân đã phải hy sinh xương máu mới giữ được suốt mấy ngàn năm qua./.
No comments:
Post a Comment