Kính thưa quý thính giả, đảng CS Bắc Hàn chỉ chấp nhận đàm phán
khi cùng đường. Tuy nhiên, họ cũng sẽ dễ dàng phản bội mọi thỏa ước như
tất cả các đảng CS khác khi có cơ hội. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe
phần Bình Luận của Phạm Hy Sơn với tựa đề: “Kim Jong-un đã cùng
đường?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh
tối nay.
Cuộc chiến Nam-Bắc Hàn kết thúc năm 1953 với một hiệp ước đình
chiến và sông Áp Lực là gianh giới chia đôi hai miền. Kể từ
đó, chính quyền độc tài của nhà họ Kim ở miền Bắc dựng lên
một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm là Mỹ làm người dân sợ và có
cái cớ để xiết chặt chế độ độc tài, đàn áp người dân khắc
nghiệt hơn cả Mao, Staline…
Từ hơn 20 năm qua, còn thêm vấn đề tham vọng tên lửa, vũ khí
nguyên tử, hạt nhân của Bắc Hàn làm sự đối đầu với Mỹ và Nam
Triều Tiên gia tăng.
Sự căng thẳng giữa hai bên bắt đầu từ tháng 4/2017 đã thực
sự leo cao: Trump, Tập dự trù gặp nhau vào ngày 6/4 thì ngay hôm
trước, 5/4, Bắc Hàn phóng tên lửa đạn đạo ra biển tây Thái
Bình Dương.
Bắc Hàn cảnh cáo Trump hay Tập?
– Cả hai, nhưng Tập nhiều hơn Trump, là đừng vì lợi ích thương mại với Mỹ mà bán đứng Bắc Hàn như đã từng phản bội đi với Nam Hàn vào năm 1992. Tập Cận Bình phải sớm gặp Tổng Thống Mỹ vì hàng xuất cảng vào thị trường to lớn Mỹ chiếm tới trên 6% tổng sản lượng GDP của Trung Quốc, một vấn đề sinh tử đối với Tập vì theo công bố chính thức, xin nhấn mạnh hai chữ chính thức, tăng trưởng của Trung Quốc từ ngày Tập lên cầm quyền đến nay mỗi năm mỗi xuống, chỉ còn trên 6%. Nếu mất thị trường Mỹ, kinh tế Trung Quốc còn tụt dốc nhanh hơn nữa. Biết rõ điều này, luôn luôn Trump dùng áp lực thương mại đe dọa Trung Quốc. Không phải chỉ bây giờ mà ngay từ khi vận động tranh cử, vấn đề thặng dư mậu dịch và chiến tranh thương mại với Trung Quốc là một trong những chủ đề kiếm phiếu nhiều nhất cho Trump.
– Cả hai, nhưng Tập nhiều hơn Trump, là đừng vì lợi ích thương mại với Mỹ mà bán đứng Bắc Hàn như đã từng phản bội đi với Nam Hàn vào năm 1992. Tập Cận Bình phải sớm gặp Tổng Thống Mỹ vì hàng xuất cảng vào thị trường to lớn Mỹ chiếm tới trên 6% tổng sản lượng GDP của Trung Quốc, một vấn đề sinh tử đối với Tập vì theo công bố chính thức, xin nhấn mạnh hai chữ chính thức, tăng trưởng của Trung Quốc từ ngày Tập lên cầm quyền đến nay mỗi năm mỗi xuống, chỉ còn trên 6%. Nếu mất thị trường Mỹ, kinh tế Trung Quốc còn tụt dốc nhanh hơn nữa. Biết rõ điều này, luôn luôn Trump dùng áp lực thương mại đe dọa Trung Quốc. Không phải chỉ bây giờ mà ngay từ khi vận động tranh cử, vấn đề thặng dư mậu dịch và chiến tranh thương mại với Trung Quốc là một trong những chủ đề kiếm phiếu nhiều nhất cho Trump.
Đáp lại việc phóng tên lửa của Bắc Hàn, ngày 9/4 Trump hù Bắc
Hàn bằng cách cho Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Winson và 3 chiến
hạm từ Singapore tiến về bán đảo Triều Tiên thay vì đi thăm Úc.
Đồng thời chính phủ Mỹ cho biết Tổng Thống đang nghiên cứu
“Tất cả kịch bản để chấm dứt đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn”. Cố
vấn An Ninh quốc gia Mc Master tuyên bố một cách cụ thể là TT
Trump đã yêu cầu các cố vấn quân sự “sẵn sàng cung cấp cho bên
an ninh một lọat giải pháp toàn diện để chấm dứt đe dọa nhắm
vào nhân dân Mỹ và các đồng minh đối tác của Mỹ trong khu
vực”.
Phía Trung Quốc, sáng 10/4 cử đặc sứ, ông Vũ Đại Vĩ tới
thảo luận với đồng nhiệm Nam Hàn tại Seoul, hai bên thỏa thuận
sẽ có những biện pháp mạnh “nếu Bắc Hàn lại thí nghiệm nguyên
tử hay tên lửa đạn đạo”.
Để trừng phạt Bắc Hàn, ngày 11/4 Trung Quốc ra lệnh cho các
doanh nghiệp Trung Quốc trả hàng về Bắc Hàn, lệnh này được thi
hành với 2.6 triệu tấn than đá là mặt hàng xuất cảng chính
của Bắc Hàn sang Trung Quốc, thu nhiều ngoại tệ cho nước này.
Về phía Nhật, ngày 12/4/2017 cho biết sẽ gửi 2 tàu chiến
tham dự tập trận với đoàn tàu chiến Mỹ gần bán đảo Triều
Tiên.
Phản ứng của Mỹ, Nhật, Nam Hàn và Trung Quốc không làm Bắc
Hàn nhụt chí. Ngày 16/4/2017 chỉ vài giờ trước khi Phó Tổng
Thống Mike Pence tới Seoul thảo luận phương pháp đối phó với Bắc
Hàn, một tên lửa được phóng nhưng thất bại ngay khi khai hỏa.
Tất cả những biện pháp đe dọa ấy không khuất phục được Kim
Jong-Un vì Kim biết rằng Mỹ và Nam Hàn, Nhật không dám gây
chiến bởi thủ đô Seoul của Nam Hàn và các vùng phụ cận có
tới hơn 20 triệu dân, chỉ cách Bắc Hàn khoảng 50 cây số, nằm
trong tầm bắn của hàng ngàn khẩu đại bác và hoả tiễn – chưa
kể bom nguyên tử và bom hạt nhân – được bố trí ở phía Bắc sông
Áp Lực sẵn sàng nhả đạn ngay phút đầu tiên. Nếu chiến tranh
xẩy ra có thể làm hàng triệu người dân ở khu vực Seoul thiệt
mạng.
Càng ngày Bắc Hàn càng gia tăng đe dọa các nước trong vùng và Mỹ.
Lúc 6:30 sáng 29/8/2017, sau mấy ngày dọa phóng 4 tên lửa sang đảo Guam của Mỹ, Bắc Hàn phóng 1 tên lửa có tầm xa 2,700 cây số qua phía Bắc Nhật Bản. Cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng phản đối, trong đó Nga, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế. Tổng Thống Mỹ Trump: “Mọi phương án đang được đặt trên bàn”.
Lúc 6:30 sáng 29/8/2017, sau mấy ngày dọa phóng 4 tên lửa sang đảo Guam của Mỹ, Bắc Hàn phóng 1 tên lửa có tầm xa 2,700 cây số qua phía Bắc Nhật Bản. Cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng phản đối, trong đó Nga, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế. Tổng Thống Mỹ Trump: “Mọi phương án đang được đặt trên bàn”.
Nhưng tình hình trở nên nghiêm trọng tột độ khi Bắc Hàn thông
báo ngày 3/9 là đã thử thành công bom nhiệt hạch mạnh 150 ngàn
tấn. Ngày 3/9 cũng là ngày Trung Quốc khai mạc hội nghị các
nước đang phát triển gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam
Phi (BRICS) ở Hạ Môn. Bị làm bỉ mặt, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung
Quốc tức giận “mạnh mẽ lên án” và yêu cầu Bắc Hàn “chấm dứt
các hành vi khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn”.
Đòn quyết liệt của Liên Hiệp Quốc buộc Kim Jong-Un phải hoà
đàm là vào ngày 11/9/2017 tất cả 15 hội viên Hội Đồng Bảo An
LHQ, trong đó có Nga, Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết của
Bắc Hàn, đồng thuận trừng phạt thêm (sau khi đã có những nghị
quyết trừng phạt từ trước):
– Cấm Bắc Hàn xuất cảng hàng dệt may.
– Cấm các nước thuê công nhân Bắc Hàn.
– Cấm vận xăng dầu…
– Cấm các nước thuê công nhân Bắc Hàn.
– Cấm vận xăng dầu…
Quả thật Kim Jong-Un sau khi bị chế tài nghiêm ngặt đã phải
đích thân tới Bắc Kinh 4 ngày, từ 24/3 đến 27/3 khi cùng đường
để xin sự hậu thuẫn của Trung Quốc trước khi hội đàm với Tổng
Thống Moon của Nam Hàn vào ngày 27/4/2018 và với Tổng Thống Mỹ
Trump cuối tháng 5/2018 sắp tới.
Kim – Tập đã bàn bạc với nhau những âm mưu gì trong 4 ngày ở
Bắc Kinh và Tập Cận Bình đã chỉ thị cho Kim đối phó với
Tổng Thống Nam Hàn và Tổng Thống Mỹ như thế nào thì chỉ có
hai người họ biết với nhau. Tất cả các vấn đề báo chí đặt ra
cho cuộc họp này chỉ là suy đoán, nhưng chúng ta nhớ lại rằng
Bắc Hàn đã 2 lần ký kết với Mỹ và Nam Hàn không phát triển võ
khí nguyên tử lúc gặp khó khăn về kinh tế (làm dân Bắc Hàn
chết đói hàng triệu người) để lấy viện trợ của Nam Hàn và
của Mỹ. Hai lần ký thì cả hai lần bội ước nên mới có những
cuộc đàm phán sắp tới khi Bắc Hàn bị cấm vận nghiêm ngặt làm
kinh tế khốn quẫn.
Phạm Hy Sơn
No comments:
Post a Comment