Nhân Ngày 30/4, 18 Hội Đoàn Kêu Gọi CSVN Thay Đổi Thể Chế
Để đánh dấu 43 năm ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, tức ngày 30/4/1975, 18 hội đoàn trong và ngoài nước đã đồng ký tên vào lá thư kêu gọi Việt Nam loại bỏ chế độ cộng sản độc tài, đồng thời cổ xúy dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Bức thư có đoạn viết: “Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hãy ý thức quyền lợi và tương lai của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của dân tộc, từ bỏ tư tưởng giáo điều độc tôn, chấp nhận một thể chế dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do bầu cử…”. Bức thư còn thỉnh nguyện toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau liên kết tạo dựng nội lực dân tộc.
200 Doanh Nghiệp Bị Thanh Tra Về Môi Trường Mà Không Có Công Ty Formosa
Như mọi người trong nước cũng như quốc tế đều biết, kể từ tháng 4 năm 2016 đến nay, Công ty Formosa tại tỉnh Hà Tĩnh đã xả vô số chất thải độc hại ra biển làm cá chết hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng chục ngàn ngư dân cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Thảm hoạ do công ty này gây ra đã dẫn đến hàng chục cuộc biểu tình, có khi lên đến 10 ngàn người tại khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Thứ ba 24/4 vừa qua, hiện tượng cá chết hàng loạt trong lồng bè lại tiếp tục diễn ra tại vịnh Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, khiến mọi người có lý do để nghi ngờ do Công ty Formosa gây ra. Mặc dù tội ác của công ty này lớn và kéo dài như thế, nhưng theo thông tin được báo mạng Dân Trí loan tải vào hôm 27/4, thì trong danh sách hơn 200 doanh nghiệp sẽ bị Bộ Tài nguyên & Môi trường thanh tra trong năm nay lại không có tên của Công ty Formosa. Điều này khiến người dân rất nghi ngờ về khả năng hối lộ của công ty tội ác này.
Như mọi người trong nước cũng như quốc tế đều biết, kể từ tháng 4 năm 2016 đến nay, Công ty Formosa tại tỉnh Hà Tĩnh đã xả vô số chất thải độc hại ra biển làm cá chết hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng chục ngàn ngư dân cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. Thảm hoạ do công ty này gây ra đã dẫn đến hàng chục cuộc biểu tình, có khi lên đến 10 ngàn người tại khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Thứ ba 24/4 vừa qua, hiện tượng cá chết hàng loạt trong lồng bè lại tiếp tục diễn ra tại vịnh Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, khiến mọi người có lý do để nghi ngờ do Công ty Formosa gây ra. Mặc dù tội ác của công ty này lớn và kéo dài như thế, nhưng theo thông tin được báo mạng Dân Trí loan tải vào hôm 27/4, thì trong danh sách hơn 200 doanh nghiệp sẽ bị Bộ Tài nguyên & Môi trường thanh tra trong năm nay lại không có tên của Công ty Formosa. Điều này khiến người dân rất nghi ngờ về khả năng hối lộ của công ty tội ác này.
Sau Vụ Cà Phê Pin, Việt Nam Tăng Cường Thanh Tra Các Cơ Sở Chế Biến Cà Phê
Sau khi cảnh sát môi trường tỉnh Đăk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan tại tỉnh này pha trộn tạp chất, đặc biệt là dùng pin để nhuộm đen café, thì theo Báo Dân trí hôm 27/04, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến cà-phê trong địa bàn của mình và phổ biến những quy định của chính quyền về vấn đề an toàn thực phẩm, cấm dùng những hoá chất phụ gia ngoài danh mục được phép cho việc chế biến cà-phê.
Trước đó, hôm thứ hai, 23/4, Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương khởi tố điều tra, xử lý vụ này theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi cảnh sát môi trường tỉnh Đăk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan tại tỉnh này pha trộn tạp chất, đặc biệt là dùng pin để nhuộm đen café, thì theo Báo Dân trí hôm 27/04, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến cà-phê trong địa bàn của mình và phổ biến những quy định của chính quyền về vấn đề an toàn thực phẩm, cấm dùng những hoá chất phụ gia ngoài danh mục được phép cho việc chế biến cà-phê.
Trước đó, hôm thứ hai, 23/4, Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương khởi tố điều tra, xử lý vụ này theo đúng quy định của pháp luật.
Một Cơ Sở Tôn Giáo ở Thanh Hóa Bị Kiểm Tra Và Tịch Thu Nhiều Tài Liệu Tôn Giáo
Sáng thứ sáu 27/4, Công an Thanh Hóa đã kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh phân phối máy lọc nước Big River tại số 774, đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa. Khi kiểm tra công an đã bắt gặp nhiều tài liệu tôn giáo và những bàn ghế, bục giảng đạo, các loại kinh thánh, quần áo, vải trùm đầu, băng rôn, khẩu hiệu… là những chứng cứ cho thấy hoạt động tôn giáo thường xuyên tại đây của tập thể mang tên “Hội thánh của Đức Chúa Trời”. Những hoạt động tôn giáo không trình báo này đều bị chế độ vô thần quy kết là bất hợp pháp hay vi phạm pháp luật. Vì thế, ngay chiều hôm ấy, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản, triệu tập 5 người trong Hội thánh, đồng thời thu giữ, niêm phong nhiều tài liệu tôn giáo của hội này mà công an quy kết là vi phạm pháp luật để điều tra.
Sáng thứ sáu 27/4, Công an Thanh Hóa đã kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh phân phối máy lọc nước Big River tại số 774, đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa. Khi kiểm tra công an đã bắt gặp nhiều tài liệu tôn giáo và những bàn ghế, bục giảng đạo, các loại kinh thánh, quần áo, vải trùm đầu, băng rôn, khẩu hiệu… là những chứng cứ cho thấy hoạt động tôn giáo thường xuyên tại đây của tập thể mang tên “Hội thánh của Đức Chúa Trời”. Những hoạt động tôn giáo không trình báo này đều bị chế độ vô thần quy kết là bất hợp pháp hay vi phạm pháp luật. Vì thế, ngay chiều hôm ấy, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản, triệu tập 5 người trong Hội thánh, đồng thời thu giữ, niêm phong nhiều tài liệu tôn giáo của hội này mà công an quy kết là vi phạm pháp luật để điều tra.
Dân Biểu Mỹ Gặp Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam, Bàn Về Việc Di Dân Việt Bị Trục Xuất
Thứ tư 25/4, Dân biểu Alan Lowenthal tại California ra thông báo cho biết ông cùng với 2 dân biểu khác của California, là bà Zoe Lofgren và ông Lou Correa, đã gặp ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tại thủ đô Washington để bàn về nhiều vấn đề liên quan tới Việt Nam như vấn đề vi phạm nhân quyền, vấn đề cấp thị thực y tế khẩn cấp, vấn đề thương mại, vụ Formosa, và đặc biệt về vấn đề Hoa Kỳ trục xuất di dân Việt phạm tội ở Mỹ về nước.
Dân Biểu Correa đề nghị các dân biểu và nghị sĩ Mỹ phải tiếp tục lên tiếng về nhân quyền, và ông phải đề cao giá trị nhân phẩm của con người và tự do tôn giáo. Vào tháng 11 năm ngoái, Dân Biểu Correa cùng với vài dân biểu khác đã viết thư yêu cầu Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ trả tự do cho những người di dân từ Việt Nam và Campuchia và đừng trục xuất họ về nước, vì Hoa Kỳ không chỉ là quê hương, mà còn là nơi bảo vệ họ khỏi sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Thứ tư 25/4, Dân biểu Alan Lowenthal tại California ra thông báo cho biết ông cùng với 2 dân biểu khác của California, là bà Zoe Lofgren và ông Lou Correa, đã gặp ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tại thủ đô Washington để bàn về nhiều vấn đề liên quan tới Việt Nam như vấn đề vi phạm nhân quyền, vấn đề cấp thị thực y tế khẩn cấp, vấn đề thương mại, vụ Formosa, và đặc biệt về vấn đề Hoa Kỳ trục xuất di dân Việt phạm tội ở Mỹ về nước.
Dân Biểu Correa đề nghị các dân biểu và nghị sĩ Mỹ phải tiếp tục lên tiếng về nhân quyền, và ông phải đề cao giá trị nhân phẩm của con người và tự do tôn giáo. Vào tháng 11 năm ngoái, Dân Biểu Correa cùng với vài dân biểu khác đã viết thư yêu cầu Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ trả tự do cho những người di dân từ Việt Nam và Campuchia và đừng trục xuất họ về nước, vì Hoa Kỳ không chỉ là quê hương, mà còn là nơi bảo vệ họ khỏi sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Pháo Đài Bay Mỹ B-52 Diễn Tập Gần Biển Đông
Hôm thứ Sáu 27/4, Không Quân Hoa Kỳ loan báo: ngày 24/4 vừa qua, một số pháo đài bay B-52H đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của Mỹ tại Thái Bình Dương để diễn tập với các chiến đấu cơ F-15C Strike Eagles tại khu vực phụ cận Biển Đông và ở vùng quần đảo Okinawa, Nhật Bản. Cuộc diễn tập này nằm trong Chiến dịch mang tên Continuous Bomber Presence, tạm dịch là Oanh Tạc Cơ Hiện Diện Thường Xuyên, thuộc Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ, được thực hiện thường xuyên từ tháng 03/2004, nhằm duy trì năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ tại Biển Đông.
Nam Và Bắc Hàn Cam Kết Phi Hạt Nhân Hóa Bán Đảo Triều Tiên
Hôm thứ sáu 27/4, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm, hai vị lãnh đạo của Nam và Bắc Hàn đã cùng đồng ý chấm dứt tình trạng chiến tranh đã kéo dài 65 năm qua để đi đến nền hòa bình vĩnh viễn giữa hai miền, đồng thời tiến tới việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un cam kết rằng hai miền Triều tiên sẽ không lặp lại lịch sử đáng tiếc nữa.
Về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều nói trên, Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều lên tiếng hoan nghênh. Hoa Kỳ cũng lên tiếng cầu chúc những điều tốt lành và một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay và hai bên đã đồng ý sẽ thường xuyên gặp nhau và điện thoại trực tiếp.
Kiến Nghị Chỉ Trích Trung Quốc Tại Biển Đông Đã Được Canada Thông Qua
Năm 2016, ông Ngô Thanh Hải, một nghị sĩ Canada đã đệ trình Quốc hội Canada một kiến nghị chỉ trích ‘cách ứng xử leo thang thù nghịch’ của Trung Quốc trên biển Đông. Sau 2 năm tranh luận, và sau khi tàu chiến và máy bay chiến đấu của hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 12/4, thì Thượng viện Canada đã thông qua kiến nghị này hôm 24/4 với tỷ lệ 43/49 phiếu. Trả lời phỏng vấn Đài VOA, Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải nói: Từ khi Trung Quốc lấn chiếm biển Đông, không có quốc gia nào đứng ra lên án Trung Quốc, khiến các quốc gia nhỏ bé tại vùng Đông Nam Á phải trực tiếp đương đầu với Trung Quốc. Ông hy vọng kiến nghị này sẽ khiến Việt Nam thức tỉnh và hành động không để mất Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
Hôm thứ Sáu 27/4, Không Quân Hoa Kỳ loan báo: ngày 24/4 vừa qua, một số pháo đài bay B-52H đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của Mỹ tại Thái Bình Dương để diễn tập với các chiến đấu cơ F-15C Strike Eagles tại khu vực phụ cận Biển Đông và ở vùng quần đảo Okinawa, Nhật Bản. Cuộc diễn tập này nằm trong Chiến dịch mang tên Continuous Bomber Presence, tạm dịch là Oanh Tạc Cơ Hiện Diện Thường Xuyên, thuộc Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ, được thực hiện thường xuyên từ tháng 03/2004, nhằm duy trì năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ tại Biển Đông.
Nam Và Bắc Hàn Cam Kết Phi Hạt Nhân Hóa Bán Đảo Triều Tiên
Hôm thứ sáu 27/4, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bàn Môn Điếm, hai vị lãnh đạo của Nam và Bắc Hàn đã cùng đồng ý chấm dứt tình trạng chiến tranh đã kéo dài 65 năm qua để đi đến nền hòa bình vĩnh viễn giữa hai miền, đồng thời tiến tới việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un cam kết rằng hai miền Triều tiên sẽ không lặp lại lịch sử đáng tiếc nữa.
Về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều nói trên, Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều lên tiếng hoan nghênh. Hoa Kỳ cũng lên tiếng cầu chúc những điều tốt lành và một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay và hai bên đã đồng ý sẽ thường xuyên gặp nhau và điện thoại trực tiếp.
Kiến Nghị Chỉ Trích Trung Quốc Tại Biển Đông Đã Được Canada Thông Qua
Năm 2016, ông Ngô Thanh Hải, một nghị sĩ Canada đã đệ trình Quốc hội Canada một kiến nghị chỉ trích ‘cách ứng xử leo thang thù nghịch’ của Trung Quốc trên biển Đông. Sau 2 năm tranh luận, và sau khi tàu chiến và máy bay chiến đấu của hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 12/4, thì Thượng viện Canada đã thông qua kiến nghị này hôm 24/4 với tỷ lệ 43/49 phiếu. Trả lời phỏng vấn Đài VOA, Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải nói: Từ khi Trung Quốc lấn chiếm biển Đông, không có quốc gia nào đứng ra lên án Trung Quốc, khiến các quốc gia nhỏ bé tại vùng Đông Nam Á phải trực tiếp đương đầu với Trung Quốc. Ông hy vọng kiến nghị này sẽ khiến Việt Nam thức tỉnh và hành động không để mất Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
No comments:
Post a Comment