Các nhà hoạt động dân sự đến thăm xã Đồng Tâm bị xách nhiễu
Thứ bảy 21/4, phái đoàn 7 nhân sĩ hoạt động dân sự đã đến thăm xã Đồng Tâm ở ngoại thành Hà Nội nhân kỷ niệm ngày Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đông Tâm đối thoại với người dân cách đây một năm, tức vào ngày 22/4 năm ngoái. Khi các nhân sĩ này đến cánh đồng Sênh, nơi diễn ra vụ tranh chấp đất giữa người dân và chính quyền địa phương vào năm ngoái, thì bị một xe công an đến chặn, lấy lý do là xe của các nhân sĩ gây ra tai nạn giao thông, nhưng công an không chứng minh được tai nạn nào. Khi rời Đồng Tâm để đến nơi khác, thì nhiều lần bị những thanh niên đi xe máy lạng lách, ngăn cản xe của phái đoàn, đồng thời gây sự hoặc ăn vạ rồi gọi công an đến. Mãi đến 9 giờ tối, các nhân sĩ mới được thả về từ Uỷ ban Nhân dân xã Phúc Lâm, nơi họ bị giữ lại để giải quyết vụ tai nạn mà họ cho là đã được dàn dựng.
Một trung tá công an treo cổ tại khách sạn sau khi đi công tác về
Vào 10g30 sáng thứ bảy 21/4, tại một khách sạn trên đường Hoàng Văn Thụ, phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nhân viên khách sạn do nghi có điều bất thường vì không thấy người thuê phòng đã nhiều giờ không ra ngoài, nên mở cửa để kiểm tra thì thấy người thuê phòng đã chết trong tư thế treo cổ. Công an tỉnh Bình Dương đã đến khám nghiệm hiện trường thì thấy nạn nhân là trung tá Trần Văn Đông, 45 tuổi, công an của tỉnh Bình Dương. Người nhà nạn nhân cho biết sau khi đi công tác từ Cần Thơ về nhà cất đồ lúc 2g00 sáng, thì ông Đông ra khách sạn thuê phòng ngủ. Đến sáng thì nhân viên khách sạn khám phá ra vụ việc.
Tập Cận Bình chủ trương thắt chặt Internet để giữ ổn định
Thứ bảy, 21/4, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Trung Quốc phải thắt chặt kiểm soát Internet để bảo đảm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Phát biểu ấy cho thấy ông Tập chủ trương ngày càng thắt chặt kiểm soát Internet vì lo ngại kỹ thuật Internet với facebook, livestream ngày càng đa dạng, năng động và tân tiến sẽ khiến đảng Cộng sản Trung Quốc mất ảnh hưởng nơi thế hệ trẻ và không thể kiểm soát được tư tưởng của họ.
Mỹ cấm bán linh kiện cho công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc
Thứ sáu 20/4 vừa qua, Công ty sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc có trụ sở chính ở Thẩm Quyến cho biết: Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm bán các thiết bị, linh kiện và phần mềm cho công ty ZTE. Quyết định này của Mỹ đe dọa sự sống còn của công ty này vì họ phải sử dụng các linh kiện của Qualcomm và phần mềm từ Google cho điện thoại thông minh của họ. Hoa Kỳ kết án công ty ZTE “vi phạm lệnh cấm vận” vì đã bán hàng công nghệ cao cho Bắc Hàn và Iran, đồng thời bắt ZTE phải nộp 1,2 tỷ Mỹ kim tiền phạt.
Các báo quốc tế cho rằng vụ ZTE mới chỉ là “màn dạo đầu” trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2018.
Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương để “dằn mặt” Đài Loan và “nắn gân” Nhật Bản
Thứ bảy 21/4, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố nhiều hình ảnh cho thấy quy mô của cuộc tập trận của họ ở vùng biển tây Thái Bình Dương với 6 tàu khu trục và hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Các máy bay trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc cất cánh liên tục bay ngang qua Đài Loan. Động thái này được truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là sự đáp trả trực tiếp trước “những khiêu khích” của Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, hôm 21/4, nhóm tàu có cả hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đã băng qua eo Miyako nằm giữa tỉnh Miyako và Okinawa của Nhật Bản. Sự kiện này được báo chí Nhật Bản cho là động thái “nắn gân” Tokyo của Bắc Kinh.
Nghị viện Châu Âu bị Philippines tố cáo là ‘can thiệp’ vào nội bộ nước họ
Kể từ khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền Tổng thống Philippines vào cuối tháng 6/2016, cảnh sát Philippines đã hạ sát khoảng 4.100 người trong các hoạt động chống ma túy. Đó là chưa kể có ít nhất 2.300 trường hợp tử vong khác cũng liên quan đến ma túy mà cảnh sát nói không rõ sát thủ là ai.
Trước tình trạng này, hôm thứ năm 19/4 vừa qua, các nhà lập pháp Châu Âu đã lên án chính quyền Philippines đã “tìm cách biện minh cho những vụ sát nhân với chứng cứ giả mạo”, đồng thời kêu gọi Philippines chấm dứt “các vụ giết người ngoài vòng pháp luật” và ngưng ngay kế hoạch khôi phục án tử hình. Đáp lại, ông Alan Peter Cayetano, Ngoại trưởng Philippines, chỉ trích Nghị viện châu Âu đã dựa trên thông tin sai trái để lên án Philippines, và như vậy là đã can thiệp vào nội bộ của nước này.
Cảnh sát Miến Điện tiết lộ hai nhà báo của Reuters bị “gài bẫy”
Ngày 12/12 năm ngoái, hai phóng viên của thông tấn xã Reuters của Anh là Wa Lone và Kyaw Soe Oo đã bị cảnh sát Miến Điện bắt khi hai phóng viên này điều tra về vụ thảm sát 10 người Rohingya do quân đội tiến hành tại bang Rakhin. Và thứ sáu 20/04 vừa qua, tòa án Miến Điện đã xử hai phóng viên nói trên vì tội nắm giữ tài liệu mật, xâm phạm bí mật quốc gia, và tội này có thể bị 14 năm tù.
Nhưng chuyện bất ngờ xảy ra ngay trong phiên tòa, đó là ông Moe Yan Naing, một viên cảnh cát Miến Điện, tiết lộ rằng ông đã được cấp trên ra lệnh “dàn dựng” để gài bẫy hai nhà báo này. Ông phải mời hai nhà báo này đi ăn tối, trao cho họ một số tài liệu mật rồi bắt giữ họ ngay lập tức. Nếu không bẫy được hai phóng viên này thì ông sẽ phải vào tù. Theo ông Than Zaw Aung, Luật sư của hai bị cáo, thì đó là lời khai hết sức “can đảm và quan trọng” mở đường cho việc trả tự do cho hai nhà báo Reuters.
Ấn Độ sẽ tử hình kẻ hiếp dâm trẻ em
Trong những tuần qua, các vụ cưỡng dâm, bạo hành tình dục đối với phụ nữ, nhất là đối với các thiếu nữ đã làm cho dư luận Ấn Độ phẫn nộ. Chính phủ của thủ tướng Modi đã bị chỉ trích kịch liệt là đã không nỗ lực bảo vệ phụ nữ. Vì thế, hôm qua, 21/04, để cải thiện tình trạng trên, chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự luật áp dụng án tử hình cho những người phạm tội hiếp dâm trẻ em dưới 12 tuổi.
Thứ bảy 21/4, phái đoàn 7 nhân sĩ hoạt động dân sự đã đến thăm xã Đồng Tâm ở ngoại thành Hà Nội nhân kỷ niệm ngày Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đông Tâm đối thoại với người dân cách đây một năm, tức vào ngày 22/4 năm ngoái. Khi các nhân sĩ này đến cánh đồng Sênh, nơi diễn ra vụ tranh chấp đất giữa người dân và chính quyền địa phương vào năm ngoái, thì bị một xe công an đến chặn, lấy lý do là xe của các nhân sĩ gây ra tai nạn giao thông, nhưng công an không chứng minh được tai nạn nào. Khi rời Đồng Tâm để đến nơi khác, thì nhiều lần bị những thanh niên đi xe máy lạng lách, ngăn cản xe của phái đoàn, đồng thời gây sự hoặc ăn vạ rồi gọi công an đến. Mãi đến 9 giờ tối, các nhân sĩ mới được thả về từ Uỷ ban Nhân dân xã Phúc Lâm, nơi họ bị giữ lại để giải quyết vụ tai nạn mà họ cho là đã được dàn dựng.
Một trung tá công an treo cổ tại khách sạn sau khi đi công tác về
Vào 10g30 sáng thứ bảy 21/4, tại một khách sạn trên đường Hoàng Văn Thụ, phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nhân viên khách sạn do nghi có điều bất thường vì không thấy người thuê phòng đã nhiều giờ không ra ngoài, nên mở cửa để kiểm tra thì thấy người thuê phòng đã chết trong tư thế treo cổ. Công an tỉnh Bình Dương đã đến khám nghiệm hiện trường thì thấy nạn nhân là trung tá Trần Văn Đông, 45 tuổi, công an của tỉnh Bình Dương. Người nhà nạn nhân cho biết sau khi đi công tác từ Cần Thơ về nhà cất đồ lúc 2g00 sáng, thì ông Đông ra khách sạn thuê phòng ngủ. Đến sáng thì nhân viên khách sạn khám phá ra vụ việc.
Tập Cận Bình chủ trương thắt chặt Internet để giữ ổn định
Thứ bảy, 21/4, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Trung Quốc phải thắt chặt kiểm soát Internet để bảo đảm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Phát biểu ấy cho thấy ông Tập chủ trương ngày càng thắt chặt kiểm soát Internet vì lo ngại kỹ thuật Internet với facebook, livestream ngày càng đa dạng, năng động và tân tiến sẽ khiến đảng Cộng sản Trung Quốc mất ảnh hưởng nơi thế hệ trẻ và không thể kiểm soát được tư tưởng của họ.
Mỹ cấm bán linh kiện cho công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc
Thứ sáu 20/4 vừa qua, Công ty sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc có trụ sở chính ở Thẩm Quyến cho biết: Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm bán các thiết bị, linh kiện và phần mềm cho công ty ZTE. Quyết định này của Mỹ đe dọa sự sống còn của công ty này vì họ phải sử dụng các linh kiện của Qualcomm và phần mềm từ Google cho điện thoại thông minh của họ. Hoa Kỳ kết án công ty ZTE “vi phạm lệnh cấm vận” vì đã bán hàng công nghệ cao cho Bắc Hàn và Iran, đồng thời bắt ZTE phải nộp 1,2 tỷ Mỹ kim tiền phạt.
Các báo quốc tế cho rằng vụ ZTE mới chỉ là “màn dạo đầu” trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2018.
Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương để “dằn mặt” Đài Loan và “nắn gân” Nhật Bản
Thứ bảy 21/4, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố nhiều hình ảnh cho thấy quy mô của cuộc tập trận của họ ở vùng biển tây Thái Bình Dương với 6 tàu khu trục và hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Các máy bay trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc cất cánh liên tục bay ngang qua Đài Loan. Động thái này được truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là sự đáp trả trực tiếp trước “những khiêu khích” của Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, hôm 21/4, nhóm tàu có cả hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đã băng qua eo Miyako nằm giữa tỉnh Miyako và Okinawa của Nhật Bản. Sự kiện này được báo chí Nhật Bản cho là động thái “nắn gân” Tokyo của Bắc Kinh.
Nghị viện Châu Âu bị Philippines tố cáo là ‘can thiệp’ vào nội bộ nước họ
Kể từ khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền Tổng thống Philippines vào cuối tháng 6/2016, cảnh sát Philippines đã hạ sát khoảng 4.100 người trong các hoạt động chống ma túy. Đó là chưa kể có ít nhất 2.300 trường hợp tử vong khác cũng liên quan đến ma túy mà cảnh sát nói không rõ sát thủ là ai.
Trước tình trạng này, hôm thứ năm 19/4 vừa qua, các nhà lập pháp Châu Âu đã lên án chính quyền Philippines đã “tìm cách biện minh cho những vụ sát nhân với chứng cứ giả mạo”, đồng thời kêu gọi Philippines chấm dứt “các vụ giết người ngoài vòng pháp luật” và ngưng ngay kế hoạch khôi phục án tử hình. Đáp lại, ông Alan Peter Cayetano, Ngoại trưởng Philippines, chỉ trích Nghị viện châu Âu đã dựa trên thông tin sai trái để lên án Philippines, và như vậy là đã can thiệp vào nội bộ của nước này.
Cảnh sát Miến Điện tiết lộ hai nhà báo của Reuters bị “gài bẫy”
Ngày 12/12 năm ngoái, hai phóng viên của thông tấn xã Reuters của Anh là Wa Lone và Kyaw Soe Oo đã bị cảnh sát Miến Điện bắt khi hai phóng viên này điều tra về vụ thảm sát 10 người Rohingya do quân đội tiến hành tại bang Rakhin. Và thứ sáu 20/04 vừa qua, tòa án Miến Điện đã xử hai phóng viên nói trên vì tội nắm giữ tài liệu mật, xâm phạm bí mật quốc gia, và tội này có thể bị 14 năm tù.
Nhưng chuyện bất ngờ xảy ra ngay trong phiên tòa, đó là ông Moe Yan Naing, một viên cảnh cát Miến Điện, tiết lộ rằng ông đã được cấp trên ra lệnh “dàn dựng” để gài bẫy hai nhà báo này. Ông phải mời hai nhà báo này đi ăn tối, trao cho họ một số tài liệu mật rồi bắt giữ họ ngay lập tức. Nếu không bẫy được hai phóng viên này thì ông sẽ phải vào tù. Theo ông Than Zaw Aung, Luật sư của hai bị cáo, thì đó là lời khai hết sức “can đảm và quan trọng” mở đường cho việc trả tự do cho hai nhà báo Reuters.
Ấn Độ sẽ tử hình kẻ hiếp dâm trẻ em
Trong những tuần qua, các vụ cưỡng dâm, bạo hành tình dục đối với phụ nữ, nhất là đối với các thiếu nữ đã làm cho dư luận Ấn Độ phẫn nộ. Chính phủ của thủ tướng Modi đã bị chỉ trích kịch liệt là đã không nỗ lực bảo vệ phụ nữ. Vì thế, hôm qua, 21/04, để cải thiện tình trạng trên, chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự luật áp dụng án tử hình cho những người phạm tội hiếp dâm trẻ em dưới 12 tuổi.
No comments:
Post a Comment