Trần Thánh Tông sinh năm 1240, tên thật là Trần Hoảng, con của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận thiên Hoàng hậu. Ngay khi sinh ra, Trần Hoảng đã được sắc phong Thái tử. Trần Hoảng cùng với cha chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất. Đánh tan quân xâm lăng trong trận phản công tại bến Đông Bộ Đầu vào năm 1258, buộc quân Nguyên phải tháo chạy khỏi Đại Việt.
Ít lâu sau cuộc chiến, được vua cha truyền ngôi, Trần Thánh Tông lên kế vị. Vì lực lượng chưa đủ mạnh nên ông phải nhẫn nhịn, bề ngoài thần phục, nhưng kỳ thực, ông đang dốc sức chuẩn bị quân lương, sẵn sàng cho cuộc chiến về sau.
Thấy Đại Việt không chịu triều cống, năm 1266, vua nhà Nguyên cử sứ thần sang đốc thúc. Trần Thánh Tông đòi miễn việc cống người và bãi bỏ lệ đặt quan thái thú. Vua Nguyên bằng lòng bỏ việc cống người, nhưng muốn giữ nguyên lệ đặt quan giám trị, đồng thời đòi thêm điều kiện vua Đại Việt phải đích thân sang chầu, đưa thân quyến sang Tàu làm con tin và nộp thuế má. Trần Thánh Tông từ chối.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt đổi quốc hiệu là Đại Nguyên, một lần nữa đòi Trần Thánh Tông qua chầu, nhưng ông cáo bệnh không đi. Hốt Tất Liệt lại sứ thần sang hỏi về trụ đồng Mã Viện chôn ngày trước, ông trả lời, cột đồng ấy lâu ngày đã mất. Trong suốt thời gian này, ông kiên quyết cự tuyệt mọi đòi hỏi của Hốt Tất Liệt bằng những lời nói mềm dẻo.
Tháng 11 năm 1278, Trần Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Nhưng ông vẫn tiếp tục cai quản việc nước. Cùng với vua Nhân Tông và Quốc công Trần Hưng Đạo, lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên – Mông vào năm 1285 và 1288.
Cương quyết với giặc ngoài, nhưng với con dân Việt, ông có lòng thương yêu. Ông quan tâm đến việc giáo hóa, khuyến khích người dân trong việc học hành, ông còn sai các vương hầu, khai khẩn đất hoang, lập trang hộ, giúp dân canh tác. Nhờ vậy, trong suốt thời kỳ ông trị vì, người dân được hưởng thái bình, an cư lạc nghiệp.
Tinh thần trọng tình nghĩa cũng được ông đề cao, nhờ vậy, nhiều tư thù giữa anh em trong dòng tộc được hóa giải, đoàn kết được gắn bó. Đây chính là sức mạnh, là nguyên nhân chiến thắng quân Nguyên – Mông, một đội quân hùng mạnh đã thôn tính đất đai rộng lớn của nhà Tống, nhưng phải ngừng bước viễn chinh từ đất Việt.
Ngoài ra, Trần Thánh Tông cũng là một nhà văn hóa không chỉ thông kinh sử Nho gia, mà còn hiểu sâu giáo lý Phật giáo. Ông giỏi về thơ văn, thường sáng tác thơ ca hoặc thơ thiền, một số tác phẩm như Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Trần Thánh Tông thi tập,… nhưng hầu hết đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ trong Việt âm thi tập và Đại Việt sử ký toàn thư.
Ngày 3/7/1290, Thượng hoàng Trần Thánh Tông băng hà tại cung Nhân Thọ, hưởng dương 51 tuổi.
*****
Trần Thánh Tông tham gia cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, lập nhiều công lao cho đất nước. Chính ông là người tổ chức hội nghị Diên Hồng, một hội nghị biểu hiện yếu tố vì dân, có giá trị với ý niệm “dân chủ” mà về sau được xác lập trong lịch sử cận đại.
Diên Hồng là tên cung điện trong Hoàng thành Thăng Long thời nhà Trần, nơi Thượng hoàng Trần Thánh Tông tổ chức hội nghị, mời các vị bô lão từ làng xã khắp nơi trong nước về tụ hội để bàn về một quyết sách trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Quyết sách được định đoạt tại hội nghị này chỉ là sự lựa chọn nên “hòa” hay “chiến”. Kết quả, tất cả đều hô “quyết chiến”.
Từ đó hai chữ “Diên Hồng” đã trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự “đồng tâm” giữa vua và dân. Hội nghị Diên Hồng còn mang ý nghĩa như một nguyên lý tạo nên sức mạnh, sức mạnh “đồng tâm” rất cần thiết trong mục tiêu tranh đấu cho nền dân chủ.
Ngày nay, CSVN cũng lấy hai chữ “Diên Hồng” để đặt tên phòng họp trong tòa nhà Quốc Hội “cho oai” với mục đích mị dân, lừa bịp đồng bào. Thực chất chỉ là “trò mèo” do đảng cộng sản dàn dựng.
Mới đây, Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN, lên tiếng tại buổi Hội thảo góp ý về văn kiện Đại Hội Đảng như sau:
“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước”.
Hội nghị “Diên Hồng” của thời nhà Trần hơn 7 thế kỷ trước, với sự góp mặt của các bô lão ở làng xã khắp các nơi về tụ hội để góp ý nên “hòa” hay nên “chiến”, ai cũng có quyền tham dự, trong khi chế độ cộng sản chỉ có “đảng cử dân bầu”. Đảng viên mới có quyền vào phòng họp và phải “gật đầu” khi “bộ sậu” trung ương đảng đã quyết định. Như vậy mà vẫn có nhiều đại biểu quốc hội luôn có bộ mặt vênh váo, không biết liêm sĩ. Có thể họ không biết mình là con lừa trong chủ trương “ích đảng, hại dân” của đảng CSVN, hoặc họ biết rõ mà vẫn thích làm.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment