5 TÀU CÁ VN BỊ HÚC CHÌM Ở VÙNG BIỂN HOÀNG SA
Chỉ trong vòng thượng tuần tháng Tám, 5 tàu cá Quảng Ngãi đã liên tiếp bị hai chiếc “tàu lạ” tấn công húc chìm ở vùng biển Hoàng Sa.
Các vụ tấn công này chỉ được biết đến sau khi các ngư dân về được đến bờ cho biết vào hôm thứ Tư 16/8. Theo lời kể của ngư dân, các tàu cá này đều bị hư hại nặng ở mạn tàu hay ở mũi tàu khi hai chiếc “tàu lạ” bất ngờ lao đến tấn công trong vùng biển Hoàng Sa từ ngày 31/7 đến 7/8 vừa qua. Các giàn lưới cũng bị phá nát nên các ngư dân Quảng Ngãi không thể tiếp tục đánh cá, phải quay về bờ để sửa chữa các hư hỏng.
Những vụ tấn công thô bạo này xẩy ra trong lúc có tin hàng trăm tàu cá Trung Cộng từ đảo Hải Nam đang ào ạt kéo xuống vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh Trung Cộng.
Nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam cho biết hàng trăm tàu thuyền này sẽ hoạt động từ vịnh Bắc bộ xuống đến Trường Sa sau khi lệnh cấm đánh cá mà Trung Cộng áp đặt đã hết hiệu lực vào ngày 16/8. Tân Hoa Xã, cái loa tuyên truyền của Trung Cộng, cũng đăng tải những hình ảnh ngư dân Trung Cộng làm lễ ra khơi một cách rầm rộ với các màn múa rồng chúc mừng các tàu cá.
Chỉ trong vòng thượng tuần tháng Tám, 5 tàu cá Quảng Ngãi đã liên tiếp bị hai chiếc “tàu lạ” tấn công húc chìm ở vùng biển Hoàng Sa.
Các vụ tấn công này chỉ được biết đến sau khi các ngư dân về được đến bờ cho biết vào hôm thứ Tư 16/8. Theo lời kể của ngư dân, các tàu cá này đều bị hư hại nặng ở mạn tàu hay ở mũi tàu khi hai chiếc “tàu lạ” bất ngờ lao đến tấn công trong vùng biển Hoàng Sa từ ngày 31/7 đến 7/8 vừa qua. Các giàn lưới cũng bị phá nát nên các ngư dân Quảng Ngãi không thể tiếp tục đánh cá, phải quay về bờ để sửa chữa các hư hỏng.
Những vụ tấn công thô bạo này xẩy ra trong lúc có tin hàng trăm tàu cá Trung Cộng từ đảo Hải Nam đang ào ạt kéo xuống vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh Trung Cộng.
Nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam cho biết hàng trăm tàu thuyền này sẽ hoạt động từ vịnh Bắc bộ xuống đến Trường Sa sau khi lệnh cấm đánh cá mà Trung Cộng áp đặt đã hết hiệu lực vào ngày 16/8. Tân Hoa Xã, cái loa tuyên truyền của Trung Cộng, cũng đăng tải những hình ảnh ngư dân Trung Cộng làm lễ ra khơi một cách rầm rộ với các màn múa rồng chúc mừng các tàu cá.
CHƯA BIẾT RÕ TUNG TÍCH CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN BẮC TRUYỂN
Thân nhân và các bạn bè đấu tranh của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển hiện chưa biết ông đang bị bạo quyền giam giữ ở đâu, sau 3 tuần lễ bị công an còng tay dẫn đi.
Vợ ông Truyển, Bà Bùi Thị Kim Phượng đã lên tiếng kêu gọi giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền VN. cũng như quốc tế, hãy giúp can thiệp về vụ bắt giữ trái phép này. Bà cho biết là một ngày sau khi ông Truyển bị bắt giữ, tức ngày 31/7, bà đã đến ngay bộ công an để dò hỏi tung tích của ông Truyển, nhưng công an từ chối trả lời. Suốt 3 tuần qua, bà Phượng liên tục gửi thư đến nhiều cơ quan công an nhưng vẫn không nhận được hồi âm.
Cần nhắc lại, ông Nguyễn Bắc Truyển 49 tuổi, từng bị bạo quyền VN bắt giam vào năm 2006, sau đó bị tuyên án 4 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”. Sau khi ra tù, ông tiếp tục đấu tranh và đến năm 2011, ông được tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman Hammett vì những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN của ông.
Cùng bị bắt với ông trong chiến dịch đàn áp mới nhất của bạo quyền Hà Nội vào cuối tháng 7 vừa qua, có Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức và ông Nguyễn Văn Trội với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”.
VN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VỀ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH
Tuyên bố trong cuộc họp báo hôm qua ở Hà Nội, phát ngôn nhân bộ ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng bày tỏ ước muốn duy trì quan hệ với Đức Quốc và cho biết là VN đang mở cuộc điều tra về việc ông Trịnh Xuân Thanh “có mặt tại VN”.
Đây là lần đầu tiên VN lên tiếng sau hai tuần lễ làm ngơ lời yêu cầu của Đức về vụ giao trả ông Thanh. Trong câu trả lời chất vấn của ký giả ngoại quốc, bà Hằng không còn lặp lại luận điệu là “ông Thanh ra đầu thú” nhưng cũng không thừa nhận hay phủ nhận là mật vụ VN đã tổ chức bắt cóc ông Thanh tại một công viên ở Bá Linh vào ngày 23/7 và lén lút đưa về ông Thanh về VN.
Theo giới quan sát viên thì VN đang tỏ ra lúng túng về vụ bắt cóc này, chưa biết phải giải quyết ra sao để tránh làm mất lòng nước Đức và khối Âu châu, đặc biệt là Âu châu đang sắp sửa phê chuẩn hiệp ước mậu dịch tự do với VN.
KHỦNG BỐ Ở TÂY BAN NHA: 12 NGƯỜI CHẾT, 80 NGƯỜI BỊ THƯƠNG
Một chiếc xe tải đã lao thẳng vào đám đông trên đại lộ Las Ramblas ở thủ đô Barcelona của Tây Ban Nha, khiến ít nhất là 12 người thiệt mạng và 80 người khác bị thương vào chiều hôm qua 17/8.
Cảnh sát Tây Ban Nha hiện ráo riết truy lùng hai tên khủng bố đã chạy trốn sau đó. Không đầy một tiếng sau vụ tấn công, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố nhận trách nhiệm chủ mưu.
Cần nhắc lại là vụ khủng bố này xử dụng phương thức lái xe lao vào đám đông trên đường phố, tương tự như các vụ khủng bố ở London của Anh, Nice của Pháp, Berlin của Đức và Stockholm của Thụy Điển trong vòng một năm qua. Tính từ tháng 7 năm ngoái, đã có hơn 100 người chết vì các vụ khủng bố này.
HỒNG KÔNG TUYÊN ÁN TÙ 3 THỦ LÃNH PHONG TRÀO DÂN CHỦ
Tòa phúc thẩm Hồng Kông hôm qua đã tuyên án tù 3 thủ lãnh phong trào đấu tranh cho dân chủ tại khu tự trị này.
Ba thủ lãnh này là Hoàng Chí Phong 20 tuổi, La Quán Thông 24 tuổi và Chu Vĩnh Khang 26 tuổi, với cáo buộc “phá hoại trật tự công cộng” khi tổ chức cuộc biểu tình quy mô, được thế giới gọi là cuộc “Cách mạng Dù” vào năm 2014. Cả ba bị lãnh án từ 6 đến 8 tháng tù, đồng thời bị cấm ra tranh cử nghị viện Hồng Kông trong vòng 5 năm tới.
Phát biểu tại tòa án, thủ lãnh họ Hoàng hùng hồn tuyên bố là anh muốn thấy “một Hồng Kông tràn đầy hy vọng” sau khi anh mãn án 6 tháng tù. Anh tiếp tục kêu gọi người dân Hồng Kông chớ nên “buông tay đầu hàng.” Hai thủ lãnh còn lại cũng khẳng định trước tòa là mình không hề hối hận về những việc đã làm.
XUNG ĐỘT TẠI BIÊN GIỚI ẤN – HOA
Một cuộc xung đột đã xẩy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Cộng ở biên giới phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tại một khu vực mà hai nước đều tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
Theo thông tấn xã Ấn Độ PTI thì xung đột xẩy ra vào hôm thứ Ba khi một nhóm binh sĩ Trung Cộng tiến vào khu vực gần hồ Pangong do Ấn Độ kiểm soát. Nhưng thay vì nổ súng thì hai bên đã giao chiến bằng gạch đá và tay chân. Đáp trả bản tin của Ấn Độ, Tân Hoa Xã khẳng định khu vực đó là thuộc lãnh thổ Hoa Lục.
Cần nhắc lại là trong mấy tháng qua, tình hình biên giới Ấn – Hoa lại trở nên căng thẳng sau khi Trung Cộng muốn tái lập cái gọi “con đường tơ lụa”, với nhiều đoạn băng qua các nước Bhutan và Ấn Độ mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc lãnh thổ ngàn xưa của mình. Đây là những khu vực mà Ấn – Hoa từng tranh chấp hơn nửa thế kỷ qua, với một cuộc giao chiến khá đẫm máu diễn ra vào năm 1962.
No comments:
Post a Comment