Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh. Thưa anh Trường An,
Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về VN, nhiều người cho rằng việc
Trịnh Xuân Thanh được bộ tham mưu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng chọn làm
ngòi nổ để khởi động cuộc chiến, nhằm hủy diệt thế lực chính trị của
nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều đó có đúng không anh?
Trường An: Vâng, thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Điều đó hoàn toàn có thật. Từ cáí mắt xích Trịnh Xuân Thanh chia thành 2 hướng, một hướng nhắm tới Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, còn hướng kia là tới Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng. Song 2 hướng cũng tìm về một cái đích chung là ông Ba Dũng. Cho đến thời điểm này, hai cứ điểm Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng đã coi như bị ông Trọng xóa sổ. Khi đó ông Nguyễn Phú Trọng có thể xử lý hình sự các đối tượng vừa kể. Nhưng cho đến lúc này cái đích cuối cùng vẫn là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và vào lúc này phe ông Trọng đã và đang sờ tới đại gia Trầm Bê, một kẻ thân tín và kẻ tay hòm chìa khóa và đang xục xạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ một trong những cứ điểm quan trọng tiến tới xử lý ông Ba Dũng là việc làm cần thiết.
Điều đó hoàn toàn có thật. Từ cáí mắt xích Trịnh Xuân Thanh chia thành 2 hướng, một hướng nhắm tới Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, còn hướng kia là tới Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng. Song 2 hướng cũng tìm về một cái đích chung là ông Ba Dũng. Cho đến thời điểm này, hai cứ điểm Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng đã coi như bị ông Trọng xóa sổ. Khi đó ông Nguyễn Phú Trọng có thể xử lý hình sự các đối tượng vừa kể. Nhưng cho đến lúc này cái đích cuối cùng vẫn là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và vào lúc này phe ông Trọng đã và đang sờ tới đại gia Trầm Bê, một kẻ thân tín và kẻ tay hòm chìa khóa và đang xục xạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ một trong những cứ điểm quan trọng tiến tới xử lý ông Ba Dũng là việc làm cần thiết.
Hoàng Ân: Nếu vậy thì việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng xử lý ông Ba Dũng chắc cũng dễ dàng đúng không?
Trường An: Hoàn toàn không dễ dàng chút nào.
Hoàng Ân: Vì sao không dễ dàng thưa anh?
Trường An: Như chúng ta đã biết. Trong Bộ Quốc phòng
uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ lớn, song việc tay chân của ông
Trọng chỉ là một lũ quan văn xuất thân từ sĩ quan chính trị như Ngô Xuân
Lịch, Lương Cường và nhiều nhân vật khác được tin tưởng cho nắm giữ
quyền bính, trong lúc các tướng lĩnh giỏi trận mạc thì bị vô hiệu hóa và
bị lũ quan văn đè đầu cưỡi cổ.
Còn bên Bộ Công an thì Tổng BT Nguyễn Phú Trọng dẫu cố gắng tham gia đảng ủy Công an Trung ương để nắm quyền lực, song tiếng nói của ông Trọng hầu như không có trọng lượng, vì lãnh đạo Bộ Công An hiện nay gồm 8 Thứ trưởng và kể cả Bộ Trưởng Tô Lâm là 9 đều là những người được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc. Chưa kể đến 4/8 thứ trưởng toàn là đồng hương Ninh Bình của ông Trần Đại Quang.
Trong khi đó với 2 nhiệm kỳ nắm giữ chức thủ tướng ông Ba Dũng đã xây dựng một hệ thống chân rết ở mọi ngóc ngách trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới các địa phương, ông Trọng có muốn nhổ hết thì không thể làm được trong một thời gian ngắn chưa đến 2 năm. Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong đảng như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Đỗ Mười khi uy tín còn bao trùm.
Còn bên Bộ Công an thì Tổng BT Nguyễn Phú Trọng dẫu cố gắng tham gia đảng ủy Công an Trung ương để nắm quyền lực, song tiếng nói của ông Trọng hầu như không có trọng lượng, vì lãnh đạo Bộ Công An hiện nay gồm 8 Thứ trưởng và kể cả Bộ Trưởng Tô Lâm là 9 đều là những người được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc. Chưa kể đến 4/8 thứ trưởng toàn là đồng hương Ninh Bình của ông Trần Đại Quang.
Trong khi đó với 2 nhiệm kỳ nắm giữ chức thủ tướng ông Ba Dũng đã xây dựng một hệ thống chân rết ở mọi ngóc ngách trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới các địa phương, ông Trọng có muốn nhổ hết thì không thể làm được trong một thời gian ngắn chưa đến 2 năm. Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong đảng như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Đỗ Mười khi uy tín còn bao trùm.
Hoàng Ân: Như tình cảnh hiện này thì lãnh đạo Hà Nội
đang phải ở trong tình cảnh không chỉ tứ bề thọ địch, mà trong nội bộ
lãnh đạo đảng cũng càng ngày càng bung bét hơn bao giờ hết, kể cả vấn đề
sức khỏe của các lãnh đạo cao cấp đúng không anh?
Trường An: Vâng đúng vậy!
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, trong tuần qua
ông Nguyễn Trung Trực phát ngôn viên của Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bạo
quyền bắt. Anh vui long nhắc lại sự việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo thông tin từ một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cho hay, sáng 4/8 hàng chục công an đã ập vào nhà ông Nguyễn Trung Trực (phát ngôn viên của tổ chức dân sự độc lập này) và đọc lệnh bắt ông. Được biết, ông Trực cũng bị cáo buộc vi phạm điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như một số thành viên khác của Hội AEDC. Ông Nguyễn Trung Trực là người thứ 6 bị bắt theo điều 79 chỉ trong vòng hơn một tuần lễ.
Theo thông tin từ một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cho hay, sáng 4/8 hàng chục công an đã ập vào nhà ông Nguyễn Trung Trực (phát ngôn viên của tổ chức dân sự độc lập này) và đọc lệnh bắt ông. Được biết, ông Trực cũng bị cáo buộc vi phạm điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như một số thành viên khác của Hội AEDC. Ông Nguyễn Trung Trực là người thứ 6 bị bắt theo điều 79 chỉ trong vòng hơn một tuần lễ.
Hoàng Ân: Anh có thể nói rõ hơn là 6 người bị bắt và bị cáo buộc vi phạm vào điều 79 gồm những ai không thưa anh?
Trường An: Được biết các trường hợp bị bắt với cáo
buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” lần lượt là các ông Lê
Đình Lượng, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm
Văn Trội và bây giờ là ông Nguyễn Trung Trực. Cả 4 ông Trội, Tôn, Đức,
Trực đều là các thành viên Hội AEDC. Ông Nguyễn Bắc Truyển từng là một
trong những thành viên sáng lập, sau đó ông tuyên bố ra khỏi Hội này và
dành nhiều thời gian đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho công việc giúp đỡ
các Thương phế binh VNCH – một chương trình thiện nguyện của Văn phòng
Công Lý và Hòa Bình của DCCT. Đã 6 ngày trôi qua nhưng gia đình ông
Truyển vẫn không nhận được thông báo chính thức của công an về việc bắt
ông.
Sau bản án 10 năm đối với blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 9 năm tù và 5 năm quản chế đối với người hoạt động Trần Thị Nga, dư luận cho rằng, sự bắt bớ sẽ còn tiếp diễn và nhiều người tranh đấu trong quốc nội đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bước chân vào tù.
Sau bản án 10 năm đối với blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 9 năm tù và 5 năm quản chế đối với người hoạt động Trần Thị Nga, dư luận cho rằng, sự bắt bớ sẽ còn tiếp diễn và nhiều người tranh đấu trong quốc nội đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bước chân vào tù.
No comments:
Post a Comment