“Sống trong chế độ này… không ai cho ta làm người lương thiện!” Ðó là lời ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Ðức viết trên mạng của Người Buôn Gió. Ông Thanh đã về nước trình diện, công khai “thú tội” và xin “khoan hồng.” Bây giờ, nghe ông ta nói có ai tin không? Ai cũng biết con người đang nói trên màn hình là một người “không được phép sống lương thiện”.
Những người muốn sống lương thiện ở nước ta thường ở trong tù. Bốn
người vừa được đưa vô trong đó là Phạm Văn Trội (Hà Nội), Trương Minh
Ðức (Sài Gòn), Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), và Nguyễn Bắc Truyển (Sài
Gòn). Hai người mới bị kết án dài hạn là Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
10 năm tù) và Trần Thị Nga (9 năm). Họ đều muốn sống lương thiện, muốn
mọi người Việt Nam được quyền sống lương thiện; tranh đấu đòi thay đổi
một chế độ “không cho ai làm người lương thiện”.
Tại sao phải bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Trong cả mạng nhện “mọi đường
dây đều dẫn tới Nguyễn Tấn Dũng” thì bỏ sót Thanh cũng chẳng sao. Những
thứ cá lớn như Nguyễn Văn Bình, Vũ Huy Hoàng, Vũ Ðức Thuận và cá mập
Ðinh La Thăng đều nằm trong giọ cả rồi. Thanh thuộc loại “cá chép, cá
rô”, có lọt lưới thì Nguyễn Phú Trọng vẫn có ngày cùm cẳng được Nguyễn
Tấn Dũng. Chỉ vì Nguyễn Phú Trọng thề không đội trời chung với Trịnh
Xuân Thanh nên phải bắt cóc sao?
Có lẽ quyết định bắt cóc, với hậu quả chắc chắn gây phản ứng mạnh từ
chính phủ Ðức, không chỉ một mình tổng bí thư đảng Cộng Sản, mà do đa số
trong tập đoàn Bộ Chính Trị quyết định. Họ đã nghe Trịnh Xuân Thanh nói
“biết hết” và dọa sẽ “tố cáo hết”! Vì từng làm chứng: “tất cả lãnh đạo
đều là tham nhũng” từ trên xuống dưới, từ thời Võ Văn Kiệt cho đến nay.
Phải bịt miệng một “người biết quá nhiều” như vậy. Tốt nhất là bắt hắn
phải công khai “cải chính” những tội lỗi đã được hé lộ một phần, phản
cung rằng không phải tất cả lãnh đạo đều tham nhũng. Hắn sẽ được phép
phơi bày “sai phạm” của một số tay đầu sỏ đã ngã ngựa hoặc đã chết. Cho
nên quyết định bắt cóc chắc được tất cả những quan chức cao cấp cũ mới
ủng hộ.
Giống như dân Trung Quốc, dân chúng Việt được coi vở kịch hấp dẫn này
chắc cũng hả hê. Nhưng ảnh hưởng tai hại cho kinh tế nước ta thì dần
dần người ta mới thấy: Chỉ có người dân Việt phải gánh chịu hậu quả về
lâu về dài. Các quan tham nhũng khác lên thay thế bọn tham nhũng bị bắt,
vẫn bình chân như vại, tiếp tục đục khoét, chờ ngày hạ cánh an toàn!
Hậu quả kinh tế đầu tiên của vụ “cá mập cắn xé nhau” là chương trình
cải tổ cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị đình chỉ. Muốn kinh tế
phát triển, trước hết phải xóa bỏ hệ thống các xí nghiệp quốc doanh trì
trệ, bất lực của đảng Cộng Sản. Phải tư nhân hóa những xí nghiệp này,
lãnh vực tư doanh được đối xử ngang hàng và tự do cạnh tranh.
Hiện đang có hai công ty thuộc Tập Ðoàn Dầu Khí được chuẩn bị đưa ra
tư nhân hóa. Nhưng công việc “cổ phần hóa” sẽ bị đình trệ trong lúc các
con cá mập trong đảng Cộng Sản lo tự cắn xé. Vì chủ tịch cả hai công ty
này đều đang bị điều tra tham nhũng.
Trong thời gian đó, những công ty ngoại quốc muốn hợp tác làm ăn ở
Việt Nam sẽ không dám tiến tới, khi đụng vào các doanh nghiệp mà cán bộ
cầm đầu đang bị điều tra. Người ta cũng không biết hậu quả các cuộc điều
tra sẽ ra sao, vì tất cả diễn ra trong bóng tối, như tất cả các vụ đấu
đá trong nội bộ đảng từ trước đến nay. Ðó là một đầu mối gây lo ngại về
rủi ro.
Việt Nam đang đứng gần chót trong bảng xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạch
Quốc Tế (TI) về nạn tham nhũng, xếp hàng thứ 137 trong số 176 quốc gia.
Tham nhũng làm cản trở công cuộc phát triển. Vì không những các nhà đầu
tư phải “đóng thêm những món thuế” ngoài luật lệ cho tham quan mà còn
phải lo đối phó với “rủi ro chính trị” không biết mình đang cộng tác với
đám cá mập đang lên hay đang xuống! Bây giờ nhiều nhà đầu tư nước ngoài
sẽ thêm lo lắng về thứ “rủi ro chính trị” mới, không biết các con cá
mập xé xác nhau bao giờ xong!
Một hậu quả khác, diễn ra trước mắt, là chính phủ Cộng Hòa Liên Bang
Ðức sẽ trừng phạt chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Ðức đã lên
án chính quyền Cộng Sản “vi phạm trắng trợn luật pháp Ðức và trái với
luật pháp quốc tế” trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Hiện chính phủ Ðức có ảnh hưởng lớn trong Cộng Ðồng Châu Âu (EU). Họ có thể gây trì hoãn việc ký kết Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do (FTA) giữa Việt Nam với các nước Châu Âu. Sau khi chính phủ Donald Trump xé Hiệp Ước Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP), các nhà kinh doanh nước ta đang trông chờ vào thị trường Châu Âu để xuất cảng. Họ sẽ phải chờ đợi nhiều năm nữa mới hy vọng đạt được giấc mơ này.
Hiện chính phủ Ðức có ảnh hưởng lớn trong Cộng Ðồng Châu Âu (EU). Họ có thể gây trì hoãn việc ký kết Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do (FTA) giữa Việt Nam với các nước Châu Âu. Sau khi chính phủ Donald Trump xé Hiệp Ước Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP), các nhà kinh doanh nước ta đang trông chờ vào thị trường Châu Âu để xuất cảng. Họ sẽ phải chờ đợi nhiều năm nữa mới hy vọng đạt được giấc mơ này.
Chưa hết, trên mặt ngoại giao, Việt Nam hiện đang được các nước Châu
Âu ủng hộ trong các xung đột chủ quyền với Trung Cộng ở Biển Ðông. Thái
độ của EU có thể sẽ nguội lạnh hơn trong thời gian tới, khi các con cá
mập trong đảng còn bận cắn xé lẫn nhau.
Ðối với dân Việt Nam thì chương trình đánh tham nhũng của Nguyễn Phú
Trọng và câu lạc bộ Ba Ðình chỉ là cảnh “đổ bùn xuống biển”, anh nào lên
anh nào xuống dân chẳng cần quan tâm. Chẳng qua đám đầu sỏ cần Trịnh
Xuân Thanh làm “nhân chứng số một” khi đưa bọn kia ra tòa, cho nên chúng
phải đi bắt cóc đem về! Nhưng hậu quả tai hại về đầu tư, ngoại thương
và cả ngoại giao, 90 triệu người dân sẽ gánh chịu trong nhiều năm sắp
tới. Cải tổ kinh tế sẽ đình hoãn, tiền đầu tư sẽ giảm và nước Việt Nam
sẽ bị cô lập. Chủ quyền đất nước càng lún xuống bùn sâu và sẽ tiếp tục
chịu nhục nhã, như mới đây phải yêu cầu công ty Repsol ngừng hoạt động
khoan dầu tại lô 136-03 trong Biển Ðông nước mình; vì bị Trung Cộng dọa
nạt./.
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment