Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung cộng đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang xây dựng tại Trường Sa.
Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu
khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ
vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty
có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ
dầu lớn tại khu vực này.
Qua ngày hôm sau, Gs Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney
Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho
biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.
Vào tháng Giêng năm nay, Việt Nam công bố là Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam (PVN) đã ký hợp đồng với công ty Exxon Mobile của Mỹ để
khai thác mỏ dầu (Lô 118) tại khu vực được gọi là Mỏ khí Cá Voi xanh. Lô
118 này nằm cách bờ biển Quảng Nam ở miền Trung khoảng 88 km tức trong
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Đây là mỏ khí được coi như lớn nhất ở Việt Nam ước lượng có tới 150 tỷ mét khối với vốn đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ kim. Nhưng lô 118 cũng nằm trong phạm vi bản đồ ”đường lưỡi bò” của Trung cộng.
Đây là mỏ khí được coi như lớn nhất ở Việt Nam ước lượng có tới 150 tỷ mét khối với vốn đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ kim. Nhưng lô 118 cũng nằm trong phạm vi bản đồ ”đường lưỡi bò” của Trung cộng.
Trong tháng 6, dư luận nóng lên vì việc Tướng Phạm Trường Long Phó
Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung cộng thình lình cắt ngắn chuyến viếng
thắm Việt Nam. Tân Hoa Xã bất ngờ đưa tin là Tướng Long đã nói thẳng với
lãnh đạo CSVN là “toàn bộ các đảo ở Biển Đông đã thuộc lãnh thổ của Tàu
kể từ thời thượng cổ”. Gs Carl Thayer cũng cho biết là Tướng Long đã
yêu cầu Việt Nam ngưng mọi hoạt động khảo sát dầu khí.
Nhưng chỉ sau đó không lâu vào đầu tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh đã công du Ấn Độ và tuyên bố là Việt Nam đồng ý
gia hạn hợp đồng thêm hai năm nữa cho công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hoạt
động khai thác tại Lô 128 nằm khoảng 100 km ở ngoài khơi Bình Thuận
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam nhưng cũng trong đường lưỡi
bò.
Nhưng việc mà Trung cộng đe dọa sử dụng vũ lực không phải là chưa
từng có. Trong một cuộc hội đàm vào tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Duterte
của Phi Luật Tân đã nói với Tập Cận Bình là Phi Luật Tân có ý định tiếp
tục hoạt động khai thác tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Như Việt Nam, Phi Luật Tân đã tạm ngưng
khai thác vì Trung cộng liên tục quấy nhiễu.
Dù vì bất cứ lý do đằng sau chính xác thế nào đi nữa nhưng rõ ràng là
Repsol đã chính thức ra thông báo đình chỉ hoạt động khai thác dầu khí
vì có sự tranh chấp từ Trung cộng. Thứ hai, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam
ngưng khai thác và đe dọa trừng phạt nếu Hà Nội không nghe lời. Và thứ
ba là Bộ Chính Trị đã quyết định ngưng khai thác theo lời yêu cầu của
Bắc Kinh. Quyết định của Bộ Chính Trị Đảng CSVN sẽ dẫn đến hậu quả rất
tai hại cho Việt Nam.
Không chỉ mất đi nguồn thu trong tương lai mà Việt Nam có nguy cơ
phải bồi thường thiệt hại cho Repsol. Ước đoán là Repsol đã chi hơn 300
triệu Mỹ kim cho dự án này. Con số bồi thường có thể lên tới 1 tỷ Mỹ kim
vì bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
thực tế và thất thoát lợi nhuận dựa theo hợp đồng. Chưa kể là Việt nam
khó thu hút được các đối tác trong tương lai cùng hợp tác khai thác và
do đó sẽ đe dọa đến nền an ninh năng lượng có ý nghĩa sống còn cho sự
phát triển kinh tế và xã hội.
Tại sao lại có sự phân biệt đối xử của Trung cộng giữa lô 118, 128 và
136-03? Lô 118 và 128 rõ ràng nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển
Việt Nam. Exxon Mobil và ONGC Videsh là hai công ty của Mỹ và Ấn Độ với
lực lượng hải quân hùng hậu. Trong khi đó, Repsol là một tập đoàn dầu
khí quốc gia của Tây Ban Nha là nước không có sự hiện hiện quân sự tại
Biển Đông. Ngoài ra, lô 136-03 cách bờ biển Vũng tàu khoảng 400 km tức
ngoài phạm vi 200 hải lý (370 km) của Việt Nam. Nhưng nếu tính từ Côn
Sơn (Côn đảo) thì có thể nằm trong phạm vi 200 hải lý. Câu hỏi là dưới
UNCLOS, từ đường cơ sở của Việt Nam đến bãi Tư Chính tính từ Vũng Tàu
hay là Côn Đảo?
Dù sao đi nữa, Việt Nam có thể lập luận rằng bãi Tư Chính nằm trong
thềm lục địa của Việt Nam và do đó Việt Nam có toàn quyền khai thác
khoáng sản và dầu khí phù hợp với UNCLOS mà Trung cộng không có bất cứ
lý do chính đáng nào để can thiệp.
Trong mấy ngày qua, Duterte bắn tiếng là sẽ hợp tác khai thác chung
với Trung cộng tại bãi Cỏ Rong. Trước đây vào năm 2005, Tổng Thống
Gloria Arroyo đã ký thỏa thuận khảo sát địa chấn chung với Trung cộng.
Ngược lại, Bắc Kinh giúp Manila đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng
tới năm 2008 thì lòi ra các vụ xì-căng-đan tham nhũng dẫn đến sự sụp đổ
của chính quyền Arroyo. Sau khi thỏa thuận chấm dứt, Trung cộng nêu yêu
sách chủ quyền trong khu vực khảo sát chung và xua đuổi các công ty
ngoại quốc không cho họ thương lượng hợp đồng với Manila. Từ thời Đặng
Tiểu Bình, Trung cộng đã đưa ra kế sách tạm gác tranh chấp chủ quyền và
khai thác chung. Vấn đề là yêu sách chủ quyền của Trung cộng tại Trường
Sa dựa vào đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý như phán quyết của Tòa
Trọng Tài xác nhận. Nói một cách khác, Trung cộng đòi hỏi chủ quyền bất
hợp pháp rồi kết luận là có tranh chấp chủ quyền rồi đòi khai thác chung
trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.
Có thể Bắc Kinh cũng đang chờ giương một cái bẫy tương tự như vậy với
các đồng chí trong Bộ Chính Trị ở Ba Đình đối với bãi Tư Chính./.
Nguyễn Văn Thân
No comments:
Post a Comment