Monday, August 14, 2017

Thượng thư Võ Đình Tú

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, Theo chiều dài của lịch sử Việt Nam, có lẽ các danh tướng Tây Sơn là những người xông pha trận mạc, anh dũng chiến đấu quên mình vì đại nghĩa cứu dân cứu nước, nhưng sử sách ghi chép về họ lại quá ít. Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thượng thư Võ Đình Tú” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh và Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
“Tướng quân chiến mã kim hà tại?
Dã thảo nhàn hoa mãn địa sầu”.

Nghĩa là:
Chiến mã của tướng quân giờ ở nơi đâu?
Cỏ hoa đồng nội đất đai sầu.

Đó là hai câu thơ cảm vịnh về các danh tướng Tây Sơn của Nguyễn Trọng Trì, tác giả cuốn Tây Sơn Lương Tướng ngoại truyện.
Võ Đình Tú tự là Tuấn Chi, hiệu là Thiết Hán, sinh trưởng trong nhà hào phú ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thuở nhỏ được một nhà sư dạy võ nghệ và binh pháp. Ông nổi tiếng về côn pháp và được xem là người giữ thần khí Ngân côn. Ông là em họ của Võ Văn Dũng, khi Võ Văn Dũng đầu quân Tây Sơn, có giới thiệu ông với Nguyễn Nhạc. Nhờ hăng hái trong việc binh bị, ông được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thương yêu, tin dùng.
Khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa, Võ Đình Tú được phong chức Đại Tổng Lý, cùng với Bùi Thị Xuân phòng thủ doanh trại ở vùng Tây Sơn.
Năm 1788, khi Nguyễn Nhạc xưng đế, ông được phong chức Thái úy. Ông tham gia trận đánh chiếm Phú Xuân cùng với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ.
Chiến thắng của trận vây hãm thành Quy Nhơn liên tục trong 14 tháng, khiến cho tướng trấn thủ thành của Nguyễn Ánh là Võ Tánh tự thiêu và hiệp trấn Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Chiến thắng này làm cho tên tuổi của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng nổi bật.
Nhưng kể từ khi vua Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn chia rẽ nghiêm trọng. Bấy giờ, nhân vật lộng quyền bị lên án nhiều nhất là Thái sư Bùi Đắc Tuyên.
Năm 1795, Đại Tư đồ Võ Văn Dũng đưa quân vây bắt và giết chết Bùi Đắc Tuyên. Nghe tin này, tướng Trần Quang Diệu kéo quân về đóng ở bờ Nam sông Hương. Võ Văn Dũng mượn lệnh vua đưa quân đóng dọc theo bờ Bắc sông Hương, chuẩn bị đánh Trần Quang Diệu. Võ Đình Tú quen với hai bên, lấy tình thân giải hòa nên quân Tây Sơn tránh được cơn binh biến.
Trong cuộc chiến đấu cam go chống Nguyễn Ánh, Võ Đình Tú là một trong những tướng lãnh đóng góp nhiều công sức cho quân Tây Sơn. Nhưng vua Cảnh Thịnh lo sợ tình thân giữa ông với Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sẽ gây bất lợi cho mình, nên phong cho ông chức Binh bộ Tham Tri ra trông coi binh bị 2 vùng Quy Nhơn và Phú Yên.
Tháng 4 năm 1799, Nguyễn Ánh cử đại quân đánh Quy Nhơn. Võ Đình Tú nghe tin kéo quân lên Cần Úc đánh quân Võ Tánh. Hai bên kịch chiến suốt 2 ngày đêm, Võ Tánh trá bại, ông đuổi theo bị Nguyễn Huỳnh Đức phục kích. Ông bị trúng đạn, nằm trên lưng ngựa chạy về đến Phú Phong thì tắt thở.
***
Trong Tây Sơn Thất Hổ Tướng: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc, thì Võ Đình Tú là tướng tử trận tại sa trường.
Mặc dù nhà Tây Sơn chỉ tồn tại hơn 30 năm, nhưng được xem là một thời kỳ có nhiều anh hùng nghĩa sĩ tài giỏi, đánh tan đạo quân Thanh 29 vạn quân ở phương Bắc, dẹp tan nhiều vạn quân Chiêm ở phương Nam. Hầu hết nhưng anh hùng hào kiệt thời này đều xuất thân từ dân giả, tập hợp dưới ngọn cờ Tây Sơn được trui rèn và qua nghệ thuật dùng người của Quang Trung – Nguyễn Huệ để trở thành những vị tướng tài đánh Nam dẹp Bắc, lưu danh trong sử Việt.
Thượng thư Võ Đình Tú từng giữ các chức vụ Binh bộ Thượng thư (triều Thái Đức), Binh bộ Tham tri (triều Cảnh Thịnh). Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với giai đoạn vinh quang của triều Tây Sơn, tài năng của ông góp phần lớn vào sự tồn tại của nước nhà.
Nhưng điều đáng nói nhất là, thay vì noi gương anh dũng của các danh tướng Tây Sơn như Võ Đình Tú, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu… để chống xâm lăng thì hiện nay các tướng lãnh CSVN lại “im hơi lặng tiếng” khi lãnh thổ và lãnh hải đã và đang mất dần về tay giặc phương Bắc.
Với tham vọng bành trướng xuống phương Nam, Tàu cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã thành công trong việc tạo ra quan thái thú Nguyễn Phú Trọng để đẩy dân tộc Việt vào vòng Bắc thuộc lần thứ 3.
Đứa con hoang Nguyễn Phú Trọng bị Tàu cộng “đè đầu cỡi cổ”, cam tâm làm tay sai cho giặc chỉ vì đam mê quyền lực, vì quyền lợi cá nhân bất kể đất nước VN sắp lọt vào tay giặc Tàu. Chính Trọng ra lệnh cho tập đoàn Ba Đình ngoảnh mặt làm ngơ với thảm họa Formosa, lùng bắt và giam cầm những người yêu nước chỉ vì họ dám đứng lên chống Tàu cộng phá hoại môi trường sống và xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của VN.
Mới đây, tuân lệnh của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng đã xé hợp đồng khoan dầu, buộc công ty Repso phải ngừng khai thác tại bãi Tư Chính và giao lại cho Bắc Kinh. Điều này cho thấy rằng, Tập Cận Bình đã tính đúng, thông qua thái thú Trọng, Tập Cận Bình đã mua VN rất dễ và rẻ, hay hơn cách Đặng Tiểu Bình xua 120 ngàn quân đánh VN vào tháng 2 năm 1979 với kết quả 60 ngàn quân Tàu bị thương vong.
Điều đau lòng là báo chí tại VN chẳng những không dám đưa tin Nguyễn Phú Trọng xé hợp đồng, hay loan tin về sự hèn nhát của tập đoàn cộng sản mà còn bẻ cong sự thật. Vậy thì VN bị Bắc thuộc lần thứ 3 là chuyện không tránh khỏi, ngoại trừ con dân Việt noi gương anh dũng của các danh tướng Tây Sơn, vùng lên giải trừ chế độ cộng sản thì mới có cơ may vẹn toàn lãnh thổ, để các bậc tiền nhân, những anh hùng liệt nữ, có thể nở một nụ cười trước khi yên nghỉ.
Việt Thái

No comments:

Post a Comment