Tôi có viết về những mô hình và định chế xã hội cho một nước Việt Nam hậu cộng sản. Tuy nhiên đó là những điều tương đối trừu tượng.
Một cách thực tế và đơn giản hơn, trách nhiệm của một chính quyền của
dân, do dân và vì dân có thể được giải thích cụ thể qua một số nhu cầu
căn bản, nhưng chưa phải toàn diện, như sau:
1. Chăm sóc nhu cầu cư trú và áo quần (accommodation and clothing)
2. Chăm sóc nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng (food and nutrition)
3. Chăm sóc nhu cầu an toàn bản thân (personal safety)
4. Chăm sóc nhu cầu giáo dục và phát triển trí tuệ (education and knowledge)
5. Chăm sóc nhu cầu sức khỏe khi bệnh tật (healthcare)
Hôm nay, khi đọc tin trên mạng lưới toàn cầu về những lời kêu gọi Bà
Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức vì những khiếm khuyết hiển nhiên trong hệ
thống y tế Việt Nam tôi xin nêu ra tình trạng của một gia đình tiêu biểu
tại Úc như sau:
Vợ chồng trong tình trạng ly thân
Cháu trai gần 2 tuổi và cháu gái 7 tuổi học tiểu học
Cháu trai bị khuyết tật bẩm sinh
Người mẹ phải nghỉ làm việc để chăm sóc các con
Cháu trai gần 2 tuổi và cháu gái 7 tuổi học tiểu học
Cháu trai bị khuyết tật bẩm sinh
Người mẹ phải nghỉ làm việc để chăm sóc các con
Trong một hoàn cảnh như thế thì trách nhiệm của chính quyền Úc như một chính quyền nghiêm chỉnh là gì?
Trước hết người mẹ đương nhiên được sự trợ cấp tài chánh đầy đủ của
chính phủ không những vì không đi làm, nhưng thêm tiền vì phải chăm sóc
cho một em bé có khuyết tật. Sau đó, theo luật định, người cha phải trả
từ lương của mình, một số tiền phụ cấp nuôi con cho người mẹ.
Số tiền trợ cấp của người cha, nếu thương thuyết trực tiếp giữa 2
bên, có thể trên hay dưới mức độ luật pháp ấn định. Nếu không có sự thỏa
thuận thì mức độ luật pháp ấn định sẽ được áp dụng.
Nếu người mẹ có nhà riêng thì tốt. Nếu không và phải thuê nhà thì
chính phủ sẽ trợ cấp tiền thuê nhà. Khi người mẹ có bệnh vào nhà thương,
thì sự chăm sóc toàn diện và miễn phí, dù phải lên đến hằng trăm ngàn
Úc Kim hoặc hơn nữa.
Riêng về em bé thì chính phủ bổ nhiệm một người chăm sóc chuyên
nghiệp (professional carer) để giúp cho người mẹ ban ngày và một người y
tá chuyên nghiệp (professional nurse) biết sử dụng các máy y khoa
chuyên môn để chăm sóc em bé từ 6 chiều đến 6 giờ sáng vì em bé cần được
dẫn đồ ăn qua bao tử thay vì cổ họng.
Những điều trên là quyền lợi đương nhiên một công dân Úc được hưởng.
Tuy người mẹ không đi làm nhưng hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ cá
nhân nào trong cuộc sống của mình. Tương quan của chị đối với người
chồng đi làm là một tương quan bình đẳng. Tương quan giữa chị và những
người dân đi làm khác cũng bình đẳng tương tự. Chị có đủ tiền chi phí,
dẫn con đi ăn nhà hàng, đi du lịch …
Nhất là đứa con của chị và đứa con của vị thủ tướng đương nhiệm, nếu
rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo tương tự, cũng sẽ được chăm sóc như nhau.
Đó là, bằng những phương tiện y khoa tối tân nhất quốc gia có, nhờ hệ
thống chăm sóc sức khỏe hoàn vũ (universal medicare) tại Úc và phần lớn
những quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Tôi đã từng xem trên mạng và nhất là trên Facebook hình ảnh của các
nhà thương và bệnh nhân tại Việt Nam. Một giường bệnh đôi khi 2 hoặc 3
người nằm. 2 người nằm quay đầu với nhau và 1 người nằm dưới đất bên
cạnh. Hoàn cảnh thiếu vệ sinh và tồi tệ. Khi so với bệnh viện cho các
cấp cán bộ CSVN và khi so với người dân tại các quốc gia Đông Á dân chủ
khác như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore thì trong
lòng uất nghẹn vì quốc nhục.
Sự kiện Bà Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến chưa từ chức không phải là
điều lạ lùng nhất. Điều lạ lùng hơn nữa là các ông Nguyễn Phú Trọng,
Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Bà Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tại chức
và liên tục ca ngợi Bác và Đảng mà toàn dân thì tiếp tục im lặng cam
chịu.
Chính trị và kinh tế các quốc gia tuy phức tạp nhưng có thể chia làm 2
khuynh hướng chính. Đó là khuynh hữu (thiên về tư bản chủ nghĩa) như
các đảng Cộng Hòa (Hoa Kỳ), Tự Do (Úc), Bảo Thủ (Anh) hoặc khuynh tả
(thiên về xã hội chủ nghĩa) như đảng Dân Chủ (Hoa Kỳ), Lao Động (Úc),
Lao Động (Anh) ….Khuynh hữu thiên về sáng tạo của cải và tập trung của
cải (wealth creation and wealth accumulation). Khuynh tả thiên về tái
phân phối của cải (wealth redistribution).
Các xã hội dân chủ phát triển vững mạnh vì luôn biết dung hòa giữa 2
khuynh hướng và chấp nhận quy luật chính trị dân chủ. Bất cứ đảng phái
nào, tìm được trung điểm đúng nhất giữa 2 khuynh hướng, trong hoàn cảnh
lịch sử, sẽ đắc cử và nắm chính quyền. Phải tìm trung điểm vì nếu thiên
hữu quá thì hố sâu giàu nghèo sẽ quá cách xa, xã hội bất ổn và sinh loạn
lạc. Nếu thiên tả quá mức thì hoàn toàn sẽ không còn của cải để phân
phối. Lúc đó sẽ chỉ còn sự nghèo khổ chia đều cho mọi người mà thôi.
Các đảng cộng sản trong hệ thống Đệ Tam Quốc Tế Vô Sản Chuyên Chính
của Lê Nin thì không thuộc con giáp nào cả mà là một hệ thống gồm những
định chế láo khoét đặt căn bản trên bạo lực, gian dối và lừa gạt. Bề mặt
thì sử dụng chiêu bài xã hội chủ nghĩa, nhưng bề trong thì tập trung
của cải vào tay của một số gia đình đảng viên cao cấp tạo ra những bất
công và hố sâu giàu nghèo khủng khiếp.
Đảng như một định chế đầy quyền lực, liên kết với công an và quân đội
là 2 định chế phụ thuộc, cũng thối nát tương tự, cương quyết bóc lột
nhân dân đến khi nào toàn dân chịu kết nổi, đứng lên lật đổ mới thôi. Họ
nghĩ rằng, lúc đó, họ đã hoàn tất mục tiêu tẩu táng tài sản và xây dựng
tổ ấm cho cá nhân và thân nhân tại các nước tây phương rồi.
Trong 5 nhu cầu căn bản nêu trên, theo quan điểm của tôi, nhu cầu thứ
5 tức nhu cầu chăm sóc sức khỏe khi bệnh tật (healthcare) là quan trọng
vô cùng. Lý do là vì lúc còn sức khỏe, một con người có thể phấn đấu để
sống còn. Họ suy sụp và cần giúp đỡ nhất là khi chính họ hay người thân
bị bệnh tật. Ngay cả tại những quốc gia phát triển nhất ngày hôm nay,
chi phí y khoa của các bệnh nan y vượt ra ngoài tầm tay của một công dân
trung lưu.
Trong trường hợp điển hình tôi vừa nêu ra, chi phí chăm sóc cho em
bé, cho đến khi hết bệnh, có thể lên đến nhiều trăm ngàn hay một triệu
Úc Kim. Nếu không có universal medicare thì gia đình nêu trên sẽ không
kham nổi và hoàn toàn mất nhân phẩm.
Đảng CSVN đã cai trị miền Bắc 7 thập niên, cả 2 miền hơn 4 thập niên.
Nhìn lại hoàn cảnh tang thương của các em bé và người già dân tộc Việt
trong các nhà thương hay trên các đầu đường xó chợ tại Việt Nam, không
hiểu tại sao các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc
và Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chưa chịu giải tán đảng và vào đền thờ Vua
Hùng và các đấng tổ tiên gục đầu sám hối?
Đào Tăng Dực
No comments:
Post a Comment