Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14 đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015. Trong một phiên họp của Quốc hội, Đại biểu Bắc Kạn Nguyễn Thị Thủy đề nghị đưa vào Bộ luật Hình sự 2015 nghĩa vụ của luật sư phải tố giác thân chủ mình khi phạm một số tội nghiêm trọng, đặc biệt là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Lý do người đề xuất áp dụng trách nhiệm hình sự đối với luật sư không tố giác thân chủ phạm tội là vì nhân dân, vì sự bình yên của nhân dân. Nhiều người cho rằng đây là một đề xuất khá bất thường, đáng lo ngại. Vì những đề xuất bất thường này xem ra lại được sự ủng hộ của không ít đại biểu Quốc hội. Bằng chứng là đề nghị này đã được giữ lại trong dự thảo sửa đổi, bổ sung nơi Điều 19, Khoản 3 Bộ luật Hình sự 2015, dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ của nhân dân trong nước, nhất là giới luật sư và luật gia.
Một câu hỏi được đặt ra: Quốc hội Việt Nam đang cải tiến hay cải lùi
hệ thống tư pháp và pháp luật nói chung, luật pháp liên quan đến nghề
luật sư tại Việt Nam nói riêng?
Hiệu quả chủ trương chính sách “Mở cửa” để cứu nguy chế độ sau hơn 20
năm từ 1995 đến nay, Việt Nam đã thay da đổi thịt như thế nào, bộ mặt
phồn vinh ra sao; nhân dân Việt Nam đã có được một đời sống tốt đẹp hơn
so với 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa (1975-1995) không cần nói ra thì
mọi người ai cũng thấy.
Đó là nhờ sự chuyển đổi kính tế qua con đường làm ăn “Kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như đảng và nhà nước nói để
tuyên truyền lừa mị; song thực chất cũng như thực tế “Kinh tế thị
trường” đã và đang theo định hướng “tư bản chủ nghĩa” đã là tất yếu.
Do đó, hệ thống tư pháp và pháp luật Việt Nam cần “cải tiến” cho phù
hợp cũng là một “tất yếu”. Trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của
luật sư Việt Nam cũng cần được nâng cao ngang tầm cao của một luật sư
quốc tế là điều cần yếu. Vì vậy, quy chế pháp lý, qui định pháp luật cho
cá nhân cũng như đoàn thể luật sư Việt Nam cũng không thể khác với các
luật sư và luật sư đoàn quốc tế. Nghĩa là luật sư phải được luật pháp
bảo vệ các quyền hành nghề như các luật sư khác trên thế giới, trong đó
có quyền độc lập, an toàn cá nhân, quyền giữ bí mật nghề nghiệp, không
thể quy kết trách nhiệm hình sự chỉ vì luật sư đã không khai báo những
gì mà thân chủ tin cậy đã cho mình biết trong các vụ án mà mình nhiệm
cách.
Vả lại, khi nhiệm cách cho một thân chủ, các hành vi phạm
pháp đã xẩy ra hay chưa kịp xẩy ra bị can đã bị bắt giữ; việc điều tra,
tìm bằng chứng kết tội là nhiệm vụ của các cơ quan điều tra (công an,
viện kiểm sát…); trong khi luật sư chỉ làm nhiệm vụ gỡ tội, minh oan cho
thân chủ (nếu thực sự họ vô tội), hay tìm cách làm giảm nhẹ hình phạt
(nếu thân chủ có đủ chứng cớ phạm tội thật mà có những tình tiết giảm
bớt hình phạt).
Đây là một nguyên tắc quốc tế bất di bất dịch thể hiện sự quân bình
và công bình trong việc xét xử và kết án những nghi can trước tòa án:
Công tố buộc tội, luật sư gỡ tội, chánh án hay hội đồng xét xử nghe lý
lẽ, bằng chứng đôi bên để kết tội hay tha bổng.
Nay nếu quốc hội thông qua điều luật buộc luật sư phải tố cáo
tội trạng của thân chủ mình, là “cải lùi” về thời kỳ “bào chữa viên
nhân dân” với “Đoàn bào chữa viên nhân dân” là những cá nhân công nhân
viên (một trong những điều kiện…) trong một đoàn thể công quyền
như công tố đoàn và thẩm phán đoàn đều có ăn lương nhà nước, chung
nhiệm vụ xét xử tội phạm theo các nghị quyết của đảng.
Như thế phải chăng bắt đầu từ năm 1989 đảng và nhà nước CSVN mới có
quan điểm về “Dân chủ pháp trị”? Thế nhưng cho đến nay việc thực hiện
quan điểm này có tiến bộ đôi chút, nhưng vẫn không thoát được vòng kim
cô “Xã hội chủ nghĩa” nên các quyền dân sinh, dân chủ và nhân quyền vẫn
chưa thực hiện đầy đủ, vẫn bị bóp nghẹt. Công cuộc cải cách hệ thống tư
pháp và luật pháp trong đó có luật liên quan đến nghề nghiệp luật sư vẫn
nửa nạc nửa mỡ?
Vì “Dân chủ pháp trị” (cai trị bằng pháp luật) không thể có trong
“chế độ xã hội chủ nghĩa” (độc tài toàn trị, cai trị bằng nghị quyết của
đảng CS độc quyền thống trị).
…Quốc hội hiện nay trong thời kỳ “Mở cửa” (hội nhập vào nền văn minh
thế giới) phải là quốc hội của dân, khác với quốc hội trong thời kỳ
“Đóng cửa” (xây dựng xã hội chủ nghĩa khép kín đã thất bại hoàn toàn) là
quốc hội của đảng CSVN. Sự khác biệt cần được thể hiện qua nhiệm vụ lập
pháp theo chiều hướng cải tiến hệ thống tư pháp và pháp luật, trong đó
có pháp luật liên quan đến nghề nghiệp luật sư, đóng vai trò cần yếu
trong “nền dân chủ pháp trị” thay vì cố duy trì hệ thống tư pháp và pháp
luật xã hội chủ nghĩa lỗi thời./.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment