Thế là nhà văn, nhà bất đồng chính kiến, Khôi nguyên Hòa Bình Lưu Hiểu Ba đã qua đời sau một thời gian dài bị tù đày và một thời gian ngắn chống chọi với căn bệnh ung thư. Tin ông mất, ngay lập tức được báo chí truyền thông thế giới loan tin rộng rãi, với nhiều kính trọng, thương xót dành cho ông và người vợ vẫn còn đang bị quản thúc tại gia. Với những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh dân chủ cũng như tất cả những ai quan tâm đến tình hình chính trị trong và ngoài nước ở VN, tin Lưu Hiểu Ba mất khi vẫn đang trong thời gian bị tù đày gây ra một xúc cảm mạnh mẽ.
Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2010.
Ông là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn ở trong tù hay bị giam giữ sau ông Carl von Ossietzky (1935) của Đức dưới thời Đức quốc xã và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Burma. Ông Lưu Hiểu Ba cũng là người thứ hai (người đầu tiên là Ossietzky) bị từ chối không cho người đại diện đi nhận giải dùm và chết trong trại giam.
Ông là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn ở trong tù hay bị giam giữ sau ông Carl von Ossietzky (1935) của Đức dưới thời Đức quốc xã và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Burma. Ông Lưu Hiểu Ba cũng là người thứ hai (người đầu tiên là Ossietzky) bị từ chối không cho người đại diện đi nhận giải dùm và chết trong trại giam.
Vì chuyện trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba mà mối quan hệ
giữa hai nước Na Uy và Trung Quốc xấu đi suốt một thời gian dài.
Nhiều người Na Uy, theo cảm nhận của tôi, cũng không hiểu rõ về Trung
Quốc. Dù có biết về chế độ độc tài và về “thành tích” nhân quyền của
nhà nước Trung Quốc, điều đó không ngăn cản nhiều người Na Uy ngưỡng mộ
Trung Quốc về nhiều thứ: Một quốc gia khổng lồ, một nền văn hóa lâu đời,
sự phát triển thần kỳ về kinh tế trong hơn 3 thập niên qua…
Khi Trung Quốc phản ứng quá đáng với Na Uy chỉ vì giải Nobel Hòa
bình, họ không biết rằng họ đã làm cho người dân Na Uy kinh ngạc và
không thể hiểu nổi.
Tôi phải giải thích đây rõ ràng là chuyện hai bên không hiểu nhau vì
hai chế độ, hai xã hội quá khác nhau, rằng ở Trung Quốc cũng như ở Việt
Nam, nhà nước kiểm soát tất tần tật mọi thứ, nên những người lãnh đạo
Trung Quốc không thể hiểu và cũng không thể chấp nhận việc có một Ủy
ban, một tổ chức nào đó lại có thể hoạt động độc lập với chính quyền mà
chính quyền lại chịu, không can thiệp vào công việc của họ như vậy! Dù
sao, tôi nghĩ thầm, qua một “chuyện nhỏ” này chắc người Na Uy sẽ hiểu
hơn phần nào cách ứng xử của một nước luôn tự cho mình là nước lớn nhưng
khi hành xử thì rất… tiểu nhân, chứ còn người Việt Nam chúng tôi thì đã
quá hiểu và quá kinh nghiệm suốt từ hàng ngàn năm nay rồi!
Cái chết của nhà văn, nhà bất đồng chính kiến, Khôi nguyên Hoà bình
Lưu Hiểu Ba làm tôi nhớ đến những cái chết trong khi bị giam giữ, tù đày
của những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tại VN.
Có bao nhiêu người đã chết trong những ngục tù của cộng sản, cả ở
Trung Quốc và VN? Không thể biết con số chính xác nhưng chúng ta thấy cả
hai chế độ cộng sản (và mọi chế độ cộng sản nói chung) đều giống nhau
trong cách đối xử phi nhân, hèn hạ đối với những người bất đồng chính
kiến, tù nhân chính trị.
Chẳng hạn, năm 2011, ông Nguyễn Văn Trại, một tù nhân chính trị bị
bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm tù, bị ung thư gan suốt một thời gian
dài nhưng không được chữa trị, khi gần chết ông và gia đình chỉ có một
nguyện vọng duy nhất là ông được về với gia đình và chết bên người thân
nhưng nhà cầm quyền đã từ chối. Và cuối cùng ông đã chết trong trại giam
Z30A-Xuân Lộc Đồng Nai, vào ngày 11 tháng 7 năm 2011.
Gia đình xin đưa thi hài ông về an táng tại quê nhà “nhưng Ban Giám Thị trại từ chối, với lý do ông “NGUYỄN VĂN TRẠI LÀ MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI”. (“Người tù chính trị Nguyễn Văn Trại đã qua đời,” Dân Làm Báo).
Gia đình xin đưa thi hài ông về an táng tại quê nhà “nhưng Ban Giám Thị trại từ chối, với lý do ông “NGUYỄN VĂN TRẠI LÀ MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI”. (“Người tù chính trị Nguyễn Văn Trại đã qua đời,” Dân Làm Báo).
Người tù thế kỷ Trương Văn Sương nguyên trung úy Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa, sau 33 năm tù đày vì “tội phản động,” được tạm thả về một năm
để chữa bệnh rồi lại bị đưa vào trại giam và chết chỉ hai mươi lăm ngày
sau, vào ngày 12 tháng 9 năm 2011.
Một tù nhân chính trị khác nữa, cũng là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa, Thiếu Úy Không Quân Bùi Đăng Thủy cũng qua đời tại trại
giam Xuân Lộc Đồng Nai năm 2013 sau 17 năm bị giam cầm, một thời gian
dài mang căn bệnh lao phổi mà không hề được chữa trị, v.v…
Đến những tù nhân thế hệ sau này, như trường hợp của thầy giáo, nhà
đấu tranh ôn hòa Đinh Đăng Định bị bắt hồi tháng 10 năm 2011, bị đưa ra
xét xử sơ thẩm hồi tháng 8 năm 2012, bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88
Bộ Luật hình sự. Trong thời gian thụ án, ông Định có triệu chứng bệnh
ung thư dạ dày, ông và gia đình đã nhiều lần làm đơn gởi đến cán bộ trại
giam để ông được đến bệnh viện điều trị, nhưng phía chính quyền đã cố
tình chậm trễ. Đến khi ông được đưa đi bệnh viện thì không còn kịp nữa…
Ông mất tháng 4.2014.
Chế độ cộng sản ở Trung Quốc và VN đã dùng ngục tù để hành hạ những
người bất đồng chính kiến nhưng họ đã không thể khuất phục được những
con người can trường, chấp nhận hy sinh cả sinh mạng vì một tương lai
tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngược lại, lịch sử từ xưa đến nay đã chứng
minh rằng mọi chế độ độc tài chuyên sử dụng ngục tù, bạo lực để hành hạ
những người yêu nước và đối xử hèn hạ, phi nhân với tất cả những ai dám
lên tiếng chống lại họ, cuối cùng cũng sẽ sụp đổ./.
Song Chi
No comments:
Post a Comment