Ngày 7/6/2017 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ Tài chính ra văn bản chỉ đạo các đơn vị trách nhiệm phải tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ có chứng từ gốc mà người dân đã đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp và xâm lược VNCH.
Vào năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng trong Chỉ thị 108-CT cho biết từ
cuối năm 1979, các địa phương đã tiến hành thanh toán các khoản nhà nước
vay dân.
Năm 1998, Bộ Tài chính ra công văn gia hạn các khoản trả nợ cho dân đến hạn chót là 31/12/1998.
1979 đến 1998, tức là gần 20 năm, con nợ Ba Đình vẫn không hoàn tất chuyện trả nợ cho dân.
Hạn chót là cuối năm 1998 nhưng giữa năm 2017 lại có văn thư tiếp tục
trả nợ. Tổng cộng gần 40 năm kể từ chỉ thị 108-CT nợ vẫn hoàn nợ. Trong
suốt 40 năm đó bao nhiêu chủ nợ đã trở thành người thiên cổ?
40 năm chạy làng và không biết còn chạy thêm bao năm nữa. Thử đặt
ngược lại nếu một người dân nào vay tiền của đảng và đến bây giờ vẫn
chưa trả thì số phận dân đen sẽ như thế nào?
Chuyện vay nợ của dân bắt đầu từ ngày 14/4/1948 Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh 160-SL phát hành “Công phiếu kháng chiến” tổng giá trị 500
triệu Hồ tệ. Từ đó từng năm một, nhiều sắc lệnh được ban ra để mượn nợ
dân, mượn bằng tiền cũng có, lương thực cũng có… Tất cả là để cho đảng
hoàn thành sứ mạng “ta đánh (miền Nam) là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”.
Từ 1948 cho đến 2017. 70 năm. Trong suốt thời gian gần 3/4 thế kỷ này:
1. Bao nhiêu “chủ nợ” còn sống sót đến giờ này để đảng và nhà nước “thanh toán” nợ nần?
2. Bao nhiêu “chủ nợ” đã bị chết trong cuộc chiến xâm lược VNCH, chết
theo thời gian chờ dài cả cổ và món nợ sẽ phải được “thanh toán” ra sao
cho những chủ nợ quá cố?
3. Trong hoang tàn chiến tranh, bao nhiêu “chủ nợ” còn giữ được những
cái gọi là có chứng từ gốc trời ơi đất hỡi để chứng minh mình có cho
đảng mượn vài trăm thúng thóc?
4. Một ký gạo, một trăm đồng Hồ tệ thời gạo châu củi quế của thế kỷ
trước, mấy chục năm sau, giá trị của nó là bao nhiêu? Hồ tệ ngày xưa và
Hồ tệ bây giờ vẫn còn tệ ngang nhau?
5. Từ năm 1979 cho đến nay, đảng và nhà nước đã trả nợ cho dân như
thế nào, trả bao nhiêu, giải quyết sự khác biệt về giá trị theo mức lạm
phát, lời lãi ra sao? Làm thế nào để người dân cả nước biết là nhà nước
thật sự có trả nợ?
6. Nếu thật sự có ngân sách trả nợ, làm thế nào để ngăn chận các quan
tham, cường hào ác bá địa phương khai láo và bỏ túi những khoản nợ mà
chủ nợ đã chết?
Tất cả những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác sẽ không bao giờ có
câu trả lời. Không có và không thể có vì toàn bộ chuyện trả nợ cho dân
chỉ là một trò tuyên truyền, mị dân của đảng.
Trả nợ cho dân! Chỉ cần đảng cộng sản ngưng ngay việc mượn nợ ngày
hôm nay mà người dân – hết đời này và nhiều đời sau phải còng lưng ra
trả là mừng lắm rồi.
Còn ba cái công phiếu kháng chiến, những thùng thóc bị trưng thu
nhưng được đảng dán cho danh hiệu mỹ miều là “mượn”… hãy cho nó đi vào
hư vô theo oan hồn của biết bao nhiêu sinh mạng con người mà đảng đã
“vay” để làm “vốn” cho công cuộc kắt mạng toàn dân và xâm lược VNCH cho
Tàu và Nga.
Tháng Chín
No comments:
Post a Comment