Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài”.
Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực
thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng
lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11,000,000 km2 (so với 9.600.000 km2)
hiện nay. Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long
băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh
các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công
nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.
Người Anh trở lại Trung Quốc vào cuối thập niên 1830. Lần này, họ
không mang theo quà tặng cho hoàng đế Trung Hoa nữa. Thay vào đó là tàu
chiến và súng ống, khởi đầu cho một thời kỳ mà người Trung Quốc vẫn gọi
“thế kỷ ô nhục”, kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh quốc gia
đông dân nhất thế giới này hết bị phương Tây sâu xé lại đến lượt bị Nhật
Bản xâm lăng, giày xéo.
Tuy nhiên, kiếp nạn khủng khiếp nhất mà người Trung Quốc từng phải
nếm trải lại không phải do ngoại bang mà do chính họ gây ra, khi đất
nước này chìm đắm trong bóng đêm của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
Mao. Số người bị sát hại và bị chết đói dưới ách trị vì của vị “Hoàng đế
đỏ” Mao Trạch Đông lên tới con số 70 triệu.
Thế rồi, từ đống đổ nát mà Mao Trạch Đông để lại, Trung Quốc đã kịp
vươn mình trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế – quân sự số 2 thế
giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng hiện nay,
chỉ trong vòng 10 năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ.
Chỉ vài tuần sau khi tiếp quản ngôi vị Tổng Bí thư Đảng CSTQ từ người
tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi
dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, kèm theo lời
mô tả: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất
của Trung Quốc”.
Để hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” đó, ngay sau khi trở thành nhà
lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bắt tay vào quá trình
thâu tóm quyền lực. Và chỉ mới qua nửa nhiệm kỳ đầu tiên, ông ta đã được
coi là lãnh tụ Trung Quốc có quyền lực lớn nhất kể từ thời “Hoàng đế
đỏ” Mao Trạch Đông.
Xem ra “giấc mộng Trung Hoa” không đơn thuần là viễn cảnh mà họ Tập
muốn Trung Quốc hướng tới – ông ta còn quyết tâm hiện thực hoá nó ngay
trong nhiệm kỳ của mình.
Trung Quốc đang nuôi tham vọng trở thành cường quốc số 1 ở Châu Á –
Thái Bình Dương trước khi soán ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Đó là lý
do khiến chính quyền của Tổng thống Obama, ngay từ nhiệm kỳ thứ nhất
của mình, đã triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực “sân nhà”
của Bắc Kinh.
Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế vượt trội về quân sự trong khu vực,
nhưng tình hình lại đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Kết cục của cuộc so găng thế kỷ Mỹ – Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn, nếu
không muốn nói là quyết định, đến tương lai Việt Nam. Chiến lược hiện
thời của Trung Quốc là chú trọng tăng cường sức mạnh hải quân và không
quân, đặc biệt là tìm cách ngăn chặn các lực lượng hải quân và không
quân Hoa Kỳ tiếp cận khu vực thông qua việc sử dụng một mạng lưới các
loại vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập, từ đó từng bước đẩy Hoa Kỳ ra
khỏi khu vực. Tuy nhiên, như chính cựu thủ tướng Singapore Lý Quang
Diệu từng nhận định, nếu Hoa Kỳ đánh mất vị thế vượt trội ở Châu Á –
Thái Bình Dương, họ cũng sẽ mất nó trên phạm vi toàn cầu. Còn Việt Nam
lúc đó sẽ trở thành miếng mồi ngon mà các ông chủ Trung Nam Hải sẽ quyết
thôn tính hầu thoả khát khao từ ngàn xưa của họ.
Nhiều người đã liên tưởng Tập Cận Bình với hình ảnh Càn Long của thế
kỷ 21. Điều đó đang khiến Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói
chung vốn nổi sóng từ lâu lại càng thêm sôi sục. Việt Nam và Hoa Kỳ cần
nhau và tìm đến nhau trong bối cảnh ấy. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam
lại không phải là cuồng vọng của Bắc Kinh hay tiềm lực và ý chí của
Washington, mà nằm ở chỗ lợi ích của Đảng CSVN ngay từ khi ra đời đã
không đồng hành với lợi ích của dân tộc đã sinh thành ra nó./.
Lê Anh Hùng
No comments:
Post a Comment