Về điểm cho phép “phá sản, giải thể”các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nghị quyết 8 -11 đã mở ra con đường cho các đảng viên giữ các chức vụ then chốt, tìm cách phi tang tội ăn cắp của dân trọn gói. Bởi vì doanh nghiệp nhà nước là tài sản quốc gia, bị cộng đảng đục khoét đến rục mọt, rồi cho giải thể. Như vậy toàn khối tài sản 400 tỷ Mỹ Kim lớp bán cho Tầu, còn lại sẽ lần lượt biến mất hợp pháp, chả ai có lỗi hay chịu trách nhiệm gì! Từ trước đến nay, cộng đảng vẫn làm ngơ, giữ kín những chuyện mờ ám, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, cho đến lúc nội bộ đấu đá tranh ăn để lộ ra, dân chúng mới biết!
Thay vì dùng tiền tỷ đê mưu ích đời sống toàn dân, thì cộng đảng lại dồn tiền cho các dự án không sinh lợi, lên đến hàng chục ngàn tỷ. Nhưng khi tranh luận tại Quốc Hội để đòi phần hơn trong ngân sách hôm đầu tháng 11 vừa qua, không có viên chức chính quyền hay đại biểu nào của Quốc Hội đề cập đến trách nhiệm đối với bộ máy quá cồng kềnh và chi tiêu quá nhiều cho những dự án vô bổ, kỷ luật ngân sách bị hệ thống đảng phá vỡ hoàn toàn – nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng nợ nần chồng chất, đất nước tụt hậu, dân chúng cơ cực, oán than.
Cả nước đang có 101 tượng đài Hồ Chí Minh [4], tượng đài nào cũng xấp xỉ cả ngàn tỷ . Riêng tượng đài ở Sơn La lên tới 1.400 tỷ tương đương 70 triệu Mỹ Kim! Chưa hết, vẫn còn 58 tượng đài tương tự sẽ lần lượt hoàn thành đến năm 2030. Bên cạnh tượng đài là các trung tâm hành chánh nguy nga, đồ sộ, thi đua xây cất tốn kém như tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi 1,000 tỷ, tỉnh Bình Dương quyết định chi 1,400 tỷ, thành phố Ðà Nẵng 2,000 tỷ, tỉnh Ðồng Nai chi 2,200 tỷ và tỉnh Khánh Hòa muốn phá kỷ lục nên nâng mức chi tiêu cho “trung tâm hành chính” ở thành phố Nha Trang lên 3,000 tỷ.
Con số cuối cùng dù to lớn, cũng còn thua chỉ một nhóm đảng viên đã làm thất thoát ngân sách 3,300 tỷ. Một trong những người thuộc nhóm, ông Trịnh xuân Thanh, chỉ là cán bộ cấp trung, và không phải trường hợp duy nhất, đang ôm tiền sống ung dung đâu đó, để rồi thấp thoáng qua báo mạng “trêu ngươi” cộng đảng [5]. Cảm thấy quyền lực bị “tổn thương”, Hanoi đã phát lệnh truy nã quốc tế từ 16 tháng 9, đến nay chưa động được chân lông đảng viên ly khai họ Trịnh. Giận cá chém.thớt, cộng đảng quay ra “lột chức” kẻ đã về hưu, cựu bộ trưởng Công Thương Vũ huy Hoàng, xếp cũ của ông Thanh!
Ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), Ủy viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) xin nghỉ hưu, đi nước ngoài chữa bệnh từ 31-10, nhưng ngày 24 đã biệt tăm. Số tiền thua lỗ của PVTex cũng trên 3,08 ngàn tỷ.
Theo truyền thống cộng sản, thì chuyện cùng nhau tham nhũng, phải được che đậy tới cùng, nhưng Tổng Bí Thư Trọng có thể vì “lú lẫn” lại buột miệng nhìn nhận trước công chúng sự kiện chỉ thị tuyệt mật số 15 không cho “ta tự đánh ta”[6] đang thịnh hành. Dân chúng biết rõ chống tham nhũng trong thể chế Mafia VC, chỉ là cớ để phe cầm quyền đánh kẻ mất quyền. Lần này cũng vậy, Hanoi tố cáo một vài cán bộ như “vật hy sinh” rồi chỉ thị cả làng báo đảng phải thổi phồng, làm nóng chuyện bắt (hụt) người này, cất chức người (không còn chức) để dân quên đi việc nhà nước đứng ra bảo bọc Formosa dù phạm pháp, gây thảm họa cho hàng triệu người. Công khai chà đạp pháp luật, Hanoi đã chỉ thị cho địa phương ra sức tìm mọi mưu hèn chước bẩn ngăn chặn, không cho dân chúng khiếu kiện Formosa; ngang ngược ra văn bản hành chánh cấm nạn nhân đi khiếu nại, tự đặt ra ngày 18 tháng 10 là “hết hạn kiện Formosa”.
Qua việc bổ nhiệm chức Phó Tư Lệnh Quân Khu 4, tổ chức huấn luyện tình báo và tập trấn áp biểu tình tại 4 tỉnh Miền Trung, nơi thảm họa Formosa làm tê liệt kinh tế toàn vùng từ tháng 4 đến nay, cho thấy Hanoi quyết tâm đàn áp bất cứ ai dám lên tiếng cho sự thật; bảo vệ quyền lợi thiêng liêng hay cho ước vọng dù khiêm tốn, cũng vẫn bị chế độ độc tài thẳng tay chà đạp. Trong hoàn cảnh này, mọi tổ chức yểm trợ các tiếng nói công chính phải cổ võ cho vụ kiện Formosa, ra sức khẳng định công cuộc đòi hỏi công lý của dân chúng nạn nhân Formosa là chính nghĩa, và vì lợi ích dân tộc, đất nước. Làm như vậy sẽ tranh thủ được cảm tình quân nhân và công an Quân Khu 4. Khi có lệnh đàn áp, họ sẽ làm ngơ, như trường hợp quân đội Tiệp Khắc đã án binh không đàn áp dân chúng năm 1989 và tại Nga 1991.
Trần Nguyên Tháo
No comments:
Post a Comment