Sài Gòn Bắn Pháo Hoa Để Thu Hút Du Khách
Hôm đầu tháng 12, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, ông Đinh La Thăng, được báo chí Việt Nam trích lời nêu ra ý tưởng tổ chức bắn pháo hoa cuối tuần để tạo “thương hiệu du lịch” cho thành phố. Ông cũng nói đây chỉ là ý tưởng “nghiên cứu tổ chức bắn pháo hoa vào cuối tuần bằng nguồn vốn xã hội hóa”. Ý tưởng này lập tức bị nhiều người lên tiếng chỉ trích là phung phí, ấu trĩ. Việc thu hút du lịch hệ tại nhiều yếu tố khác như con người, nếp sống văn hóa, cảnh trí, tiện nghi, thực phẩm, tiếp đãi, giá cả….Việt Nam muốn thu hút du khách và để du khách trở lại thì phải cải tiến toàn bộ lề lối làm việc đầy dối trá như hiện nay.
Bị Phụ Huynh Phản ứng, Bộ Giáo Dục Đềnghị Ngưng Thi Chinh Phục Vũ Môn
Đây là cuộc thi tổng hợp kiến thức dành cho học sinh trung học cơ sở với hình thức thi trực tuyến on line, do Trung ương Đoàn Thanh Niên Công Sản khởi xướng và chủ trì, tổ chức từ năm học 2014-2015 đến nay. Hình thức môn chơi mà nhiều người cho rằng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ hôm nay đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, tạm dừng cuộc thi này.
Theo Bộ Giáo dục, Chinh phục vũ môn còn một số bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp; công tác tổ chức điều hành cuộc thi chưa tốt. Do đó, gây ra sự lo ngại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh. Ngoài đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi, các đơn vị cần rà soát kỹ lưỡng, khoa học các vấn đề liên quan đến cuộc thi mà dư luận đang quan tâm. Những cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến tổ chức cũng được yêu cầu rà soát, nếu không thiết thực, hiệu quả thì phải dừng.
Dân Biểu Hoa Kỳ Chỉ Trích Việt Nam Vi Phạm Nhân Quyền
Dẫn nguồn tin của đài Á Châu Tự Do thì vào chiều thứ Năm 8/12, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân quyền thế giới, xoay quanh chủ đề “Nhân quyền: Ghi nhận hiện tại và Hướng tới tương lai”. Riêng tại Việt Nam
Là thành viên của cử tọa đoàn, Dân Biểu Alan Lowenthal trình bày về tình hình nhân quyền quốc tế trong năm 2016. Ông đặc biệt đề cập đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á, Miến Điện, Campuchia và Việt Nam.
Dân Biểu Alan Lowenthal nêu lên tình trạng chính quyền Việt Nam trong năm qua gia tăng đàn áp tôn giáo cũng như Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua Dự Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mà các tổ chức tôn giáo lên tiếng cho rằng siết chặt quyền tự do tôn giáo của hàng triệu người dân.
Ông Lowenthal nhắc đến nhiều blogger bị bắt giữ và nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm, như trường hợp Blogger Nguyễn Tiến Trung, một tiếng nói cho nền chủ tại Việt Nam nhưng bị cầm tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, hay Mục sư Nguyễn Công Chính bị ở tù 11 năm vì niềm tin tín ngưỡng và Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vì lên tiếng cho nhân quyền .
Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Giảm Kỷ Lục
Theo tin từ Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong 11 tháng qua lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm 25%, và hơn 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng gần chục năm qua. Cụ thể trong 11 tháng của năm 2016, lượng xuất khẩu chỉ được 4 triệu rưỡi tấn. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều không đạt được chỉ tiêu đề ra và hiện nay số gạo còn tồn trong kho khá lớn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu gạo xuống còn 5,7 triệu tấn cho năm nay. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam được điều chỉnh xuống như thế.
Philippines Không Đồng Ý Cho Hoa Kỳ Sử Dụng Các Căn Cứ Của Mình Để Tuần Tra ở Biển Đông
Ngày 08/12, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Lorenzana cho biết, để xích lại gần Trung cộng và để tránh đối đầu với Trung cộng, Philippines có thể không đồng ý cho Hoa Kỳ sử dụng các căn cứ tại Philippines làm bàn đạp cho các cuộc tuần tra ở Biển Đông. Theo ông, để tuần tra tại Biển Đông, Mỹ vẫn có thể sử dụng các căn cứ ở Guam, Okinawa hay các hàng không mẫu hạm tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong tháng qua, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris, cho là bất chấp thái độ của ông Duterte, việc hợp tác quân sự Mỹ-Philippines không có gì thay đổi.
Một Công Trình Bồi Đắp Của Trung Cộng Tại Hoàng Sa Bị Bão Phá Hủy
Đầu năm nay, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung cộng bắt đầu bồi đắp một giải cát dài 700 mét, nối đảo Bắc với đảo Trung. Nhưng theo tin của Reuters thì ngày 08/12, ảnh vệ tinh của Mỹ cho thấy: sau hai trận bão lớn vừa qua, toàn bộ giải cát ấy bị quét sạch. Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung cộng thường tuyên bố chúng thuộc quyền sở hữu của họ từ xa xưa, vì vào năm 1946, Trung cộng đã phái 4 chiếc tàu đến tiếp quản hai quần đảo này do Nhật Bản chiếm đóng. Nhưng thực ra, vào năm 1946, chính phủ của Trung Quốc là Tưởng Giới Thạch chứ không phải là đảng Cộng Sản như từ năm 1949 đến nay.
No comments:
Post a Comment