Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần qua xin mời quý thính giả theo dõi buổi hội luận giữa PV Hoàng Ân và ĐPV Trường An.
PV
Hoàng Ân: Thưa quí thính giả, trong tuần qua có nhiều sự kiện đáng chú ý đã xảy
ra, nhưng vì thời
gian không cho phép, nên hôm nay Hoàng Ân cùng PV Trường An sẽ trình
bày một số sự kiện đáng chú ý sau;
Thưa anh
TA, anh có ghi nhận như thế
nào trước việc hàng ngàn giáo
dân thuộc giáo xứ
Dũ Yên, thị
xã Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã xuống đường biểu tình
phản đối nhà máy Formosa xả thải ra sông Quyền, gây ô nhiễm môi trường sinh sống của dân?
PV Trường An: Đúng như chị vừa nói, vào sáng Chủ nhật 18/9, hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Dũ Yên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã xuống đường biểu tình phản đối nhà máy Formosa xả thải ra sông Quyền, gây ô nhiễm môi trường sinh sống của dân.
Trước đó vào ngày 9/9, một số quan chức Hà Tĩnh đề nghị với bộ môi trường VN cho phép nhà máy
Formosa được xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển, với lý do là để giới hữu trách dễ kiểm soát chất thải ra từ nhà máy. Sau khi tin này bị tiết lộ, người dân vô cùng tức giận nên đã rầm rộ xuống đường vào hôm Chủ nhật để phản đối quyết định vô cùng nguy hiểm này.
Nhân đây tôi xin được nhắc lại là nhà máy gang
thép Formosa đã gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ở ven biển 4 tỉnh miền trung, khiến hàng triệu ngư dân lâm vào cảnh thất nghiệp hơn 5 tháng qua
và chưa biết đến khi nào thì vùng biển mới trở nên trong sạch để nuôi sống họ. Vào ngày 16/9 vừa qua, hàng loạt cá biển tiếp tục chết và trôi giạt vào bãi biển dưới chân đèo Con, cách
nhà máy Formosa khoảng 5 cây số. Một ngày trước đó thì giới hữu trách Hà Tĩnh phát giác một tàu chở 160 tấn bùn bauxite, từ Trung Cộng cập bến cảng Formosa.
PV Hoàng Ân: Theo thông tin chúng tôi được biết
hơn một ngàn gia đình tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh,
đã gửi thư yêu cầu quốc hội và nhà nước VN phải bồi thường
2 ngàn tỷ đồng, từ số tiền
11 ngàn tỷ đồng mà tập đoàn Formosa đã bồi thường sau khi gây ra thảm họa cá chết ở ven biển 4 tỉnh miền Trung. Xin anh
vui lòng nhắc lại sự kiện này để gửi đến quý thính giả của đài cùng nghe?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ
Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ cho người
dân hơn 1.100 gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.
Theo danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập
trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh
doanh, tổn hại tinh thần và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa
gây ra.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên và người đại diện cho giáo dân trong lá thư, cho biết thêm là nếu nhà nước VN không trích từ số tiền 11 ngàn tỷ đồng mà tập đoàn Formosa đã chuyển giao thì 15 ngày sau, giáo dân Đông Yên sẽ khởi kiện tập đoàn Formosa ra
tòa án có thẩm quyền, thậm chí là có thể kiện lên tòa án quốc tế.
PV Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có suy nghĩ như thế nào trước việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm luôn bộ công an?
PV Trường An: Theo tôi được biết
vào hôm thứ 4 vừa qua, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng quyết định tham gia vào ban
thường vụ đảng ủy bộ công an, cơ cấu chỉ huy tối cao của lực lượng bảo vệ chế độ. Đây là lần đầu tiên mà một tổng bí thư CSVN nắm giữ cơ cấu
thường vụ đảng ủy công an, gồm 8 thành viên chính thức, trong số đó thì thủ tướng và chủ tịch nước mỗi người giữ một ghế.
Như chúng ta đều biết là theo sắp xếp của đảng CSVN, thì kẻ nào là tổng bí thư thì cũng là chủ tịch quân ủy trung ương, tức
cơ cấu siêu quyền lực của quân đội. Với việc giữ luôn ghế thường vụ ở bộ công an, có nghĩa
là ông Trọng kể từ nay nắm giữ cả hai lực lượng được xem là tấm khiên bảo vệ chế độ độc tài độc đảng.
Theo giới quan sát viên thì quyết định thâu tóm quyền lực này có lẽ đến từ vụ phó chủ tịch tỉnh Hậu
Giang, Trịnh Xuân Thanh, đào tẩu ra ngoại
quốc sau khi bị ông Trọng ra lệnh điều
tra về các tội danh tham nhũng.
Theo một số nguồn tin thì việc ông Thanh đào thoát được là nhờ có bàn tay che chở của bộ công an, tương tự như trong vụ trốn ra nước ngoài của ông Dương Chí Dũng, nguyên tổng giám đốc Vinalines trước
đây.
PV Hoàng Ân: Hiện nay tại VN người dân đang càng
ngày càng bất mãn trước việc bổ nhiệm con ông cháu cha vào các chức vụ quan trọng. Anh có
thể nói rõ hơn về vấn đề này?
PV Trường An: Ủy ban Tư pháp quốc hội VN vào hôm qua tuyên
bố là người dân càng ngày càng bất mãn trước tệ nạn bổ nhiệm “con ông cháu
cha” vào các chiếc ghế trong bộ máy công quyền và các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trong báo cáo đưa ra vào hôm qua, ủy ban tư pháp nói rằng hàng loạt các vụ đề cử và bổ nhiệm những thân nhân không đủ tiêu chuẩn và phẩm chất đang gây phẫn nộ trong dư luận sau khi bị báo chí phanh phui. Điển hình như vụ bổ nhiệm 8 người thân của ông bí thư tỉnh ủy Hà Giang và mới đây nhất là hai con trai của ông chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Xin được nhắc lại là trong nhiều năm qua, tình trạng “buôn quan bán chức” đã trở thành một nhức nhối của xã hội. Và bây giờ thì đến làn sóng bổ nhiệm ào ạt thân nhân và con cháu của các quan lớn. Điều đáng chú ý là các
quan chức khi bị phanh phui đều tuyên bố giống nhau là việc bổ nhiệm “là đúng qui
trình” và do các đảng ủy, tức cơ cấu lãnh đạo, xét duyệt.
PV Hoàng Ân: Nay chuyển sang lĩnh vực kinh tế,
trong một câu tuyên bố đầy mâu thuẫn, nếu không muốn nói là ngô nghê và khó hiểu, chủ nhiệm cái gọi là “ủy ban tư pháp quốc hội”, bà Lê Thị Nga, nói rằng tệ nạn tham nhũng tại VN đang “ổn định” nhưng số vụ “phát giác ra được” thì ngày càng ít đi. Anh vui lòng nhắc
lại sự việc này?
PV Trường An: Trong báo cáo trước quốc hội, bà Nga không nêu ra lý do hay số liệu nào để chứng minh là “ổn định” nhưng lại thú nhận là tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp ở mọi ngành mọi cấp, với mức độ tinh vi hơn khiến khó “phát giác”. Nếu đã khó phát giác thì tại sao lại cho rằng
là ổn định, tức không tiến không lùi?
Tuy nhiên trong báo cáo, bà Nga nhắc đến việc Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp VN vào hạng 112 trong danh sách 168 nước vể lãnh vực tham nhũng.
Cũng trong phiên họp báo cáo về tệ nạn tham nhũng vào hôm qua, tổng thanh tra nhà nước cho biết là trong số 1 triệu quan chức kê khai tài sản vào năm ngoái, cơ quan thanh
tra chọn ngẫu nhiên 400 hồ sơ để xem xét và không phát
giác ra một vụ khai gian nào. Thế nhưng ủy ban tư pháp không tin tưởng báo cáo này và cho biết là họ nhận được rất nhiều đơn tố cáo của dân chúng về việc quan chức giấu
giếm, không khai hoặc khai rất ít về số tài sản mà họ sở hữu.
PV
Hoàng Ân: Do thời gian có hạn
nên TA và HÂ xin được tạm dừng cuộc nói chuyện tại đây. Kính chào
tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giảtrong
chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment