Hai trong nhiều sai phạm của nhà máy thép Formosa liên quan đến thảm họa môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung đến nay chưa được làm rõ đó là việc tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc so với thiết kế ban đầu và việc xả thải ra môi trường biển thông qua ống thải ngầm. Nhiều chuyến thị sát, kiểm tra của các đoàn liên ngành từ trung ương đến địa phương trong thời gian qua vẫn chưa thể có giải pháp giám sát hoặc thông tin minh bạch đến công luận về hai tồn tại trên.
Trước hết, về tính pháp lý của ống xả thải ngầm tại Formosa đã từng
gây ra tranh cãi qua nhiều phát ngôn chằng chéo của các quan chức.
Trả lời báo Tiền Phong ngày 21/4/2016, ông Khâu Nhân Kiệt – Giám đốc
bộ phận an toàn vệ sinh môi trường Cty Formosa cho hay: “Ống xả thải này
là đường ống cuối cùng sau khi gom nước từ các điểm về. Đường ống này
có đường kính 1m, kéo dài 1,5km ra thẳng ngoài biển và nằm ở tầng đáy.
Ống xả này được sự cho phép của Bộ TN&MT Việt Nam”
Thế nhưng trả lời báo Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT lại khẳng định: “đến nay, Formosa
chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ
vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu
hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt
động”
Tiếp đó, Thứ trưởng Bộ TNMT, ông Võ Tuấn Nhân khẳng định quy trình xả
thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp
luật Việt Nam.
Vài hôm sau, ông Bộ trưởng Bộ TNMT, Trần Hồng Hà lại bảo ống xả thải
ngầm dưới biển của công ty Formosa là sai quy định pháp luật và sẽ buộc
phải đưa ống xả lên.
Và hiện nay, sau canh bạc 500 triệu đô thì không còn ai nhắc đến sai phạm của ống xả thải ngầm này nữa.
Trước đề xuất để Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển
trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ TNMT chiều ngày 8/9/2016 tại Hà
Tĩnh cho thấy: Ngay từ đầu, công tác quản lý và tuân thủ Luật Tài Nguyên
Nước trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở dự án nhà
máy thép này hoàn toàn không theo bất kỳ trình tự nào. Phó Bí thư thường
trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Trần Nam Hồng cho biết: “Thời điểm chuyển xả
thải từ sông ra biển thì chính Formosa đã có văn bản ghi nguyên văn “Xin
xả ra biển vì xả ra sông Quyền không đảm bảo môi trường”.
5 tháng sau khi thảm họa môi trường xảy ra, các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay mắc kẹt do chính các quyết định của mình.
Liên quan đến việc tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc của Formosa, tại
buổi họp chiều ngày 8/9/2016 tại Hà Tĩnh, ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Môi trường, bộ TNMT có phát biểu: “Phải có biện
pháp giảm thiểu ngay khí độc phenol cyanua trong nước mà trong tháp dập
cốc hiện nay. Phương án vừa rồi công ty có chỉ ra và chúng tôi thấy cái
đấy [khí độc phenol cyanua] nó chưa đạt. Và trong yêu cầu của đoàn kiểm
tra cũng như tổ giám sát chúng tôi có yêu cầu là… hiện nay chúng ta biết
rằng là trong cả cái bồn lưu [trữ nước] là chúng ta có chứa cả 18.000
mét khối. Và chúng ta đang dùng nước này để dập cốc và đang tuần hoàn
lại và chưa có một hình thức xử lý gì” (6)
Có thể hiểu như sau: công đoạn dập cốc ướt mặc dù biết rằng sẽ thải
ra nhiều chất thải nguy hại (và sau khi thay đổi quy trình công nghệ dập
cốc so với dự án) thì không có hình thức xử lý – tức là bỏ ngỏ cho ra
sao thì ra. Đây là điểm mấu chốt của vấn đề bởi nó cho thấy chủ đích từ
thiết kế dự án ban đầu đã đưa một kiểu đến khi xây dựng và lắp ráp
thiết bị thì lại làm một kiểu khác. Kết quả cuối cùng là khi chạy thử
thì không có “hình thức” tức khâu xử lý chất thải từ quy trình dập cốc
ướt tại Formosa.
Đến thời điểm này có thể khẳng định: các hợp đồng béo bở, số phần
trăm lại quả, quy trình bôi trơn và thủ tục lót tay hoàn hảo đã giúp
Formosa che mắt bịt miệng các quan chức từ trung ương tới địa phương.
Chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề chính là yêu cầu minh bạch thông
tin, quyền giám sát độc lập bởi các nhóm, các tổ chức bảo vệ môi trường
có uy tín. Có như vậy người Việt mới tránh được thảm họa bị đầu độc mỗi
ngày.
Mẹ Nấm
No comments:
Post a Comment