Thursday, May 22, 2014

TỪ THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG TÀU - ĐẾN CỞI TRÓI HIẾN PHÁP NHẬT

Thứ Năm, ngày 22.05.2014    
Các chế độ độc tài luôn sử dụng sách lược gây chiến bên ngoài hầu viện cớ đàn áp sự nổi dậy của quần chúng bên trong. Tuy nhiên CSTQ đã đi sai nước cờ khi gây hấn với con cháu của Thái Dương Thần Nữ. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bảo Ngân ... với tựa đề: "TỪ THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG TÀU - ĐẾN CỞI TRÓI HIẾN PHÁP NHẬT."sẽ được Huong Duong trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay
Trung cộng mấy ngày qua đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, khi nước này ngang nhiên đưa dàn khoan dầu phi pháp vào lãnh hải của nước khác cho dù biện minh dưới bất cứ lý do gì. Cùng lúc đó tại xứ sở mặt trời mọc, thủ tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe đã kêu gọi xem xét lại cách Nhật Bản giải thích hiến pháp hòa bình của mình, để cho phép quân đội tham gia vào các cuộc xung đột ngoài biên giới, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hiến pháp Nhật Bản ở Điều 9 có quy định không được lấy chiến tranh làm phương tiện giải quyết tranh chấp, đồng thời giới hạn hoạt động quân sự của Nhật Bản chỉ trong phạm vi phòng vệ chính đáng. Thủ tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe than phiền rằng, hiến pháp hiện hành được biên soạn bởi các quan chức Hoa Kỳ, chiếm đóng Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 là không công bằng, hạn chế khả năng thực hiện quyền tự vệ hay giúp đỡ một đồng minh thân cận của Nhật Bản bị tấn công. Hoa Kỳ có lý do chính đáng tạo ra một chiếc áo Hiến Pháp bảo hộ chật chội, để dồn nén sức mạnh Nhật Bản trong khuôn khổ phát triển kinh tế thay cho phát triển quân sự. Kết quả là chỉ sau 30 năm bại trận từ thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã vươn mình thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh trước sự kinh ngạc của các dân tộc khác. Tuy nhiên thế kỷ 21, thế giới giờ đây đang chứng kiến một sự thay đổi trong bất an khi Trung cộng một lãnh chúa mới xuất hiện soán ngôi á quân kinh tế của Nhật Bản, và đẩy mạnh tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng đe dọa quân sự. Trung cộng một trong 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đang muốn tự mình thiết lập một trật tự và luật lệ thế giới mới cho nhân loại, bằng cách áp đặt ý muốn, phương cách hành xử độc đoán của chính họ hơn là tôn trọng các chuẩn mực luật pháp quốc tế hiện hành. Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung cộng, và Senkaku theo lối gọi của người Nhật ở biển Hoa Đông, được đẩy lên thành tranh chấp lãnh thổ theo cách mà Trung cộng cậy dựa quá khứ lịch sử từ thế kỷ thứ 14, một mốc thời gian khá xa cho việc kiểm chứng. Trong khi đó Nhật Bản sáp nhập và quản lý những hòn đảo Senkaku không người ở vào lãnh thổ Nhật ngày 14 tháng 1 năm 1895. Trong thế chiến thứ 2 quần đảo Senkaku nằm dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vào năm 1945, và được trao trả cho Nhật Bản vào năm 1971 theo Hiệp ước trao trả Okinawa đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua. Và cũng bắt đầu từ đây Trung cộng và Đài Loan lên tiếng đòi hỏi chủ quyền quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát. Lịch sử nhân loại sang trang khi bước vào thế kỷ 21, cũng là lúc chứng kiến sự " trỗi dậy trong hòa bình" mà Trung cộng rêu rao với toàn thế giới. Trung cộng một tay nhà giầu mới nổi nhưng thân thể còn bốc mùi hôi hám, và hành vi lệch lạc của tư tưởng phong kiến pha trộn với chủ thuyết cộng sản quái đản, đang manh nha tạo ra chiến tranh ở khu vực Châu Á nhân danh bảo vệ lãnh thổ. Nhưng tại sao lại gây hấn với Nhật Bản, đơn giản vì Trung cộng không muốn thấy một rừng mà có hai con cọp, mặt khác gã khổng lồ Trung cộng vẫn trong tâm trạng mặc cảm tự ti khi trong quá khứ gót giầy đội quân Quan Đông đã từng nhiều lần dẫm nát trái tim Trung hoa cổ kính nhưng dễ vỡ vì thiếu tầm nhìn. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo kiểu ranh ma lươn lẹo, chính quyền Trung cộng đồng thời phát triển khí tài quân sự bằng những công nghệ đánh cắp của phương tây, nhưng lại ngây ngô cho đó là niềm tự hào dân tộc để mị dân Trung Hoa. Ngân sách quân sự của Trung cộng đã được tăng lên gấp 4 lần trong một thập kỷ qua, và con số công bố công khai trong năm tài chính 2014 này là 118 tỉ Mỹ kim, gấp 3 lần chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản. Những năm gần đây để thử thách hệ thống phòng vệ của Nhật Bản, Trung cộng nhiều lần cho máy bay, tàu chiến, tàu ngầm xâm phạm bầu trời và lãnh hãi của Nhật Bản. Đây cũng chính là một trong những cái cớ để Nhật Bản sửa đổi hiến pháp theo hướng tăng thế chủ động về mặt quân sự trong lãnh thổ Nhật Bản và cả phòng vệ tập thể ở hải ngoại. Ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe, Trung Quốc và Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo ngày 15/5 rằng: "Các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế có đủ lý do để cảnh giác về ý định thực sự của Nhật Bản". Tuy nhiên chính Bắc Kinh cũng phải thừa nhận một điều rằng Tokyo thay đổi chính sách an ninh là việc "không sớm thì muộn" nó phải diễn ra, chỉ có điều Trung cộng chỉ mới nói một nửa sự thật rằng chính thái độ hung hăng bành trướng của Trung cộng đã giúp Mỹ bật đèn xanh cho Nhật sửa hiến pháp.
"Con Cọp" Trung cộng đang tự làm chuồng nhốt mình khi khơi mào cho những tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng. Tham vọng bành trướng của Trung cộng đang góp phần tạo ra những liên minh quân sự chống Trung cộng. "Mãnh hổ nan địch quần hồ", hãy chờ xem con cháu Nữ thần mặt trời Nhật Bản đốt cháy con cọp giấy Trung cộng như thế nào?!
Bảo Ngân.

No comments:

Post a Comment