Thứ Tư, ngày 28.05.2014
Hèn với giặc nhưng ác với dân có
nghĩa là đảng CSVN là một tập thể "khôn nhà dại chợ", mưu mô thâm độc
đàn áp dân lành, nhưng sách lược bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm thì thua
xa kẻ thù phương Bắc. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận
của Việt Nguyễn với tựa đề: "DÀN KHOAN DẦU CẢNH CÁO GIỚI ĐẦU TƯ" sẽ được
Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thật không quá cường điệu khi cho rằng, Trung cộng đã tính toán khá
chi tiết thời điểm cho hành động xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng
Sa bằng giàn khoan dầu khí di động khổng lồ. Vị trí Trung cộng đặt giàn
khoan được đánh giá trữ lượng dầu và khí đốt không nhiều, thậm chí là
không có, nên hiệu quả kinh tế là rất thấp.
Nhưng rõ ràng hành động của Trung cộng đưa giàn khoan vào vùng quần
đảo Hoàng Sa với tính toán mang đậm yếu tố chính trị và quân sự hơn là
kinh tế. Nhưng thiệt hại kinh tế cho phía CSVN lại nằm trên đất liền qua
các cuộc biểu tình bạo động gây thương vong lên đến hàng trăm người.
Người ta nghi ngờ có hai thế lực chính đứng đằng sau các vụ đốt phá, hôi
của, đánh người ở các công ty Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn... đó chính
là những lãnh đạo thân Tàu cộng trong Bộ chính trị tiếp tay với tình báo
của Trung Nam Hải thực hiện kịch bản trên tại Bình Dương, Đồng Nai và
Hà Tĩnh. Âm mưu của Trung cộng phá hoại kinh tế và niềm tin về sự an
toàn của giới đầu tư ngoại quốc tại Việt Nam đã phần nào đạt được mục
đích. Giới chủ nhân ngoại quốc đã vô cùng hoảng sợ và phải bỏ chạy khỏi
nơi làm việc khi hàng ngàn người biểu tình chống Trung cộng tràn vào
công ty của họ. Sau đó là hàng loạt các vụ đốt phá, hôi của do một nhóm
người "chuyên nghiệp" thực hiện, đã gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn. Dư
luận rất kinh ngạc và nghi ngờ khi lực lượng công an các loại thường
ngày hung dữ với dân là thế, nhưng khi những kẻ mình mẩy xâm trổ vằn vện
xúi giục công nhân bạo động, tấn công các công ty ngay trước mắt hàng
trăm công an thì họ vô tư đứng nhìn. Các công ty Trung Quốc đã biết
trước điều này sẽ xẩy ra, họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai
tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy. Sau sự việc trên, Bộ ngoại giao các
nước từ Trung cộng cho đến Nam Hàn, từ Singapore cho đến Đài Loan tất cả
đều lên án các vụ bạo động và yêu cầu CSVN phải bảo vệ tính mạng, tài
sản các nhà đầu tư nước họ tại Việt Nam và đòi bồi thường thiệt hại.
CSVN đã phải nhanh chóng tuyên bố sẽ bồi thường thiệt hại cho các nhà
đầu tư ngoại quốc và cam kết không để tình trạng trên tái diễn. Tuy
nhiên vẫn không chắc là CSVN có thể kiểm soát được tình hình trong tương
lai khi mà giàn khoan Trung cộng vẫn còn hiện diện ở biển Đông ít ra
cũng là đến tháng Tám năm nay và cuộc đối đầu va chạm trên biển đang
diễn ra hằng ngày giữa hải quân hai nước Trung – Việt. Vụ bạo loạn tại
Hà Tĩnh nhắm vào một nhà máy thép của Đài Loan trong đêm 14/5,
làm chết công nhân Trung cộng, đã buộc CSVN phải mở cửa cho Trung cộng
mang tàu biển và máy bay đến di tản công nhân ra khỏi Việt Nam với con
số trên 7.000 người. Con số trên là gấp đôi con số mà nhà cầm quyền Hà
tĩnh tường trình về công nhân Trung cộng đang làm việc tại địa phương.
Con số 7000 công nhân Trung cộng làm việc tại Hà Tĩnh thì cũng tương
đương bằng đó công nhân Việt Nam phải lâm vào cảnh thất nghiệp. Đó mới
chỉ là một tỉnh còn tính trên cả nước con số lao động người Trung Hoa sẽ
lớn như thế nào. Không cường điệu chút nào khi cho rằng kinh tế Việt
Nam đã nằm trọn trong bàn tay Trung cộng. Cán cân thương mại Việt
Nam-Trung cộng mất quân bình rất lớn, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam
nhập cảng từ Tàu trong năm 2013 là 36,9 tỷ USD. Ngược lại Việt Nam đã
xuất cảng 13,3 tỷ USD hàng hóa sang Trung cộng, phần lớn là nông thủy
sản, khoáng sản. Trung cộng nếu trừng phạt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ
lung lay, ngành dệt may da giày xuất cảng có thể gặp khủng hoảng vì phụ
thuộc nguyên phụ liệu nhập của Trung cộng. Kim ngạch xuất cảng nông,
lâm, thủy sản, cũng bị thiệt hại lớn, vì tổng sản lượng mặt hàng này
xuất qua Trung cộng chiếm hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Có 3 yếu tố mà CSVN lệ thuộc nhiều vào kinh tế Trung cộng. Thứ nhất: là
các ràng buộc bởi các hiệp định, giao ước trong thương mại ưu đãi tuyệt
đối cho Trung cộng trên mọi lĩnh vực để tỏ thiện chí tiếp tục trả nợ vũ
khí trong quá khứ. Thứ hai: là vì cùng chung ý thức hệ cộng sản, nên mô
hình, cơ cấu, vận hành kinh tế của Trung cộng cũng được CSVN sao chép,
rập khuôn với mục đích củng cố vai trò lãnh đạo cho đảng cộng sản. Thứ
ba: các chuẩn mực kinh tế, tài chính, dịch vụ của Phương Tây không phù
hợp với kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, ví dụ như: Minh bạch, xuất
xứ hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh, thuế khóa, v.v... nhưng thị trường
Trung – Việt thì không quá khắt khe. CSVN hiểu rõ số phận kinh tế của họ
đang được định đoạt bởi ai nếu đó không phải là Trung cộng. Trước khi
vụ giàn khoan nổ ra, kinh tế CSVN đang trên đà tuột dốc, đầu tư nước
ngoài sụt giảm, chính phủ nợ nần chồng chất, kinh tế bị Trung cộng phá
hoại và lũng đoạn, xã hội bất ổn...
Gần đây thủ tướng CSVN đưa ra lời trấn an giới đầu tư ngoại quốc và
mời gọi họ đến xứ sở này làm ăn. Nhưng tin tức về những cuộc tập kết xe
tăng, trọng pháo, hỏa tiễn dài hàng chục cây số và sự di chuyển binh
lính Trung cộng áp sát biên giới Việt- Trung, chính là lời cảnh cáo mạnh
mẽ cho những nhà đầu tư ngoại quốc là: Hãy nên tháo chạy khỏi Việt Nam.
Việt Nguyễn.
No comments:
Post a Comment