Thứ Ba, ngày 01.04.2014
Thể chế độc tài tàn bạo CSVN
không bao giờ muốn giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chỉ coi dân như kẻ
thù, chỉ muốn đè đầu cưỡi cổ dân mà thôi. Trong chuyên mục Đất Nước Đứng
Lên hôm nay, là bài viết: "Nhà Cầm Quyền Giải Quyết Mâu Thuẫn Xã Hội
Hay Tạo Đóm Lửa?" của tác giả Hai Miên sẽ được Nguyên Khải trình bày để
tiếp nối chương trình tối nay
Những mâu thuẫn xảy ra trong xã hội xuất phát từ sự bất bình đẳng về
quyền lực chính trị, về lợi ích kinh tế và về các mối quan hệ xã hội; đó
là những nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột giữa các cá nhân và
các nhóm trong xã hội.
Do đó, xã hội hình thành hai nhóm người chính: nhóm người thống trị
và nhóm người bị trị. Những mâu thuẫn dẫn đến xung đột mang tính tập thể
thường phát sinh từ hai phía: nhóm người thống trị thâu tóm quyền lực
về chính trị, xã hội và nguồn lợi về kinh tế; họ cố gắng duy trì quyền
lực và lợi ích cho cá nhân cũng như cho phe nhóm của họ bằng việc củng
cố lực lượng quân sự và áp đặt những luật lệ tự lập ra như những công cụ
đắc lực để bảo vệ chế độ. Ngược lại, những người thuộc nhóm bị trị gồm
nhiều thành phần trong xã hội bị đối xử bất công, bị ngược đãi hoặc bị
kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, giới tính, lập trường chính trị..., họ đấu
tranh đòi quyền công bằng và bình đẳng .
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có một số cuộc cách mạng
diễn ra ở nhiều nước, tạo thành những làn sóng lan truyền nhanh chóng
dẫn đến sự lật đổ hay từ chức của những lãnh đạo độc tài khởi đi từ đất
nước Tunisia, Ai Cập, Lybia, Algiêri, Ma-rôc, Bahrain, Oman, Yemen,
Ukraina. Riêng cuộc cách mạng ở Syria đến nay đã kéo dài hơn hai năm và
vẫn còn đang tiếp diễn. Những cuộc cách mạng ở các nước vừa kể trên được
xem là kết quả của cách giải quyết xung đột của người dân ở các nước có
thể chế độc tài. Đồng thời, cho thấy tinh thần đoàn kết của quần chúng
mạnh hơn sức mạnh vũ khí và những lực lượng quân sự của những nhà độc
tài.
Nhìn vào bối cảnh thực tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây,
chúng ta thấy có nhiều mâu thuẫn và xung đột đã diễn ra giữa một bên là
nhà cầm quyền và một bên là những người dân thuộc các nhóm sắc tộc thiểu
số, các nhóm tôn giáo, với những người dân oan, những người lên tiếng
đòi công lý và công bằng trong xã hội. Ngoài ra cũng gồm cả những người
bực tức về việc nhà cầm quyền Trung cộng gây hấn, lấn át, tấn công những
ngư phủ Việt mà nhà cầm quyền nhu nhược, không dám hó hé.. ...
Nguyên nhân là vì nhà cầm quyền Việt Nam đã không tôn trọng các quyền
tự do tín ngưỡng của một số nhóm tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn
luận, tự do thể hiện lập trường chính trị của người dân và đã đối xử bất
công trong việc trưng dụng đất đai, lẫn việc chiếm đoạt đất đai các tổ
chức tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân, và quyền
đi lại của một số công dân một cách tự tiện...
Thời gian qua đã có những tập thể nông dân lẫn những tập thể tôn giáo
biểu tình đây đó; thậm chí có những nhóm người bị đổi xử bất công,
trong đó có những nông dân nghèo khổ mặc dù đã bị chiếm đất nhưng họ vẫn
ky cóp cho đủ số tiền để ra đi tới Hà Nội lên tiếng đòi nhà cầm quyền
đối xử công bằng, đòi bồi thường thỏa đáng đất đai bị chiếm dụng, vì lẽ
những thư khiếu nại của họ bị phớt lờ bởi nhà cầm quyền các cấp ở địa
phương. Bên cạnh đó, cũng có những người thuộc sắc tộc thiểu số cũng lặn
lội đến Hà Nội để đòi nhà cầm quyền tôn trọng những quyền căn bản của
họ. Ngoài ra, có những người thuộc nhóm các tôn giáo khác nhau đòi hỏi
quyền tự do về tôn giáo, phản đối việc chiếm dụng bất hợp pháp đất đai
mà các tôn giáo đã sở hữu. Thiết nghĩ không cần trưng dẫn ra từng trường
hợp cụ thể về việc nhà cầm quyền vi phạm vì các tin tức liên quan đến
những trường hợp vi phạm như vậy không thể bưng bít nổi bởi mạng lưới
internet.
Cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội rất quan
trọng, vì lẽ nó có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực. Kết
quả xảy ra tùy thuộc vào cách giải quyết của nhà cầm quyền.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 26 tháng 3 năm 2014, trong bài viết: "Tiếp
Tục Khắc Phục Tình Trạng Vô Cảm với Dân" đã nêu lên tình trạng lạnh lùng
của cán bộ trong việc tiếp xúc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người
dân. Có thể nói gì về tình trạng vô cảm của cán bộ, nếu không muốn nói
đó là cái bệnh. Vậy đâu là thuốc chữa cho cái bệnh này hay là đã hết
thuốc chữa rồi? Điều tồi tệ của căn bệnh vô cảm đó là "không thật tâm",
chỉ "biết nói đầu môi chót lưỡi", mà không biết lắng nghe, Không biết
nghe thì làm sao có thể giải quyết ổn thỏa với người dân được?
Điều tai hại là nhà cầm quyền Việt Nam đã xem những người lên tiếng
đòi công lý như kẻ thù của chế độ, đã dùng vũ lực đàn áp mạnh tay đối
với họ. Thậm chí, bỏ tù họ một cách vô lý nhằm để bịt miệng họ. Tệ hơn
nữa, nhà cầm quyền đã dùng côn đồ đe dọa, khủng bố những người lên tiếng
đòi quyền căn bản của con người.
Những hành động như thế không phải là cách giải quyết những xung đột
trong xã hội của một nhà nước dân chủ mà là cách hành xử của những thể
chế độc tài. Cách hành xử như thế chẳng khác nào nhà cầm quyền cố tình
tạo nên những đóm lửa. Nếu nhà cầm quyền Việt nam tiếp tục hành xử bất
công, một ngày nào đó, những đóm lửa ấy sẽ bùng phát lên thành một đám
cháy khổng lồ không gì có thể dập tắt nổi.
Hai Miên
No comments:
Post a Comment