Thứ Ba, ngày 01.04.2014
Các chế độ cộng sản, nhất là CSVN,
không những đồng nghĩa với độc tài đảng trị, mà còn đồng nghĩa với tham
nhũng tận răng. Các chiêu bài chống tham nhũng từ những khẩu hiệu trơ
trẽn của Nguyễn Phú Trọng đến Nguyễn Bá Thanh của cái gọi là Ban Nội
Chính Trung Ương chỉ là trò cười trên sự đau khổ của cả dân tộc. Mời quý
thính giả nghe phần Bình Luận của Bảo Ngân với tựa đề: "CHỦ TỊCH NƯỚC
CÔNG DU VÀ NGƯỜI NHẬT TỐ CÁO HỐI LỘ" sẽ được Song Thập trình bày để kết
thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Vợ chồng Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang cùng bầu đoàn thê tử đã
kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước Nhật Bản bốn ngày từ 16 – 19/3/2014,
theo lời mời của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko.
Tại Tokyo, ông Sang đã được đón tiếp như một thượng khách. Yếu tố thu
hút sự chú ý là sự kiện hai bên chính thức nâng cấp quan hệ song phương
từ «Đối tác Chiến lược» đơn thuần lên thành «Đối tác Chiến lược Sâu
rộng». Theo giới quan sát, động lực thúc đẩy Hà Nội và Tokyo chính là
tham vọng biển đảo và thái độ hung hăng ngày càng lộ rõ của Trung cộng
mà hai nước Việt - Nhật đang phải đối phó. Trong khi việc chuyển đổi từ
ngữ, từ «Đối tác Chiến lược» sang thành «Đối tác Chiến lược Sâu rộng»
còn đang ở thì tương lai, thì ngay sau kết thúc chuyến thăm của ông chủ
tịch nước, CSVN nhận ngay một gáo nước lạnh dội vào mặt, khi tờ báo
Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 21/3 đăng tin, Công ty tư vấn đường
sắt có trụ sở ở Tokyo là Japan Transportation Consultants, đã chi tổng
cộng 80 triệu Yen tương đương gần 800 ngàn Mỹ kim, lại quả cho một dự án
ODA trị giá 4,2 tỷ Yen ở Việt Nam. Đây là số tiền theo Chủ tịch kiêm
Tổng Giám đốc Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản, ông Tamio Kakinuma
khai nhận với văn phòng Công tố Tokyo, thì công ty này lại quả cho 5
quan chức chính phủ, trong đó có một quan chức cấp cao của cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý dự án của Đường sắt Việt Nam, nhằm giành được hợp
đồng tư vấn, thiết kết dự án xây dựng đường sắt tại Hà Nội. Công ty này
còn cho biết số tiền hối lộ các quan chức Việt Nam được đưa làm nhiều
lần, bắt đầu từ tháng 2/2008. Các công tố viên Nhật Bản cho biết là họ
sẽ khởi tố hình sự vụ án và mở rộng điều tra.
Phía CSVN nhanh nhẩu hợp xướng 'tông' La Thăng tựa như cái tên của
ngài bộ trưởng bộ Giao thông vận tải họ Đinh. Ông phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc thì cho rằng không thể để vụ này làm ảnh hưởng chuyến đi của
chủ tịch nước đến Nhật Bản. Còn ngài bộ trưởng Giao thông vận tải thì
vừa hý hoáy viết báo cáo báo động thủ tướng, vừa cử đàn em Thứ trưởng
Nguyễn Ngọc Đông, phải làm việc trực tiếp với Trưởng đại diện cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Đại sứ Nhật, để cho thấy CSVN chống
tham nhũng quyết liệt khi mọi việc đã bị lộ. Cộng sản Hà Nội ngay lập
tức đình chỉ công tác có thời hạn bốn nhân vật để làm dê tế thần và lập
tổ thanh tra các dự án đường sắt có liên quan đến Công ty tư vấn giao
thông Nhật Bản như: Hạ Long - Cái Lân; Lim - Phả Lại; Phả Lại - Hạ Long
và cả tuyến đường sắt trên cao Ngọc Hồi – Yên Viên ở thủ đô Hà
Nội, do Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Nỗi ám ảnh bị cắt viện
trợ ODA từ chính phủ Nhật Bản, tương tự như vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ hồi năm
2008, chính là động lực thúc đẩy nhà cầm quyền Hà Nội diễn tuồng khéo
đáo để. Vụ hối lộ quan chức Việt Nam để được trúng thầu hiện nay diễn ra
tương tự vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ năm 2008. Huỳnh Ngọc Sỹ nguyên là Phó Giám
đốc Sở Giao thông Vận tải thành Hồ, đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý
Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước, đã nhận hối lộ của Công ty tư
vấn Quốc Tế Thái Bình Dương của Nhật Bản, để công ty này được trúng các
gói thầu tư vấn, giám sát dự án Đại lộ Đông Tây với tổng số tiền mà phía
cảnh sát Nhật cáo buộc lên đến hơn 2 triệu 800 ngàn Mỹ kim. Tuy nhiên,
công an CSVN với tài phù phép đã kết tội Huỳnh Ngọc Sỹ nhận lót tay chỉ
với số tiền là 262 ngàn Mỹ kim và tuyên án từ chung thân rớt xuống 20
năm, sau khi vợ con ông này bán nhà nộp 3 tỷ cho nhà nước để đền bù
thiệt hại... Vụ bắt Huỳnh Ngọc Sỹ năm 2008 cũng nặng phần trình diễn
chống tham nhũng, khi một rừng nhà báo, máy quay phim của giới truyền
thông, tháp tùng công an hùng hục khí thế đến bắt giữ Huỳnh Ngọc Sỹ. Sau
đó người dân Saigon mới vỡ lẽ khi hay tin là Hoàng Thái tử Nhật đang ở
thăm Hội An.
Hai vụ án trên đây dù xảy ra trước hay sau, cũng nói lên rằng việc
hối lộ tham nhũng của quan chức CSVN là có bài bản lớp lang, chia chác
theo trình tự từ trên xuống dưới và bao che cho nhau. Hai vụ án hối lộ
trên đây được khui ra từ xứ sở 'Hoa Anh Đào', vì không thể ém nhẹm cho
nên CSVN phải muối mặt giải quyết theo hướng công khai cho bàn dân thiên
hạ biết. Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA, tức viện trợ phát
triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam và luôn yêu cầu những kẻ
lãnh đạo Việt Nam phải minh bạch trong việc sử dụng nguồn vốn
này. Tuy nhiên, đòi hỏi minh bạch trong một thể chế chính trị độc tài
cộng sản cũng khó như hái sao trên trời. Chẳng thế mà hai công ty Nhật
đã phải "gần bùn nên chịu hôi tanh mùi bùn" khi làm ăn với CSVN.
Chuyến viếng thăm Nhật Bản của ông Trương Tấn Sang tuy được tiếp đón
trọng thị từ chính phủ hoàng gia Nhật đi nữa, thì truyền thông Nhật Bản
đã phơi bày hình ảnh từ trộm cắp của tiếp viên hàng không, cho đến tham
nhũng trong guồng máy cấp cao của lãnh đạo CSVN. Người dân Nhật đang mở
bóp để xem lại túi tiền của mình và chờ cơ hội để chất vấn chính phủ
Nhật trong tương lai.
Bảo Ngân
01/04/2014
No comments:
Post a Comment