Thứ Năm ngày 02.08.2012
Lời dẫn: Trì hoãn ban hành luật biển của quốc hội bảo vệ chủ quyền tổ quốc; che dấu sự kiện nhưởng đất, các vùng biển và Hoàng Sa cho Trung Quốc hầu đặt dân tộc trước những sự kiện “đã rồi”; đàn áp người dân yêu nước thẳng tay để làm vừa lòng quan thầy phương Bắc. Đó chính là chiến thuật “bảo vệ tổ quốc” cười ra nước mắt của bạo quyền CSVN.
Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề:“Chiến thuật du kích không phải lúc” qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Dân chúng trong và ngoài nước ngày càng phẫn nộ trước hành vi ngang ngược của Trung Cộng, và thái độ hèn yếu của nhà cầm quyền CS. Sự dồn nén của quần chúng mỗi lúc một lên cao, cộng với các cuộc biều tình của dân oan khắp nước, những sự kiện ấy có thể dẫn tới một phong trào phản kháng rộng lớn, có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng CS. Để làm nguội cơn sốt và chuyển hướng sự phẫn nộ của dân chúng, Bộ Chính Trị đã bật đèn xanh cho cái Quốc Hội “đảng cử dân bầu” lôi bản dự thảo về luật biển đã nằm chờ từ 14 năm qua đem ra thảo luận và biều quyết vào ngày 21 tháng 6 năm 2012. Những phải chờ đến ngày 1 tháng 1 năm 2013 mới có hiệu lực.
Khi Luật biển vừa thông qua thì các loa tuyên truyền của đảng cố chứng minh với dân rằng nhà nước ta đã gửi một thông diệp mạnh cho thế giới, nhằm xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Và đảng ta đã sáng suốt đáp ứng đúng nguyện vọng và lòng yêu nước của toàn dân. Mới nghe thì thấy mừng, nhưng trên thực tế việc thông qua luật biển chỉ là kế hoãn binh, kế giảm áp xuất đánh lạc hướng chống đối của quần chúng.
Nếu Luật Biển nhằm biểu tỏ lòng yêu nước và thái độ cương quyết của nhà cầm quyền Việt Nam, thì không cần phải chờ ý kiến của quan thầy Trung Cộng. So sánh cách ứng xử giữa Việt Nam với người láng giềng Philippines đối với sự lấn lướt cuả Trung Cộng, chúng ta sẽ thấy rõ thái độ bất tương xứng và thiếu cương quyết của Hà Nội.
Trung Cộng rầm rộ mở các mặt trân ngoại giao toàn cầu; hòa hoãn với các quốc gia có tiềm nặng quân sự mạnh; mua chuộc và hù dọa những quốc gia yếu kém, đặc biệt là mua chuộc Cam Bu Chia trong vai trò chủ tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, tạo sự chia rẽ trong khối này. Hệ quả là Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao đã thất bại, không dám đề cập đến vấn để tranh chấp tại Biển Đông.
Trung cộng tiến hành dồn dập nhiều biện pháp. Một mặt thiết lập hệ thống hành chánh để quản lý cái gọi là Tam Sa. Lập đơn vị quân sự để bảo vệ biển đảo. Đồng thời tăng cường các phương tiện quân sự tối tân dàn ra khắp vùng biển đông. Đưa từng đoàn thuyền đánh cá cỡ lớn có tàu quân sự hộ tống ồ ạt xuống tận Trường Sa để vơ vét hải sản. Tổ chức huấn luyện quân sự và cung cấp vũ khí cho hàng trăm ngàn ngư dân Trung Cộng. Gọi thầu khai thác dầu khi các lô chỉ cách bở biên của Việt Nam chưa đầy 70 cây số. Tóm lại Trung Cộng tăng tốc việc cưỡng chiếm Biển Đông, áp dụng binh pháp cổ điển “tiên hạ thủ vi cường”, ra tay trước để chiếm ưu thế, đặt vấn đề biển Đông trước sự đã rồi.
Trong khi tổng thống Philippines mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành vi ngạng ngược của Trung Cộng cho cả thế giới biết, và công khai mua sắm vũ khí tối tân, nhưng quan trọng hơn hết là kêu gọi toàn dân đoàn kết để bảo vệ chủ quyền biển đảo, ông nói rằng nếu có kẻ lạ bước vào sân nhà bạn, liệu bạn ứng xử thế nào? Thái độ cương quyết ấy đã được người dân Phi nhiệt liệt hưởng ứng.
Còn Việt Nam thì rụt rè thậm thụt, mọi động thái đều chờ lệnh và có sự tham khảo với Bắc Triệu. Theo tiết lộ cuả đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Cộng là Khổng Huyền Hưu đến nhậm chức tại Việt Nam trong tháng 9 năm 2011, trong năm 2010 Việt Nam và Trung Cộng đã có 334 phái đoàn của hai nước thăm lẫn nhau, trong ấy có 125 phái đoàn cấp thứ trưởng trở lên. Như thế hàng ngày đều có các phái đoàn hai bên gặp nhau. Hãy nhìn cái gọi là Cung Hữu Nghị Việt Trung hoành tráng, vĩ đại tại huyện Từ Liêm Hà Nội đang được xây dựng, đến các tổ chức hữu nghị Việt Trung được chính quyền ra lệnh thực hiện các buổi giao lưu văn hóa để chiêu đãi các phái đoàn Trung Cộng, làm đẹp lòng đàn anh, ta thấy rõ cái cung cách hèn yếu nhu nhược của CSVN.
Lẽ ra khi quốc hội thông qua luật biển, thì chính phủ phải lập tức ban hành ngay, và xem ngày ban hành là ngày hội lớn, tổ chức liên hoan rồm rộ trong dân gian. Mặt khác, phải mở các cuộc tiếp tân ngoại giao long trọng, tổ chức các buổi hội thảo quốc tế để triển khai nội dung điều 1 cuả Luật Biển trong đó xác nhận chủ quyền cuả Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó mới chính là cái thông điệp có ý nghĩa gửi cho cả thế giới, và đặc biệt là kẻ thù phương bắc biết rõ quyết tâm cuả chính phủ chống lại sự lấn lướt trắng trợn cuả Bắc Kinh.
Đàng này phải chờ đến đầu năm 2013 Luật Biển mới được áp dụng, và chỉ dám gửi thông diệp theo kiểu du kích, chẳng khác nào ban đêm du kích cắm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bên lề quốc lộ để hù dọa dân chúng thời xưa. Cái lối gửi thông điệp ấy không xứng đáng với cung cách của một quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Thông điệp mà người gửi đã tự hạ thấp giá trị của nó thì hỏi rằng có ai thèm để ý đến.
Đất đai, biển đảo là tài sản của tổ tiên để lại, là máu thịt của toàn dân mà người dân không được dự phần vào việc gìn giữ nó thì việc mất vào tay kẻ xâm lược là lẽ tự nhiên. Thật hổ thẹn với thế giới, mang tội với tổ tiên, và đau đớn cho cả dân tộc. Là con dân Việt, chúng ta không thể chịu đựng nổi mối nhục này, hãy mạnh dạn đứng lên dành lại quyền làm chủ giang sơn tô tiên đã truyền lại cho ta.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment