Wednesday, May 9, 2012

Nguyễn Tấn Dũng giả nhân giả nghĩa


Ngày 08.05.2012    

Lời dẫn: Nguyễn Tấn Dũng đã cho công an đàn áp trong nhiều vụ cưỡng chế, điển hình tại Tiên Lãng và Văn Giang. Nay lại ra giả nhân giả nghĩa, bằng cách ra lệnh các nơi không được dùng bộ đội vào việc cưỡng chế. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài quan điểm của LLDTCNCQ với đề tài "Nguyễn Tấn Dũng giả nhân giả nghĩa" qua giọng đọc của Hải Nguyên để chấm dứt chương trình tối hôm nay.
Ngày 2 tháng 5 , 2012 vừa qua, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đã chủ tọa Hội nghị trực tuyến giải quyết các khiếu nại về việc đất đai của công dân bị nhà cầm quyền chiếm đoạt.

Ông nêu ra phương án như sau:
"Khi cưỡng chế, phải rất chặt chẽ, đúng pháp luật, với tinh thần không được dùng vũ khí... không được dùng quân đội vào cưỡng chế; bộ đội huyện tỉnh, không được tham gia cưỡng chế".
Chính sách cưỡng chế đất đai (compulsory acquisition of land) thường xảy ra trong mọi quốc gia dân chủ. Biện minh cho chính sách này là nhu cầu xây dựng và khuếch trương hạ tầng cơ sở. Hạ tầng cơ sở bao gồm: đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, phi trường và những phương tiện khác làm căn bản cho kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong các quốc gia dân chủ, quyền sở hữu tư sản, bao gồm chủ quyền về đất đai, là một quyền căn bản, được hiến pháp công nhận. Hiến pháp hoặc luật pháp trong các quốc gia này đều quy định mọi cưỡng chế thu hoạch đất đai của tư nhân, đều phải dựa trên căn bản bồi thường theo giá thị trường.
Trong các quốc gia dân chủ pháp trị như thế, ít khi xảy ra những bất công thái quá, đưa đến bạo động và đàn áp gây thiệt hại về tài sản và nhân mạng như thường xảy ra tại Việt Nam.
Lý do là vì dân chủ pháp trị khác xa với độc tài pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tại các quốc gia dân chủ pháp trị, các đảng phái thay phiên nắm quyền, tùy theo quyết định của nhân dân, trong những cuộc bầu cử đa đảng, công khai và công bằng. Tại Việt Nam thì điều 4 hiến pháp minh thị bảo đảm CSVN sẽ muôn đời nắm giữ quyền lực, dù chính sách của họ, kể cả chính sách cưỡng chế đất đai, có bất công hay không.
Tại các quốc gia dân chủ, các kế hoạch cưỡng chế đất đai, trước khi hoàn tất, phải qua một tiến trình công khai và minh bạch, với sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội dân sự, các đảng phái đối lập và các công dân hữu tâm. Trong khi đó, tại Việt Nam, thể theo lời của NTD thì "...phải lập cả hội đồng tư vấn, trong đó có mặt trận, các đoàn thể và luật sư thẩm định phương án."
Khi chúng ta xét kỹ lời của NTD thì thật sự chỉ là xảo ngữ, không có thực chất dân chủ. Lý do là vì Mặt Trận Tổ Quốc là ngoại vi của đảng, được minh thị hiến định hóa trong hiến pháp 1992. Các đoàn thể và luật sư cũng nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của đảng. Như thế tiến trình thẩm định chính sách sẽ không bao giờ vượt ra khỏi quyền lợi phe nhóm trong đảng cả.
Sau khi kế hoạch đã hoàn thành, nếu thi hành gặp trắc trở và có người dân khiếu kiện, thì tại các quốc gia dân chủ có một hệ thống tòa án độc lập duyệt xét, hoàn toàn không lệ thuộc vào đảng đang nắm chính quyền. Người dân có thể đưa chính quyền ra toà. Trước tòa án, mọi hữu thể pháp lý, kể cả cơ quan chính quyền đều thực sự bình đẳng. Nếu chính quyền sai, sẽ bị chế tài nghiêm khắc. Tại Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, một công dân thắng kiện chính quyền là một chuyện thường xảy ra. Chính quyền thể trả thù một công dân thắng kiện vì hệ thống pháp trị vô cùng nghiêm minh. Nguyên thủ quốc gia phạm luật bị chế tài nghiêm khắc hơn một công dân bình thường.
Tại Việt Nam, mặc dầu NTD nói như thế, nhưng con số dân oan bị cướp đất cao hơn gấp bội so con số chính thức 528 vụ tồn đọng rất nhiều. Bộ máy công an, 2 triệu người của NTD đã cướp đoạt nhiều đất đai trái phép, làm giàu trên xương máu và tài sản của người dân vô tội. Nhiều dân oan bị công an hà hiếp, giết chết mà không dám công khai phản đối, vì thiếu những tòa án độc lập, chí công vô tư như tại các quốc gia dân chủ pháp trị.
Ngay cả một nhân vật có tiếng tăm, như TS Cù Huy Hà Vũ kiện NTD, cũng bị vu cáo tù đày, huống hồ những người dân thấp cổ bé miệng. Chính vì thế hàng ngàn người dân đã liều chết, công khai chống cự lại lực lượng công an.
NTD cảm thấy phong trào chống đối ngày càng tăng, đe doạ sự tồn vong của chế độ và tài sản khổng lồ của gia đình ông.
Đây chính là động cơ thực sự của "hội nghị trực tuyến giải quyết khiếu nại, tố cáo" nêu trên. Khi nêu ra chỉ thị "không sử dụng quân đội trong cưỡng chế", không những NTD mà ngay cả các nhân vật trong Bộ Chính Trị cũng ý thức được thế giới ngày nay đã không còn chỗ dung thân cho các nhà độc tài.
Tuy các quốc gia dân chủ rất ngần ngại khi phải chủ động can thiệp vào nội bộ một quốc gia khác, để giúp dân tộc ấy thoát khỏi gông cùm độc tài. Tuy nhiên nếu có sự đàn áp đổ máu, thì chính áp lực quần chúng tại các quốc gia này sẽ buộc họ phải can thiệp. Thêm vào đó, Toà Án Hình Sự Quốc Tế minh định nếu có sự tàn sát dân chúng có hệ thống (genocide) thì dù quốc gia ấy có ký kết tham gia hiệp ước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hay không, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vẫn có quyền yêu cầu truy tố trước toà này.
Hâu quả là những bị can đang bị truy tố, dù đang nắm quyền, vẫn có thể bị phong tỏa tài sản tại hải ngoại, kể cả tài sản của con cái và thân nhân.
Thay vì chơi trò giả nhân giả nghĩa rẻ tiền không còn lừa gạt được ai, NTD và tập đoàn CSVN phải lập tức hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp, dọn đường cho một tân hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, hầu mọi thành phần dân tộc có thể góp sức cho quốc gia, đẩy lùi phương Bắc xâm lược và xây dựng một nước Việt hùng cường. Được như vậy thì mới xứng đáng là con dân nước Việt./.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment