Thứ Sáu ngày 25.05.2012
Qua những thông tin loan tải từ các cái loa tuyên truyền cuả Đảng CSVN, Hội nghị Trương Ương 5 cuả Đảng bắt đầu từ ngày 7 và kết húc vào ngày 15 tháng 5, để bàn thảo một số vấn đề đang gây nhức nhối cho Đảng.
Trong đó, có lẽ vấn đề nhức nhối nhất là phòng, chống tham nhũng. Xem đây là vấn đề nhức nhối nhất bởi vì liên tục bao nhiêu nhiệm kỳ Tổng Bí Thư, từ ông Nguyễn Văn Linh cuả thời được gọi là "mở cửa, đổi mới" năm 1986 đến nay, Đảng CSVN lúc nào cũng ra rả kêu gọi phòng, chống tham nhũng, suốt bao kỳ đại hội Đảng, bao cuộc hội nghị trung ương. Thế nhưng, tham nhũng không những không bị diệt, bị giảm, mà trái lại nó đã nâng cấp, từ một "tệ nạn" bình thường, trở thành "quốc nạn" hàng đầu.
Nhận xét này không phải do cái gọi là "thế lực thù địch", các thành phần "tội phạm phản động" bôi bác, xuyên tạc chế độ, mà do chính ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận. Hãy nghe ông Trọng tuyên bố trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trương Ương kỳ 5 ngày 15 tháng 5 vừa qua như sau.
Trích "...Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến đất đai, khoáng sản; đầu tư công; xây dựng cơ bản; quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công; công tác cán bộ; quan hệ giữa cơ quan, cán bộ nhà nước với người dân, doanh nghiệp... " Hết trích.
Thật ra, ông Trọng mới chỉ nói một phần sự thật. Sự thật phũ phàng mà nhân dân ai cũng biết là tham nhũng không phải chỉ xẩy ra trong "nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị" mà trong tất cả lĩnh vực, tất cả cấp, ngành, trong tất cả cơ quan, đơn vị. Nói cách khác, ngày nay tham nhũng đã trở thành một "nếp sống" trong xã hội Việt Nam. Đi đâu, làm gì, cũng gặp nó, cũng va chạm, cũng bị nó chi phối, ảnh hưởng.
Nhưng vấn đề ở đây không phải là kể ra bịnh trạng, mà là cách chữa trị căn bệnh như thế nào cho hiệu quả, hết bệnh. Cũng trong phát biểu bế mạc HNTU 5, ông Nguyễn Phú Trọng loan báo phương thức chữa trị căn bệnh tham nhũng, nguyên văn như sau. Trích " ... Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng." Hết trích.
Thực chất cuả quyết định này là thay vì để Chính phủ, cụ thể là Thủ tướng, lãnh đạo công cuộc chống tham nhũng, thì nay Bộ Chính Trị, nói trắng ra là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, trực tiếp phụ trách. Đồng thời, để tăng cường thêm quyền hành cuả Tổng Bí Thư, Đảng còn tái lập Ban Nội Chính, tức cơ cấu có chức năng như một loại "mật vụ" để điều tra, và áp dụng biện pháp kỷ luật đối với những đảng viên bị ghép tội.
Để qua một bên yếu tố tranh chấp quyền lực giữa ông Nguyên Phú Trọng, Tổng Bí Thư và ông Ngyễn Tấn Dũng, Thử tướng chính phủ, là nguyên do của việc thay đổi cơ cấu trách nhiệm này, chỉ nhìn trên mặt thuần nguyên tắc, liệu biện pháp phòng, chống tham nhũng này có hiệu quả không?
Câu trả lời rõ ràng là KHÔNG! Tệ hại hơn nữa, không những nó chẳng chữa trị được tham nhũng mà chắc chắn còn sẽ làm quốc nạn này ngày thêm trầm trọng.
Thật vậy, ai cũng biết quốc nạn tham nhũng là con đẻ của thực trạng Đảng là chủ nhân ông duy nhất của Đất nước, tự tung tự tác, vừa đá bóng vừa thổ còi, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, như điều 4 Hiến Pháp đã quy định. Trước thực trạng này, nạn tham nhũng chỉ có thể tận diệt được khi nào đất nước không còn bị Đảng CS khống chế, nhân dân thực sự làm chủ đất nước, với tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp tách biệt rõ ràng, đi kèm với một nền báo chí độc lập, không bị nhà cầm quyền quản chế. Lúc đó, không ai có thể đứng trên và đứng ngoài luật pháp, và báo chí sẽ là đệ tứ quyền để theo dõi, vạch trần những sự nhũng lạm.
Cho nên, việc chuyển quyền lãnh đạo, kiểm soát việc phòng chống tham nhũng, từ Chính phủ, một cấp thấp, xem như là một cánh tay, một cơ cấu ngoại vi cuả Đảng, qua Bộ Chính Trị, cơ quan đầu não cuả Đảng CSVN, thì chẳng khác nào lấy trứng từ "tiểu ác" để giao cho "đại ác"!
Sự thật này này không phải ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không biết, không phải ông Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng không biết, không phải 175 ủy viên Trung ương Đảng không biết! Tất cả đều biết. Nhưng vì quyền lợị và quyền lực cuả cá nhân và phe nhóm, họ đã nhắm mắt, bịt tai.
Tình trạng này sẽ tiếp diễn, để góp phần làm đất nước tàn tạ, suy bai. Nó chỉ có thể chấm dứt khi mỗi con dân nước Việt ý thức trách nhiệm và can đảm dấn thân ./.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment