Thưa quí thính giả,
Sự kiện Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam tổ chức lễ trao giải Văn Việt lần
thứ hai tại Sài Gòn hôm 3/3/2017 vừa qua, với chủ đề: “tôn vinh sự dấn
thân” có nhiều ý nghĩa mà chúng tôi muốn được chia sẻ tóm tắt với quí
thính giả sau đây
Thứ nhất là sự ra đời của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, là một bước ngoặt của 61 nhà văn, trong số ấy phần đông đang sống ở Việt Nam, đã tách rời khỏi sự ràng buộc o ép của hệ thống tuyên giáo, tự chọn cho mình một hướng đi mới, trong một khung trời thông thoáng khởi sắc hơn. Nhắc lại biến cố ấy đúng ba năm trước – hôm 3/3/2014 nhà văn Nguyên Ngọc đại diện cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố thành lập “Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam” trên mạng internet; với sự ra đời của trang web cùng tên. Năm ngày sau, hôm 8/3/2014 trên trang web Nguyễn Tấn Dũng đã chạy tựa: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là cái gì vậy?”, văn phong và nội dung cho thấy nhà nước CSVN hoảng hốt trước sự việc này, họ cho đây là âm mưu biễn biến hòa bình do các thế lực thủ địch chủ trương.
Thư hai là chủ đề của gỉai thưởng Văn Việt lần thứ hai là “Tôn Vinh Sự Dấn Thân”, cho thấy tiêu chí chọn lựa có một ý nghĩa tích cực đặc biệt nhắm vào bối cảnh Việt Nam hôm nay, thay vì chỉ dựa trên giá trị văn học nghệ thuật của tác phẩm. Theo ông Hoàng Hưng, một thành viên trong ban tổ chức cho biết: “Cái tinh thần dấn thân và đối mặt với những vấn đề của đất nước, của thời sự, của xã hội chính trị rất là rõ ràng. Đặc biệt là thể hiện rất rõ trong cái tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh mới được cái giải đặc biệt đó, đề cập vấn đề của sông Mê Kông, sông Cửu Long và Biển Đông một cách rất là công phu. Hay là, hai cái tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Viện thì đề cập những vấn đề của thái độ của nhà văn trước những vấn đề xã hội và những vấn đề con người ngày hôm nay nó rất rõ ràng”. (hết trích)
Thứ ba là buổi lễ không bị phá rối hay ngăn chận, như trường hợp nhà biên khảo Nguyễn Đình Đầu, tổ chức giới thiệu tác phẩm Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ vào ngày 8/1/2017, nhưng đã phải hủy bỏ vào giờ chót, bởi khẩu lệnh của một người quyền thế nào đó trong đảng CSVN. Buổi tổ chức lần này nhằm kỷ niệm đúng 3 năm ngày VĐĐLVN ra đời, lại trùng vào “Ngày Nhà Văn Thế Giới (World Writers Day) lần thứ 31. Không rõ đây là ngẫu nhiên hay cố tình. Nhưng dù sao thì đây cũng là một bước tiến ngoạn mục, mở đường cho một giai đoạn khởi sắc mới.
Thứ bốn là hai tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh được trao trong số 6 giải năm nay. Cũng theo ông Hoang Hưng cho biết: giải Văn Việt lần thứ hai được Chủ tịch Hội đồng là nhà văn Nguyên Ngọc quyết định trao cho 6 tác giả và tác phẩm. Có một giải đặc biệt, được trao cho nhà văn Ngô Thế Vinh ở Hoa Kỳ, với hai tác phẩm là Cửu Long Cạn Dòng- Biển Đông Dậy Sóng, và Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch.
Về Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành tại Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 2000, đây là lần tái bản thứ ba ở hải ngoại, nhưng là lần đầu tiên sách được in ở trong nước do nhà xuất bản Giấy Vụn, một cơ sở in ấn ngoài luồng kiểm duyệt của nhà nước CSVN.
Như tên tác phẩm, có hai vế chủ yếu được nêu ra: Cửu Long Cạn Dòng là tiếng kêu cảnh giác về nguy cơ hủy hoại dòng Sông Mekong do chuỗi những con đập thuỷ điện bậc thềm khổng lồ trên dòng chính từ Vân Nam Trung Hoa, đã bất chấp mọi hậu qủa tàn phá trên hệ sinh thái sông Mekong, như mạch sống của 70 triệu cư dân các quốc gia trong lưu vực.
Vế thứ hai Biển Đông Dậy Sóng nhắc đến biến cố Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 trong chủ trương bá quyền của Bắc Kinh và Biển Đông đang có nguy cơ trở thành một biển lửa.
Quyển thứ hai của Ngô Thế Vinh là Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, ra mắt tháng 3/2007, cũng được nhà xuất bản Giấy Vụn in ở Việt Nam. Sách gồm những trang bút ký với nhiều hình ảnh sống động của tác giả qua những chuyến đi quan sát các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới đồng bằng sông Cửu Long; cho thấy những bước suy thoái của dòng sông đang diễn ra nhanh hơn dự kiến của nhiều người.
Năm 2007 là một thời điểm ý nghĩa đánh dấu nửa thế kỷ từ ngày Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy Ban Sông Mekong (nay là Ủy Hội Sông Mekong) vẫn chỉ gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Campuhia, Việt nam; Trung Cộng thì vẫn đứng ngoài để tận dụng khai thác ở thượng nguồn, không kể gì đến ảnh hưởng hủy hoại môi sinh ở các quốc gia thuộc vùng hạ lưu.
Qua những điểm nêu trên, cho chúng ta thấy có một tia hy vọng, khởi phát từ những người cầm bút, đã ý thức được vai trò quan trọng của họ trong nhiệm vụ, mà nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã tóm tắt ngắn gọn trong 9 chữ: “khai dân trí-chấn dân chí-hậu dân sinh, từ một thế kỷ trước.
Lúc này hơn bao giờ hết, nó rất cần thiết để kéo dân tộc ra khỏi cơn mê, do cái bùa mê Max Lenin mà Hồ Chí Minh đem chụp lên đầu dân ta từ hơn 70 năm qua. Cũng từ đây, hy vọng những người cầm bút khác đang phục vụ cho chế độ phản dân bán nước, vì cơm áo, vì áp lực hay vì mê muội, có thể nhận ra nguy cơ mất nước do đảng CSVN gây ra, mà chính họ là cộng cụ thực hiện chủ trương ấy; để sớm quay lại với chính nghĩa dân tộc.
Cám ơm quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Thứ nhất là sự ra đời của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, là một bước ngoặt của 61 nhà văn, trong số ấy phần đông đang sống ở Việt Nam, đã tách rời khỏi sự ràng buộc o ép của hệ thống tuyên giáo, tự chọn cho mình một hướng đi mới, trong một khung trời thông thoáng khởi sắc hơn. Nhắc lại biến cố ấy đúng ba năm trước – hôm 3/3/2014 nhà văn Nguyên Ngọc đại diện cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố thành lập “Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam” trên mạng internet; với sự ra đời của trang web cùng tên. Năm ngày sau, hôm 8/3/2014 trên trang web Nguyễn Tấn Dũng đã chạy tựa: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là cái gì vậy?”, văn phong và nội dung cho thấy nhà nước CSVN hoảng hốt trước sự việc này, họ cho đây là âm mưu biễn biến hòa bình do các thế lực thủ địch chủ trương.
Thư hai là chủ đề của gỉai thưởng Văn Việt lần thứ hai là “Tôn Vinh Sự Dấn Thân”, cho thấy tiêu chí chọn lựa có một ý nghĩa tích cực đặc biệt nhắm vào bối cảnh Việt Nam hôm nay, thay vì chỉ dựa trên giá trị văn học nghệ thuật của tác phẩm. Theo ông Hoàng Hưng, một thành viên trong ban tổ chức cho biết: “Cái tinh thần dấn thân và đối mặt với những vấn đề của đất nước, của thời sự, của xã hội chính trị rất là rõ ràng. Đặc biệt là thể hiện rất rõ trong cái tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh mới được cái giải đặc biệt đó, đề cập vấn đề của sông Mê Kông, sông Cửu Long và Biển Đông một cách rất là công phu. Hay là, hai cái tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Viện thì đề cập những vấn đề của thái độ của nhà văn trước những vấn đề xã hội và những vấn đề con người ngày hôm nay nó rất rõ ràng”. (hết trích)
Thứ ba là buổi lễ không bị phá rối hay ngăn chận, như trường hợp nhà biên khảo Nguyễn Đình Đầu, tổ chức giới thiệu tác phẩm Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ vào ngày 8/1/2017, nhưng đã phải hủy bỏ vào giờ chót, bởi khẩu lệnh của một người quyền thế nào đó trong đảng CSVN. Buổi tổ chức lần này nhằm kỷ niệm đúng 3 năm ngày VĐĐLVN ra đời, lại trùng vào “Ngày Nhà Văn Thế Giới (World Writers Day) lần thứ 31. Không rõ đây là ngẫu nhiên hay cố tình. Nhưng dù sao thì đây cũng là một bước tiến ngoạn mục, mở đường cho một giai đoạn khởi sắc mới.
Thứ bốn là hai tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh được trao trong số 6 giải năm nay. Cũng theo ông Hoang Hưng cho biết: giải Văn Việt lần thứ hai được Chủ tịch Hội đồng là nhà văn Nguyên Ngọc quyết định trao cho 6 tác giả và tác phẩm. Có một giải đặc biệt, được trao cho nhà văn Ngô Thế Vinh ở Hoa Kỳ, với hai tác phẩm là Cửu Long Cạn Dòng- Biển Đông Dậy Sóng, và Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch.
Về Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành tại Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 2000, đây là lần tái bản thứ ba ở hải ngoại, nhưng là lần đầu tiên sách được in ở trong nước do nhà xuất bản Giấy Vụn, một cơ sở in ấn ngoài luồng kiểm duyệt của nhà nước CSVN.
Như tên tác phẩm, có hai vế chủ yếu được nêu ra: Cửu Long Cạn Dòng là tiếng kêu cảnh giác về nguy cơ hủy hoại dòng Sông Mekong do chuỗi những con đập thuỷ điện bậc thềm khổng lồ trên dòng chính từ Vân Nam Trung Hoa, đã bất chấp mọi hậu qủa tàn phá trên hệ sinh thái sông Mekong, như mạch sống của 70 triệu cư dân các quốc gia trong lưu vực.
Vế thứ hai Biển Đông Dậy Sóng nhắc đến biến cố Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 trong chủ trương bá quyền của Bắc Kinh và Biển Đông đang có nguy cơ trở thành một biển lửa.
Quyển thứ hai của Ngô Thế Vinh là Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, ra mắt tháng 3/2007, cũng được nhà xuất bản Giấy Vụn in ở Việt Nam. Sách gồm những trang bút ký với nhiều hình ảnh sống động của tác giả qua những chuyến đi quan sát các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới đồng bằng sông Cửu Long; cho thấy những bước suy thoái của dòng sông đang diễn ra nhanh hơn dự kiến của nhiều người.
Năm 2007 là một thời điểm ý nghĩa đánh dấu nửa thế kỷ từ ngày Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy Ban Sông Mekong (nay là Ủy Hội Sông Mekong) vẫn chỉ gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Campuhia, Việt nam; Trung Cộng thì vẫn đứng ngoài để tận dụng khai thác ở thượng nguồn, không kể gì đến ảnh hưởng hủy hoại môi sinh ở các quốc gia thuộc vùng hạ lưu.
Qua những điểm nêu trên, cho chúng ta thấy có một tia hy vọng, khởi phát từ những người cầm bút, đã ý thức được vai trò quan trọng của họ trong nhiệm vụ, mà nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã tóm tắt ngắn gọn trong 9 chữ: “khai dân trí-chấn dân chí-hậu dân sinh, từ một thế kỷ trước.
Lúc này hơn bao giờ hết, nó rất cần thiết để kéo dân tộc ra khỏi cơn mê, do cái bùa mê Max Lenin mà Hồ Chí Minh đem chụp lên đầu dân ta từ hơn 70 năm qua. Cũng từ đây, hy vọng những người cầm bút khác đang phục vụ cho chế độ phản dân bán nước, vì cơm áo, vì áp lực hay vì mê muội, có thể nhận ra nguy cơ mất nước do đảng CSVN gây ra, mà chính họ là cộng cụ thực hiện chủ trương ấy; để sớm quay lại với chính nghĩa dân tộc.
Cám ơm quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment