Trong tình hình thế giới ngày nay, các quốc gia thuộc hạng nghèo ở Á châu cũng như Phi châu đang thi đua đứng dậy với mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu. Việt Nam cũng là một trong những nước bắt đầu “bừng tỉnh”.
Thế mà, đối với CSVN, từ năm 1999, Tàu cộng (TC) hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng cho ngư dân trong nước lẫn các nước khác trên Biển Đông, nơi TC tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Có năm cấm đánh bắt cá từ tháng sáu, hoặc tháng bảy, hoặc tháng tám… lấy lý do là bảo vệ mùa cá… đẻ.
Nhưng năm nay, vào ngày 27/02/2017, TC lại đổi “mùa cá đẻ” với lệnh
cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 1/5/2017 đến 16/8/2017 trong khu vực Vịnh
Việt Nam (thuộc lãnh hải của Việt Nam dù cho CSVN đã chia ranh hơn phân
nửa vịnh cho TC rồi), và bao gồm vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng
Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta thấy gì từ lệnh cấm này và thái độ của nhà cầm quyền CSVN?
Dù biết, quyết định đơn phương trên của TC đã xâm phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, với vịnh Việt Nam căn
cứ vào Công ước UNCLOS năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (COC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục càng thêm căng
thẳng.
Thế mà, lần nầy CSVN chỉ có phản ứng nhẹ nhàng qua phát biểu của Lê
Hải Bình, Bộ Ngoại giao CS là: “Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ
Quy chế này của phía Trung Quốc”!
Như vậy, CSVN đã chính thức chấp nhận và xem lãnh hải của Việt Nam là của TC và vô hình chung đã biến “tàu lạ” thành “tàu quen” rồi.
Như vậy, CSVN đã chính thức chấp nhận và xem lãnh hải của Việt Nam là của TC và vô hình chung đã biến “tàu lạ” thành “tàu quen” rồi.
Qua hơn 30 năm, kể từ 1986, kinh tế Việt Nam đổi chiều hướng về tư
bản thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự độc quyền cai
trị của ĐCSVN, với kết quả là nhiều người dân Việt Nam ngày nay (2017)
vẫn không đủ ăn! Nếu so sánh với sự phát triển của các nước khác thì
Việt Nam chỉ tiến lên bằng Cam Bốt hay Lào, thua cả nhiều nước Phi châu!
Đứng trước tình hình như thế, không người Việt yêu nước nào mà không buồn giận và tiếc! Câu hỏi được đặt ra là:
– Người Việt Nam yếu kém, ngu si hay sao?
– Nước Việt Nam thiếu thốn tài nguyên hay mọi phương tiện phát triển sao?
– Người Việt Nam yếu kém, ngu si hay sao?
– Nước Việt Nam thiếu thốn tài nguyên hay mọi phương tiện phát triển sao?
Dĩ nhiên là không phải như thế mà nguyên nhân ai cũng có thể nhìn
thấy rất rõ ràng là do sự cầm quyền độc đoán và sắt máu của ĐCSVN.
Tuy vậy, việc chỉ ra thủ phạm đích thực này (CSVN) vẫn chưa được rõ ràng và phương cách giải quyết vẫn chưa được dứt khoát.
Tuy vậy, việc chỉ ra thủ phạm đích thực này (CSVN) vẫn chưa được rõ ràng và phương cách giải quyết vẫn chưa được dứt khoát.
Trong hoàn cảnh độc tài CS toàn trị ở Việt Nam, tính toàn trị là bước
cản chính cho sự nảy mầm của các quyền tự do khác. Dưới sự toàn trị
này, ĐCSVN nhúng tay kiểm soát mọi lãnh vực sinh hoạt của người dân.
Vì thế, muốn cải sửa bất cứ điều gì thì chuyện trước tiên phải là loại bỏ ảnh hưởng của ĐCSVN ra. Thí dụ như muốn có tự do tôn giáo thì phải loại sự kiểm soát của ĐCSVN ra khỏi tôn giáo. Nhưng họ cũng biết rất rõ rằng khi không khuất phục tôn giáo thì đồng nghĩa với việc thả lỏng cho một thế lực rất lớn chống đối có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ.
Vì sự sống còn, ĐCSVN sẽ không bao giờ từ bỏ nguyên tắc toàn trị.
Vậy thì kết luận đã hiện ra rõ ràng: Mọi thứ quyền tự do cho Việt Nam phải bắt đầu từ tự do chính trị, có nghĩa là phải tranh đấu để đánh đổ ĐCSVN.
Vì thế, muốn cải sửa bất cứ điều gì thì chuyện trước tiên phải là loại bỏ ảnh hưởng của ĐCSVN ra. Thí dụ như muốn có tự do tôn giáo thì phải loại sự kiểm soát của ĐCSVN ra khỏi tôn giáo. Nhưng họ cũng biết rất rõ rằng khi không khuất phục tôn giáo thì đồng nghĩa với việc thả lỏng cho một thế lực rất lớn chống đối có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ.
Vì sự sống còn, ĐCSVN sẽ không bao giờ từ bỏ nguyên tắc toàn trị.
Vậy thì kết luận đã hiện ra rõ ràng: Mọi thứ quyền tự do cho Việt Nam phải bắt đầu từ tự do chính trị, có nghĩa là phải tranh đấu để đánh đổ ĐCSVN.
Để kết luận
1. Thái độ bàng quan: Đây là thái độ biểu lộ một tâm trạng bất lực,
yếu kém trước ĐCSVN nhưng không dám thừa nhận. Thái độ này được biểu lộ
qua các bài viết đấu tranh nhằm tìm kiếm và phô bày những sai trái trong
việc điều hành quốc gia của CS rồi chê bai chế độ CS đi sai đường, hay
làm “tài khôn” khuyên ĐCSVN sớm quay về với quyền lợi dân tộc, nếu không
thì “dọa” rằng sẽ bị dân chúng “xử trảm”, hay buồn quá thì than thân
trách phận cho tương lai u tối của đất nước.
2. Né tránh hai chữ “chính trị”: Đây là một mâu thuẫn “LỚN” trong suy
nghĩ và có một chút nào đó đạo đức giả. Nhiều tổ chức hải ngoại hay tôn
giáo không dám nhắc tới hai chữ ‘chính trị’. Có lẽ chính trị được hiểu
theo nghĩa là tranh chức với cán bộ CS! Hay chính trị là môi trường gian
xảo và làm từ thiện, văn hóa hay giáo dục thì trong sáng và “sạch” hơn!
Tóm lại, khi đặt mục tiêu tranh đấu cho Việt Nam tự do hay nhân quyền
được tôn trọng thì trước hết phải đặt trọng tâm vào tự do chính trị, vì
chỉ khi có tự do chính trị mới có chính quyền dân chủ. Một khi, chính
quyền dân chủ đã được thiết lập rồi mới có thể bảo đảm cho người dân các
quyền tự do căn bản.
Vì vậy, điều duy nhất và tiên quyết cho tương lai Việt Nam là sự ra
đi của ĐCSVN bằng mọi giá và bằng mọi cách, tất cả những người con Việt
trong và ngoài nước cần phải thúc đẩy sự ra đi này.
Đánh đổ ĐCSVN là mục tiêu cần phải cương quyết nhắm tới, không còn có con đường thứ hai nào khác!
Đánh đổ ĐCSVN là mục tiêu cần phải cương quyết nhắm tới, không còn có con đường thứ hai nào khác!
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment