Thưa quí thính giả,
Ngày 14 tháng 3 vừa qua đánh dấu 29 năm ngày Trung Cộng đánh chiếm
đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi nói đến trận Gạc
Ma, người ta thường liên tưởng đến trận Hoàng Sa diễn ra trước đó 14
năm, mà kết qủa cũng là việc Trung Cộng chiếm đoạt quần đảo này của
Việt Nam.
Tuy nhiên, dù 2 trận chiến này cùng là hải chiến, cùng xẩy ra giữa 2 nước Việt-Trung, và cùng có nguyên do là tranh chấp chủ quyền biển đảo, thế nhưng bối cảnh của chúng lại hoàn toàn khác biệt.
Trước hết, trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ngày 19 tháng 1 năm 1974, thời điểm mà Việt Nam Cộng Hòa đang đối đầu với nhiều khó khăn. Ngoài việc phải bảo vệ biển đảo chống Trung Cộng xâm lấn, hải quân VNCH còn phải phải phân tán lực lượng để ngăn chận quân Bắc Việt đang đánh chiếm miền Nam. Thêm vào đó, quân dụng và nhiên liệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng bị hạn chế nghiêm trọng vì Hoa Kỳ giải kết tại Việt Nam sau khi đã ve vãn được Trung Cộng để cô lập Liên Sô. Cũng chính do sự thay đổi chính sách này, Hoa Thịnh Đốn chẳng những không ngăn chận mà còn nhắm mắt làm ngơ, nếu không muốn nói là khuyến khích, Bắc Kinh tiến hành việc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Nếu phía Việt Nam hoàn toàn thất thế trong biến cố Hoàng Sa thì đối với trận Gạc Ma, bối cảnh đã đảo ngược hoàn toàn. Một là biến cố này diễn ra khi Cộng Sản Việt Nam đã thu tóm được toàn bộ đất nước hơn 10 năm, và mặc dù lúc đó cuộc chiến ở Kampuchea vẫn còn, nhưng Hà Nội hầu như đã làm chủ được tình hình. Vì vậy lực lượng quân sự, nhất là Hải quân và Không quân, không bị phân tán như Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Thứ hai, đây không phải là trận đụng độ qui mô đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Cộng từ khi hai nước anh em Xã hội Chủ nghĩa này lâm cảnh “cơm không lành canh không ngọt”! Năm 1979 Trung Cộng đã dạy cho đàn em CSVN một bài học qua trận chiến trải dài 4 tỉnh biên giới phía Bắc. Năm năm sau lại xẩy ra trận Lão Sơn ở Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Các sự kiện này đã cho thấy, đối với tập đoàn lãnh đạo CSVN, trận Gác Ma không phải là một sự kiện bất ngờ. Trái lại, với tham vọng và sự hung hăng của Bắc Kinh qua các cuộc chiến biên giới trên bộ trước đó, Hà Nội đương nhiên phải cảnh giác và có đủ khả năng để chống trả, đối đầu với trò lấn chiếm biển đảo của Trung Cộng.
Thế nhưng duyệt qua chi tiết 2 trận hải chiến này, chúng ta thấy diễn tiến và kết quả của chúng hoàn toàn trái ngược. Trong trận Hoàng Sa, trước sự khiêu khích và đổ quân chiếm đảo của lực lượng Trung Cộng, các chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa trước. Và sau hơn 30 phút giao tranh, trước sự tăng viện ào ạt, kể cả lực lượng phi cơ chiến đấu của Trung Cộng cất cánh từ đảo Hải Nam, các chiến hạm Việt Nam phải rút lui. Phía Việt Nam mất một chiến hạm, 75 chiến sĩ hy sinh. Phía Trung Cộng có ít nhất 2 tàu bị hư hại nặng, thiệt hại nhân mạng không được Bắc Kinh công bố.
Trong khi đó, trong trận Gạc Ma, chẳng những quân Trung Cộng đã nổ súng trước, mà phía binh sĩ Việt Nam còn được lệnh không bắn trả. Kết quả là Việt Nam bị chìm 2 chiến hạm, một chiếc hư hại nặng, 64 quân nhân hy sinh.
Thật ra, nếu biết rõ bản chất của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN thì lý giải ngay được các sự kiện trái ngược trên. Không những thế, các diễn biến này còn ăn khớp, xuyên suốt với các sự kiện trước đó cũng như các sự kiện xẩy ra hôm nay.
Sở dĩ có lệnh cấm binh sĩ ở Gác Ma bắn trả quân Trung Cộng vì Hà Nội lúc đó muốn lấy lòng Bắc Kinh hầu được bảo bọc, nương tựa trong lúc Mạc Tư Khoa đang chao đảo trước phong trào đòi dân chủ ở Nga và các nước Đông Âu. Việc lấy lòng này là bước mở ra của Hội nghị Thành Đô không lâu sau đó.
Thái độ và quyết định này của Hà Nội cũng rập khuôn theo nội dung cái văn kiện được quần chúng nôm na gọi là “Công hàm bán nước” Phạm văn Đồng ký năm 1958 chấp nhận cho Trung Cộng làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để đổi lấy quân lương, vũ khí của Bắc Kinh giúp Bắc Việt đánh chiếm miền Nam. Và nó cũng ăn khớp với lập trường của đảng CSVN khi giải thích với cán bộ, đảng viên việc Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974. là “Hoàng Sa vào tay nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em còn tốt hơn trong tay Mỹ Ngụy”.
Với chủ trương và thái độ này, chúng ta không còn ngạc nhiên, lạ lẵm trước việc công an và côn đồ đàn áp dã man những người tham dự buổi tưởng niệm trận Gạc Ma ngày 14 tháng 3 vừa qua tại Hà Nội.
Nếu trận Hoàng Sa là niềm hãnh diện của chúng ta vì đã chứng tỏ với thế giới dân tộc Việt đã đổ máu xương để xác lập chủ quyền đất nước trên quần đảo này thì trận Gạc Ma là nỗi nhục của dân tộc chúng ta vì tập đoàn lãnh đạo CSVN đã cam tâm coi rẻ sinh mạng các binh sĩ và biển đảo của cha ông để mưu đồ cho lợi ích phe nhóm./.
Tuy nhiên, dù 2 trận chiến này cùng là hải chiến, cùng xẩy ra giữa 2 nước Việt-Trung, và cùng có nguyên do là tranh chấp chủ quyền biển đảo, thế nhưng bối cảnh của chúng lại hoàn toàn khác biệt.
Trước hết, trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ngày 19 tháng 1 năm 1974, thời điểm mà Việt Nam Cộng Hòa đang đối đầu với nhiều khó khăn. Ngoài việc phải bảo vệ biển đảo chống Trung Cộng xâm lấn, hải quân VNCH còn phải phải phân tán lực lượng để ngăn chận quân Bắc Việt đang đánh chiếm miền Nam. Thêm vào đó, quân dụng và nhiên liệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng bị hạn chế nghiêm trọng vì Hoa Kỳ giải kết tại Việt Nam sau khi đã ve vãn được Trung Cộng để cô lập Liên Sô. Cũng chính do sự thay đổi chính sách này, Hoa Thịnh Đốn chẳng những không ngăn chận mà còn nhắm mắt làm ngơ, nếu không muốn nói là khuyến khích, Bắc Kinh tiến hành việc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Nếu phía Việt Nam hoàn toàn thất thế trong biến cố Hoàng Sa thì đối với trận Gạc Ma, bối cảnh đã đảo ngược hoàn toàn. Một là biến cố này diễn ra khi Cộng Sản Việt Nam đã thu tóm được toàn bộ đất nước hơn 10 năm, và mặc dù lúc đó cuộc chiến ở Kampuchea vẫn còn, nhưng Hà Nội hầu như đã làm chủ được tình hình. Vì vậy lực lượng quân sự, nhất là Hải quân và Không quân, không bị phân tán như Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Thứ hai, đây không phải là trận đụng độ qui mô đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Cộng từ khi hai nước anh em Xã hội Chủ nghĩa này lâm cảnh “cơm không lành canh không ngọt”! Năm 1979 Trung Cộng đã dạy cho đàn em CSVN một bài học qua trận chiến trải dài 4 tỉnh biên giới phía Bắc. Năm năm sau lại xẩy ra trận Lão Sơn ở Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Các sự kiện này đã cho thấy, đối với tập đoàn lãnh đạo CSVN, trận Gác Ma không phải là một sự kiện bất ngờ. Trái lại, với tham vọng và sự hung hăng của Bắc Kinh qua các cuộc chiến biên giới trên bộ trước đó, Hà Nội đương nhiên phải cảnh giác và có đủ khả năng để chống trả, đối đầu với trò lấn chiếm biển đảo của Trung Cộng.
Thế nhưng duyệt qua chi tiết 2 trận hải chiến này, chúng ta thấy diễn tiến và kết quả của chúng hoàn toàn trái ngược. Trong trận Hoàng Sa, trước sự khiêu khích và đổ quân chiếm đảo của lực lượng Trung Cộng, các chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa trước. Và sau hơn 30 phút giao tranh, trước sự tăng viện ào ạt, kể cả lực lượng phi cơ chiến đấu của Trung Cộng cất cánh từ đảo Hải Nam, các chiến hạm Việt Nam phải rút lui. Phía Việt Nam mất một chiến hạm, 75 chiến sĩ hy sinh. Phía Trung Cộng có ít nhất 2 tàu bị hư hại nặng, thiệt hại nhân mạng không được Bắc Kinh công bố.
Trong khi đó, trong trận Gạc Ma, chẳng những quân Trung Cộng đã nổ súng trước, mà phía binh sĩ Việt Nam còn được lệnh không bắn trả. Kết quả là Việt Nam bị chìm 2 chiến hạm, một chiếc hư hại nặng, 64 quân nhân hy sinh.
Thật ra, nếu biết rõ bản chất của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN thì lý giải ngay được các sự kiện trái ngược trên. Không những thế, các diễn biến này còn ăn khớp, xuyên suốt với các sự kiện trước đó cũng như các sự kiện xẩy ra hôm nay.
Sở dĩ có lệnh cấm binh sĩ ở Gác Ma bắn trả quân Trung Cộng vì Hà Nội lúc đó muốn lấy lòng Bắc Kinh hầu được bảo bọc, nương tựa trong lúc Mạc Tư Khoa đang chao đảo trước phong trào đòi dân chủ ở Nga và các nước Đông Âu. Việc lấy lòng này là bước mở ra của Hội nghị Thành Đô không lâu sau đó.
Thái độ và quyết định này của Hà Nội cũng rập khuôn theo nội dung cái văn kiện được quần chúng nôm na gọi là “Công hàm bán nước” Phạm văn Đồng ký năm 1958 chấp nhận cho Trung Cộng làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để đổi lấy quân lương, vũ khí của Bắc Kinh giúp Bắc Việt đánh chiếm miền Nam. Và nó cũng ăn khớp với lập trường của đảng CSVN khi giải thích với cán bộ, đảng viên việc Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974. là “Hoàng Sa vào tay nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em còn tốt hơn trong tay Mỹ Ngụy”.
Với chủ trương và thái độ này, chúng ta không còn ngạc nhiên, lạ lẵm trước việc công an và côn đồ đàn áp dã man những người tham dự buổi tưởng niệm trận Gạc Ma ngày 14 tháng 3 vừa qua tại Hà Nội.
Nếu trận Hoàng Sa là niềm hãnh diện của chúng ta vì đã chứng tỏ với thế giới dân tộc Việt đã đổ máu xương để xác lập chủ quyền đất nước trên quần đảo này thì trận Gạc Ma là nỗi nhục của dân tộc chúng ta vì tập đoàn lãnh đạo CSVN đã cam tâm coi rẻ sinh mạng các binh sĩ và biển đảo của cha ông để mưu đồ cho lợi ích phe nhóm./.
LLCQ
No comments:
Post a Comment