Tống Phước Hiệp là người ở huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông tên Tống Phước An. Ông là cháu của Quận công Tống Phước Trị.
Ông gia nhập quân đội vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, được cử làm Lưu thủ Long Hồ Dinh (Vĩnh Long). Ông nổi tiếng là người tận tụy với chức vụ trong việc trị an, luôn mưu cầu lợi ích cho dân chúng…
Năm 1771, nước Xiêm La không có vua, chức Phi Nhã đất Mang Tát là Trịnh Quốc Anh tự lập làm vua, khởi binh vây đánh Hà Tiên. Tổng binh Hà Tiên là Mạc Thiên Tứ giữ không nổi phải rút quân bỏ chạy.
Tháng 6 năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần sai Tổng đốc Nguyễn Cửu Đàm chỉ huy thủy binh đánh quân Xiêm La… Tống Phước Hiệp đem binh vào Châu Đốc tiếp ứng, đánh lui quân Xiêm. Chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn về Nam Vang. Từ đó, quân Xiêm bỏ ý định đánh phá đất Việt, dân chúng các tỉnh miền Tây được an cư lạc nghiệp.
Năm 1774, quân Tây Sơn đánh chiếm Bình Thuận. Ông nhận lệnh của tướng Nguyễn Cửu Đàm, hợp với Nguyễn Khoa Thuyên lãnh binh và viết hịch chiêu binh chống Tây Sơn. Ngay sau đó, ông được chúa Nguyễn phong làm Tiết chế, tước Kinh Quận công… Ông mang quân đánh chiếm lại 3 phủ: Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khánh. Sau đó tiến đánh Phú Yên.
Lúc này, phía Bắc có quân họ Trịnh đóng ở Quảng Nam. Nguyễn Nhạc thấy không thể chia quân đánh hai mặt, nên sai Phan Văn Tuế đưa thư và vàng cho Hoàng Ngũ Phúc xin nạp vùng đất Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên và xin làm tiền quân tiến đánh nhà Nguyễn.
Hoàng Ngũ Phúc dâng biểu, chúa Trịnh giao cờ cùng ấn kiếm phong cho Nguyễn Nhạc làm Tiên phong tướng quân.
Nguyễn Nhạc lập mưu đánh lấy đất miền Nam bằng cách, đem con gái là Thọ Hương dâng cho Nguyễn Phúc Dương, rồi sai người gặp Tống Phước Hiệp xin đầu hàng với lý do lo khôi phục lại đất Phú Xuân. Tống Phước Hiệp tin là thật nên không phòng bị.
Đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thủy vào đánh Gia Định, Tống Phước Hiệp chống cự được hơn một tháng thì lâm bệnh mất vào tháng 6 âm lịch.
Thương tiếc ông, Định vương Nguyễn Phúc Thuần truy tặng cho ông tước Hữu phủ Quốc công, cho lập miếu thờ tại dinh Long Hồ, xã Long Châu (Vĩnh Long).
Năm 1810, vua Gia Long cho thờ ông nơi miếu Trung tiết Công thần.
Năm 1822, vua Minh Mạng truy phong ông làm Trung Đẳng Thần, thờ tại miếu Hội đồng ở Gia Định.
*****
Mặc dù là võ tướng, nhưng vị tướng Tống Phước Hiệp đã hết lòng chăm lo việc trị an, khuyến khích khẩn hoang lập ấp, gìn giữ an ninh, mở rộng giao thương, nên dân chúng trong vùng đều được ấm no hạnh phúc.
Để tưởng nhớ đến công đức của ông, nhiều con đường và trường trung học lớn nhất tỉnh Vĩnh Long được đặt tên Tống Phước Hiệp. Sau năm 1975, cộng sản đập bảng tên trường này, thay bằng cái tên Lưu Văn Liệt và những con đường mang tên ông cũng bị cộng sản xóa bỏ. Trường trung học Phan Thanh Giản cũng không ngoại lệ, tượng cụ Phan cũng bị đập phá. Hành động này cho thấy rõ ràng tâm địa hẹp hòi đố kỵ, thiếu hiểu biết về lịch sử của người cộng sản.
Và với bản chất cực đoan quá khích, CSVN đã trả thù bằng cách đày ải hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH vào tù ngục. Cả triệu người dân bỏ nước ra đi tìm tự do, trong số đó có hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên đường vượt biển, vượt biên.
Sau hơn 40 năm sống dưới chế độ cộng sản, hầu hết người dân đã nhìn thấy – bản chất của cộng sản là xảo trá và tạo ra gian trá – nên đã vùng lên đấu tranh xóa bỏ chế độc tài, đòi lại quyền tự do, dân chủ thật sự.
Nhận thấy chế độ cộng sản có nguy cơ bị sụp đổ, đảng CSVN dùng nhiều hình thức để kêu gọi “hòa giải, hòa hợp” dân tộc. Thực chất, hình thức này chỉ là miếng mồi dân chủ, nhằm gây phân hóa nội bộ các lực lượng đấu tranh chống độc tài cộng sản, và nhằm làm giảm sức phản kháng để đảng cộng sản thoát cơn khủng hoảng.
Ai cũng biết “hòa hợp hòa giải” dân tộc là việc cần làm để tránh đổ máu cho một dân tộc vốn chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh. Thế nhưng, điều kiện tiên quyết trong “hòa hợp hòa giải” là không cảm tính, không ngây thơ chính trị để lịch sử đẫm máu của việc “hòa hợp hòa giải” tái diễn, và cần phải tỉnh táo để tránh bị cộng sản xử dụng thủ đoạn gian manh, tiếp tục lừa gạt như chúng đã từng làm.
Chiêu thức “hòa hợp hòa giải” do cộng sản đưa ra giống một viên thuốc độc bọc đường, để giết hại những ai nhẹ dạ tin lời cộng sản. Kết quả sau những lần cộng sản hô hào “hòa hợp hòa giải” là những cuộc ám sát, thủ tiêu đẫm máu như thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Rõ ràng nhất là các cuộc trả thù man rợ sau khi kết thúc chiến tranh và những hành động tàn ác đối với những người yêu nước biểu tình chống Tàu cộng hiện nay, thì lời kêu gọi “hòa hợp hòa giải” của cộng sản thực chất chỉ là chiêu bài lừa bịp đầy lố bịch.
Rồi đây, bảng tên trường trung học Tống Phước Hiệp, Phan Thanh Giản, sẽ được dựng lại trong một ngày đẹp trời không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương yêu mến.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment