Thưa quí thính giả,
Hậu quả đau thương mà đất nước ta đang gánh chịu ngày hôm nay, là do Hồ Chí Minh và đồng bọn đã đem chủ nghĩa cộng sản phi nhân từ Nga Xô về áp đặt trên đầu dân tộc ta. Để xác định nguồn gốc và bản chất xấu xa của chủ nghĩa CS, chúng ta cần nhắc lại vài nét diễn biến cách đây đúng một thế kỷ, để lấy những kinh nghiệm lịch sử ấy áp dụng vào cuộc tranh đấu cho ngày nay.
Nước Nga vào những năm đầu của thế kỷ 20, là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II; tuy có lãnh thổ rộng lớn, nhưng đất nước đang gặp nhiều khó khăn cả về nội bộ lẫn ngoại giao. Tại Á Châu, Nga đụng độ quân sự với Nhật và đã bị Nhật đánh bại ở Triều Tiên, Mãn Châu năm 1904-1905. Nga tham dự vào Đệ I thế chiến, nhưng quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường; dẫn đến khó khăn nội bộ, xã hội bất ổn. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng. Kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi, chính phủ Sa Hoàng tỏ ra bất lực.
Nắm lấy cơ hội ấy, đảng Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo, đã tổ chức những cuộc biểu tình chống chiến tranh và bãi công tập thể. Ngày 9 tháng 1 năm 1917 (22 tháng 1 theo Công Lịch), kỷ niệm “Ngày chủ nhật đẫm máu” ở Petrograd (nay là Saint Petersburg) diễn ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh, biểu tình lan rộng sang Moskva, Baku và nhiều thành phố khác.
Ngày 18 tháng 2 (3 tháng 3 theo Công Lịch), 30,000 công nhân đình công mở đầu cho cách mạng tháng Hai. Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 23 tháng 2 (8 tháng 3 lịch Nga), nữ công nhân của 50 xí nghiệp ở Petrograd đình công biểu tình, cuộc biểu tình chuyển sang tổng bãi công chính trị. Đảng Bolshevik đổi phương thức từ biểu tình đình công ôn hòa sang đấu tranh vũ trang. Công nhân cướp vũ khí của cảnh sát; những cuộc đụng độ vũ trang nổ ra. Sa hoàng phải huy động binh lính từ mặt trận trở về đối phó với phong trào nổi dậy. Ngày 15/3/2017 Sa Hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc Nga cáo chung sau hơn 300 năm trị vì.
Nước Nga có hai chính phủ song hành, nhưng rối loạn mỗi lúc mỗi gia tăng, đến ngày 6-7/11/1917 (tức 24-25/10/2017 theo lịch Nga cũ), đảng Bolshevik và phe Xã hội cánh tả dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin đã giành được chính quyền. Chính phủ lâm thời do thủ tướng Kerensky lãnh đạo kháng cự nhưng thất bại, ông đã phải bỏ chạy ra nước ngoài.
Đại Hội Xô Viết lần thứ 2 khai mạc tại Petrograd ngay trong đêm khởi nghĩa, một chính phủ với thành phần chủ yếu là đảng viên Bolshevik ra đời.
Một trang sử mới lấy chủ thuyết cộng sản làm phương hướng đã mở ra từ đó. Nó gieo rắc dối trá, chia rẽ, hận thù, chết chóc, đau thương trên thế giới từ ngày ấy đến nay. Bất hạnh cho Việt Nam do Hồ Chí Minh làm kẻ dẫn lối đưa đường, kéo dân tộc ta vào vòng xoáy cộng sản quốc tế, mãi đến hôm nay vẫn chưa thoát ra được.
Ôn lại những kinh nghiệm lịch sử để hoạch định cho tương lai. Người dân Nga và những quốc gia CS khác, sau 70 năm áp dụng, họ đã nhận ra những sai lầm và bế tắc của cái chủ nghĩa không tưởng CS, nên đã vĩnh viễn vứt bỏ không thương tiếc. Còn Việt Nam ta cho dù trên danh nghĩa vẫn mang cái tên đảng CS, nhưng trong ruột chỉ còn là một băng đảng tội phạm, dùng gian dối để lường gạt, dùng bạo lực để bảo vệ quyền lợi. Đảng CS hôm nay giống như một ngôi mộ bên ngoài sơn phết đẹp mắt, nhưng bên trong là những ổ giòi bọ thối tha, xô đẩy tranh giành chém giết nhau để hưởng lợi.
Một trăm năm trước người công nhân, nông dân Nga xuống đường biểu tình vì thiếu bánh mì, vì đói khổ, vì chiến tranh và quân đội thua trận, nhưng không bị đàn áp đẫm máu như tại VN hôm nay. Ngày nay CSVN ngăn cấm biểu tình với lý do không có luật, nhưng không ban hành luật, để rộng đường đàn áp mọi cá nhân bất mãn chế độ.
Một trăn năm trước đưới thời quân chủ chuyên chế Sa Hoàng, nhưng đảng Bolshevik vẫn ra đời hoạt động, ngày nay ở VN, mọi tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo nếu không do đảng CSVN đẻ ra, thì đó đều là thế lực thù địch, là tổ chức phản động cần phải loại bỏ.
Một trăn năm trước, đảng Bolshevik đã lợi dụng sự bất mãn của công nhân, nông dân, họ trà trộn vào những đoàn người biểu tình để kích động, gây bạo loạn, tạo ra những xung đột dẫn đến bất ổn. Ngày nay CSVN cũng áp dụng những phương cách ấy để vô hiệu hóa những cuộc biểu tình ôn hòa, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng như ngư dân ở Song Ngọc Nghệ An hôm 14 tháng 2 vừa qua.
Sự khác biệt sâu xa giữa xã hội Nga một trăm năm trước và Việt Nam hôm nay, là đảng Bolshevik lúc ấy như một cái phao cứu sinh cho một con thuyền đang chìm. Còn đảng CSVN hôm nay như một tảng đá đang nhận chìm còn thuyền VN xuống lòng đại dương. Cái phao cứu sinh đã xì hơi, đã xẹp và bị liệng vào sọt rác. Con thuyền VN muốn sống còn, thì tất cả phải cùng nhau khiêng tảng đá khốn kiếp kia liệng ngay xuống biển, nếu không muốn chết chìm chung với chúng.
Để khép lại được một trang sử đen tối của dân tộc như hôm nay, ai cũng muốn sự chuyển biến được diễn ra êm thắm, hòa bình, nhưng với bản chất lì lợm cố chấp của đảng CSVN hiện nay, thiết tưởng khó có được sự thay đổi êm thắm như mong đợi, nên giữa những chọn lựa tốt nhiều xấu ít, chắc hắn không thể tránh khỏi những hy sinh, những đau thương ngoài ý muốn, để có thể mở ra một trang sử mới sáng sủa hơn cho tương lai dân tộc.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi
LLCQ
No comments:
Post a Comment