Thursday, November 12, 2015

NỖI ĐAU MẤT NƯỚC CHẲNG CÒN XA!

Thứ Năm, 12.11.2015
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày 5 và 6 tháng 11 vừa qua của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nhà nước cộng sản Trung quốc - Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ quả,những câu hỏi và cả những chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang dần bị sáp nhập vào Trung quốc. Trong tiết mục Người dân tự quyết hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết "Nỗi đau mất nước chẳng còn xa!" của Lý Trần Công, sẽ do Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình hôm nay.
Đối với lãnh đạo cao cấp nhất của Trung cộng - Tập Cận Bình, mối quan tâm không phải là được cộng sản Hà Nội tiếp rước với thảm đỏ dưới chân, hoặc 21phát đại bác bắn vào không trung, hay kéo dài thời gian nói chuyện trước quốc hội bù nhìn csVN. Tập CậnBình không hề giấu giếm sự can thiệp trực tiếp vào cơ cấu lãnh đạo cao nhất của csVN, đây mới là mối quan tâm hàng đầu của ông ta.
Việc để csVN đi trật ra ngoài sự kiềm tỏa của Trung cộng, sẽ là một thất bại chiến lược trong ý đồ bành trướng lãnh thổ trong vùng Đông Nam Á và gây nên mối nghi ngờ trong lòng dân chúng Trung Hoa rằng, sức mạnh của Trung cộng có thể áp đặt mọi ý muốn lên các quốc gia lân bang và thậm chí, là có thể thay đổi cả luật pháp trong vùng cũng như trên bình diện quốc tế. Người dân cảm thấy ngượng ngùng thay cho ông tổng bí thư đảng Nguyễn phú Trọng, khi ông là người đồng cấp nhưng lại không được Tập Cận Bình mời đi thăm Trung cộng, mà thay vào đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với tuýp người như ông Trọng, ôm lấy chủ nghĩa giáo điều Má-xít với sự trung thành tuyệt đối, đã không còn hợp thời. Ngay cả Trung cộng vừa mới đây thông qua ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung cộng tại Anh, đã tuyên bố trước chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Anh quốc rằng, Trung cộng không phải là quốc gia cộng sản. Đây là bài học cho ông Nguyễn Phú Trọng, một con người thích hô khẩu hiệu quốc tế cộng sản đoàn kết lại, chịu khó quỳ gối, khom lưng hướng về phương Bắc, ngay cả khi giặc Tàu xâm phạm lãnh thổ, giết hại ngư dân Việt cũng không dám ho lên một tiếng, thì đủ thấy lãnh đạo csVN dù có ngoan ngoãn, hết mực vâng lời giặc Tàu, thì cũng chỉ được Bắc Kinh coi như là những đứa con hoang ngoại tộc. Vậy tại sao con bài Nguyễn Tấn Dũng được Trung Nam Hải chọn lựa để tới Bắc Kinh trong tương lai? Đơn giản là vì ông ta có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo Trung cộng từ lâu, là một "diễn viên" có tài trong những trò mị dân chống Tàu và trấn áp hiệu quả các "thế lực thù địch" không ưa Bắc Kinh. Nguyễn Tấn Dũng tuy thiếu tài nhưng thừa tham lam và rành rẽ trong việc điều hành các đường dây tham nhũng, nên Trung cộng cho đây là một lợi thế dùng người của họ ở chi bộ đảng An Nam. Dự án bô-xít ở Tây nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng – Hà Tĩnh, các dự án cho thuê rừng đầu nguồn, dự án Metro - Hà Nội, đường cao tốc nối với các tỉnh biên giáp với Trung cộng v.v... không thể không kể đến sự góp sức rất lớn của ông thủ tướng đương nhiệm, mà sự thiệt hại về tài chính và đe dọa về an ninh quốc phòng của đất nước đã không thể sửa sai được nữa. Hệ thống công an công cụ của Nguyễn Tấn Dũng, đã đàn áp thẳng tay những người biểu tình yêu nước chống chuyến thăm của Tập Cận Bình, máu của người yêu nước được hòa với rượu vang để cộng sản Hà Nội chiêu đãi ông chủ Trung Nam Hải. Lãnh đạo Trung cộng hiện nay đang nhịp chân, rung đùi cho tình trạng kinh tế lụn bại và vỡ nợ ngân sách tại Việt Nam, đúng theo kịch bản mà họ mong muốn. Những đồng Dollar xanh kiếm được từ các thị trường Âu-Mỹ đã không ở lại Việt Nam, nhưng hầu hết đều biết tìm đường đến nằm trong ngân hàng trung ương ở Bắc Kinh hay Trùng Khánh. Trong 8 tháng năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu từ thị trường Trung cộng hơn 21,5 tỷ USD, cao gấp đôi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung cộng thể hiện ở con số nhập siêu rất lớn. Khi Trung quốc có khuynh hướng thả nổi tiền tệ, giá cả hàng hóa của họ sẽ rẻ hơn và tràn vào Việt Nam nhiều hơn. Sự lệ thuộc kinh tế vào Trung cộng sẽ ngày càng gia tăng khi trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Tập Cận Bình đã thành công khi ép csVN mở cửa thị trường hơn nữa, để hàng hóa Trung cộng tràn vào Việt Nam. Đương nhiên csVN không còn lựa chọn nào khác là phải đồng ý, để ngửa tay nhận khoản tiền cho vay "ưu đãi" 1 tỷ Nhân dân Tệ, bù đắp thâm thủng ngân sách quốc gia đang rất trầm trọng. Trong tương lai, dân Việt sẽ thất nghiệp dài dài, vì hàng hóa giá rẻ Trung cộng sẽ âm thầm triệt hạ năng lực sản xuất hàng hóa ở trong nước. Hàng hóa độc hại gây chết người, hàng gian hàng giả của Trung cộng sẽ tung hoành khắp nơi với sự tiếp tay của nhà cầm quyền, nòi giống dân Việt có nguy cơ bị nhiễm độc dẫn đến xóa sổ trong một tương lai không xa là điều có thể nhìn thấy trước.
Về mặt chính trị thì csVN bị ràng buộc bởi các mật ước bất lợi như: dâng đất, nhượng biển đã ký kết với Trung cộng, về mặt kinh tế, csVN cũng bị lệ thuộc và cậy dựa hoàn toàn vào Trung cộng, để mặc sức cho họ chi phối, thì vai tuồng lãnh đạo của csVN chẳng khác gì một tên quản gia cho ông chủ Trung cộng, hay với cách nói tệ hơn csVN chỉ là những tên bù nhìn làm tay sai cho ngoại bang. Dẫn chứng cụ thể là trong 20 phút Tập Cận Bình đứng trước Quốc hội bù nhìn csVN khua môi múa mép về cái gọi là láng giềng, hữu nghị, công đức sinh thành dưỡng dục chế độ csVN, đã khéo léo lồng ghép ý hướng kêu gọi csVN hãy "lá rụng về cội", trở về với đại gia đình Trung cộng trong một tương lai gần. Mà đã là người một nhà thì muôn sự là của chung, Hoàng Sa – Trường Sa không cứ gì là của Việt Nam mà cũng là của Trung cộng nữa. Các ông bà quốc hội csVN tuy không hiểu rõ ý họ Tập nói gì nhưng cũng vỗ tay rào rào. Mọi việc chỉ được làm sáng tỏ dành cho cái quốc hội bù nhìn csVN, khi chỉ hai ngày sau đó, Tập Cận Bình tuyên bố công khai ở Singapore rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung cộng từ thời cổ đại...
CSVN đang ném cơ đồ mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của tiền nhân để cho gót giầy ngoại bang giầy xéo. Người dân nếu còn thờ ơ, vô cảm với mệnh nước, thì chẳng bao lâu nữa chính chúng ta sẽ phải khóc than cho số kiếp nô lệ bởi giặc Tàu phương Bắc.
Lý Trần Công
Ngày 12-11-2015.

No comments:

Post a Comment